Sự thật về insulin đối với bệnh tiểu đường

(3.54) - 88 đánh giá

Đã bao giờ bác sĩ nói rằng bạn cần phải sử dụng insulin chưa? Bạn sẽ muốn tìm hiểu xem nó là gì và sử dụng nó như thế nào.

Insulin là một nội tiết tố kiểm soát đường máu. Có nhiều dạng insulin để điều trị bệnh tiểu đường, chúng bao gồm:

  • Insulin tác dụng nhanh: bắt đầu tác dụng trong một vài phút và kéo dài trong một vài giờ.
  • Insulin thông thường hay insulin tác dụng ngắn: tác dụng đầy đủ sau 30 phút và kéo dài 3 đến 6 tiếng.
  • Insulin tác dụng trung bình: tác dụng đầy đủ sau 2 đến 4 tiếng, có thể kéo dài tác dụng đến 18 tiếng.
  • Insulin tác dụng dài: có thể tác dụng cả ngày.

Bác sĩ của bạn có thể kê đơn nhiều hơn một loại insulin.

Bạn có thể phải sử dụng insulin nhiều hơn một lần hằng ngày, phải chia khoảng cách để đạt liều lượng cần và đôi khi cần một vài loại thuốc khác. Bác sĩ sẽ hướng dẫn chính xác những gì bạn cần phải làm.

Tôi sử dụng insulin như thế nào?

Có một số phương thức, bạn có thể tự tiêm insulin cho mình với kim tiêm và bơm tiêm, bút tiêm với thiết bị ống chứa insulin, bút tiêm chứa insulin dùng một lần. Insulin hít, insulin bơm, và thiết bị cung cấp insulin tác dụng nhanh cũng đã có mặt trên thị trường.

Nếu bạn sử dụng insulin dạng tiêm thì vị trí bạn tiêm sẽ có những ảnh hưởng quan trọng. Bạn sẽ hấp thu insulin đều đặn nhất nếu bạn tiêm nó ở bụng. Các vị trí tiếp theo là tay, đùi và mông.

Hãy tạo thói quen tiêm vào cùng một vùng nhất định của cơ thể, tuy nhiên hãy tiêm các điểm khác nhau, như vậy có thể làm giảm thiểu sẹo dưới da.

Tác dụng phụ của insulin là gì?

Các tác dụng phụ chính bao gồm :

  • Hạ đường máu
  • Tăng cân khi bạn bắt đầu sử dụng insulin
  • Các cục bướu hay sẹo khi bạn tiêm quá nhiều lần insulin
  • Phát ban tại vị trí tiêm hay toàn cơ thể (hiếm)
  • Với insulin tiêm, đường thở có thể đột ngột co thắt ở những bệnh nhân có bệnh lý hen phế quản, hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Tôi cất giữ insulin như thế nào ?

Nếu bạn sử dụng insulin tiêm, luôn luôn phải có sẵn 2 lọ mỗi dạng insulin bạn sử dụng. Bạn có thể lưu giữ lọ thuốc đang sử dụng ở nhiệt độ phòng (không cao hơn 80 độ F, ~ 27 độ C) trong 30 ngày. Hãy giữ thuốc ở nơi không quá nóng cũng như không quá lạnh và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Một nguyên tắc khá tốt để nhớ là: nhiệt độ bạn cảm thấy thoải mái thì insulin an toàn. Bạn không cần phải ướp lạnh lọ insulin bạn đang sử dụng. Nhưng hãy giữ lọ còn lại trong tủ lạnh. Đêm trước khi sử dụng lọ insulin mới, bạn hãy đem lọ thuốc ra và làm ấm nó. Chú ý: đừng để lọ insulin đóng băng.

Đối với bút insulin hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng để có cách dự trữ đúng.

Luôn luôn kiểm tra insulin của bạn. Tác dụng nhanh, tác dụng ngắn, tác dụng kéo dài nên được phân biệt rõ ràng. Những dạng insulin khác cũng nên lưu ý tuy nhiên không cần phải quá đặt nặng.

Nếu bạn mang insulin theo người, nên chú ý hạn chế rung lắc thuốc do nguy cơ tạo ra bọt khí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến liều lượng insulin khi bạn tiêm.

Nếu bạn sử dụng insulin dạng hít: hãy lưu trữ thuốc theo chỉ dẫn của sản phẩm. Hộp thuốc cần được bảo quản nguyên vẹn trong tủ lạnh cho đến khi sử dụng. Nếu không được bảo quản trong tủ lạnh, thuốc sẽ phải được sử dụng trong vòng 10 ngày. Bạn cũng có thể cất giữ hộp thuốc đã được mở trong tủ lạnh. Tuy nhiên cần để thuốc ở nhiệt độ phòng khoảng 10 phút trước khi sử dụng.

Tôi sẽ sử dụng insulin khi nào ?

Hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khoảng cách từ khi bạn sử dụng insulin đến bữa ăn thay đổi tùy thuộc vào dạng insulin bạn sử dụng. Ví dụ: nếu sử dụng dạng insulin tác dụng tức thì, bạn nên sử dụng thuốc 10 phút trước bữa ăn hoặc ngay trong bữa ăn.

Nếu bạn sử dụng insulin thường hay insulin tác dụng trung bình, bạn nên sử dụng thuốc 30 phút trước bữa ăn hoặc khi đi ngủ. Nếu bạn sử dụng insulin 30 phút trước bữa ăn, bạn sẽ hấp thu thức ăn cùng lúc với thời điểm mà insulin bắt đầu có tác dụng. Điều này sẽ giúp bạn chống lại tình trạng giảm đường máu phản ứng.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/overview

Biên dịch - Hiệu đính

TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những tác động của bệnh tiểu đường lên cơ thể bạn

(20)
Kiểm soát bệnh tiểu đường tốt sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng trên các cơ quan sau: Tim và các mạch máu Mắt Thận Thần kinh Đường tiêu hóa Răng ... [xem thêm]

Hoạt động thể chất và tiểu đường loại 1

(50)
Hoạt động thể chất đều đặn có vai trò quan trọng cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường loại 1, sự cân ... [xem thêm]

Mối liên quan giữa trầm cảm và tiểu đường?

(45)
Tiểu đường là một bệnh rất nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi tạo ra áp lực trong cuộc sống. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe nổi trội ở Mỹ và trên toàn thế giới

(78)
Hiện nay, có hàng triệu người đã được chẩn đoán hoặc vẫn chưa nhận ra trạng thái kháng insulin cũng như các tác dụng phụ của bệnh tiểu đường loại 2. ... [xem thêm]

Hạ đường huyết

(64)
Tổng quan Hạ đường huyết là gì? Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose), nguồn ... [xem thêm]

Suy thượng thận

(30)
Thông tin này giúp bệnh nhân suy thượng thận hiểu bệnh của mình và biết cách chăm sóc bản thân. Nội dung bao gồm giải thích nguyên nhân gây suy thượng thận ... [xem thêm]

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

(42)
Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một chứng rối loạn hiếm gặp và thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị bệnh đái tháo nhạt, bạn sẽ có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN