Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

(3.67) - 61 đánh giá

Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp tiểu đường. Bệnh này khởi phát chậm và thường được chẩn đoán ở người trên 40 tuổi. Vì triệu chứng của bệnh không rõ ràng hoặc không có triệu chứng gì nên có thể mất khoảng 10 năm người bị bệnh tiểu đường phát hiện ra bệnh. Do vậy, việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ của bệnh là quan trọng. Bạn có thể tự đánh giá nguy cơ của mình tại đây.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tăng theo tuổi. Bạn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh hơn nếu bạn là người da trắng và trên 40 tuổi, hoặc người Caribe gốc Phi, người da đen gốc Phi và người Nam Á trên 25 tuổi.

Nếu bố mẹ, anh chị em hoặc con bạn bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 2 đến gấp 6 lần.

Bạn cũng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nếu bạn bị tăng huyết áp.

Bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh nếu bạn thừa cân đặc biệt là béo bụng.

Đánh giá nguy cơ của bạn

Bạn có thể biết về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của mình tại đây. Đây là một điều rất quan trọng và chỉ mất khoảng vài phút để thực hiện. Trước tiên bạn phải đo vòng eo, chiều cao, cân nặng của mình. Đo vòng eo theo đúng theo quy đinh. (Hãy tìm điểm cao nhất của xương chậu và điểm thấp nhất của xương sườn, sau đó xác định điểm giữa hai điểm này, lấy thước đo qua vòng eo tại điểm này. Với đa số người bình thường, rốn có thể là điểm giữa nhưng không phải luôn đúng, tốt nhất bạn nên xác định điểm giữa như được mô tả ở trên).

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Hút thuốc

Những người hút thuốc cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, và một số bệnh khác như bệnh tim mạch và ung thư.

Có nhiều phương pháp hỗ trợ giúp bạn bỏ thuốc lá. Có nhiều chương trình hỗ trợ bỏ thuốc lá trên thế giới.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một dạng tiểu đường trong thời kì mang thai, thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3 (tháng thứ 4 đến tháng thứ 9) của thai kỳ. Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, bạn cần kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu vì nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Kiểm tra lượng đường trong máu sáu tuần sau sinh và hàng năm theo hướng dẫn của bác sĩ. Luôn chú ý các triệu chứng của tiểu đường.

Phụ nữ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách giữ cân nặng, chế độ ăn hợp lý và tăng vận động.

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy thử áp dụng Kế hoạch mang thai của Tommy – một thiện nguyện viên đã tạo ra công cụ này để các bà mẹ mang thai an toàn hơn. Nó sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh cảnh ảnh hưởng đến buồng trứng ở phụ nữ. Buồng trứng thuộc hệ sinh sản của phụ nữ, nơi dự trữ và giải phóng trứng để chuẩn bị cho thụ tinh. Mỗi trứng dự trữ và phát triển trong một khối nhỏ chứa nhiều dịch gọi là nang tại buồng trứng trước khi giải phóng. Đối với phụ nữ bị đa nang buồng trứng, một vài nang có thể phát triển nhưng không trở thành trứng có thể thụ tinh. Những nang này có thể trở thành u nang.

Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường loại 2. PCOS liên quan đến đề kháng insulin do đó nồng độ insulin trong máu cao.

Theo đề nghị của NICE (Viện Chăm sóc sức khỏe Hoa Kì), phụ nữ bị PCOS nên được xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Nếu rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn dung nạp glucose (đường), thử nghiệm này nên được lặp lại hàng năm.

Sức khoẻ tâm thần

Một vài bệnh lý tâm thần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2: tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm. Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị loạn thần, bạn có nguy cơ bị tiểu đường loại 2, nhưng nguy cơ này là khá thấp.

Điều quan trọng là bạn tiếp tục sử dụng thuốc theo bác sĩ kê đơn để kiểm soát tình trạng bệnh. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế khác nếu có những thắc mắc liên quan đến tác dụng phụ.

Một số loại thuốc có thể gây tăng cân. Do vậy, việc kiểm soát cân nặng rất quan trọng. Hơn nữa, bất cứ ai cũng sẽ nhận được lợi ích từ việc ăn uống lành mạnh và tăng cường hoạt động.

Lối sống hạn chế vận động

Nếu bạn ngồi trong một thời gian dài (không tính ngủ) được coi là lối sống hạn chế vận động. Sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nên nhớ dù bạn tập thể dục đủ theo thời gian khuyến cáo thì bạn vẫn có thể có lối sống hạn chế vận động. Bởi vì hạn chế vận động khác với không hoạt động thể lực. Không hoạt động thể lực có nghĩa là không thực hiện đủ hoạt động thể lực. Hạn chế vận động được đề cập ở đây có nghĩa là ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài.

Những ví dụ của lối sống ít vận động bao gồm:

  • Ngồi làm việc trong một thời gian dài mà không đứng dậy.
  • Ngồi trong khi học ở trường hoặc ở nhà.
  • Ngồi xem TV.
  • Ngồi trong khi lái xe hoặc đi du lịch.

Bạn nên nghỉ giải lao nếu ngồi trong một thời gian dài bằng những hoạt động nhẹ như đi bộ. Nếu bạn làm việc trước màn hình hay ngồi nhiều nên tập các bài tập thể dục với ghế. Một vài giải pháp dành cho những người ngồi nhiều như:

  • Đi và nói chuyện với bạn đồng nghiệp của bạn thay vì gởi mail.
  • Giải lao bằng cách đi lấy một cốc nước.
  • Có những cuộc họp dưới hình thức đi bộ (thay vì tổ chức họp ở văn phòng).
  • Để xe cách một khoảng với nơi bạn làm việc và đi bộ.

Thức uống có cồn

Uống quá nhiều thức uống có cồn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những khuyến cáo hiện nay là không nên uống nhiều hơn 14 đơn vị (lon, chai)/tuần và nên chia ra trong 3-4 ngày.

Uống quá nhiều thức uống có cồn trong 1 hoặc 2 ngày trong tuần cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh khác như ung thư. Bằng chứng chỉ ra rằng những người uống điều độ (uống liều và thời gian như khuyến cáo) có rủi ro thấp mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngủ

Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ, cũng có nguy cơ cao của bệnh tiểu đường loại 2.

Ngủ không đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều cũng liên quan đến rủi ro mắc bệnh tiểu đường. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ, một vài lời khuyên để có giấc ngủ tốt tại đây.

Tạm kết

Dù bạn có yếu tố nguy cơ hay không, nếu bạn lớn hơn 40 tuổi, nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác đều tăng. Quan trọng là bạn kiểm tra, đánh giá sức khỏe cá nhân và giữ cho bản thân một lối sống lành mạnh, và tăng hoạt động thể lực. Trao đổi với bác sĩ và nhân viên y tế nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết.

Tài liệu tham khảo

https://www.diabetes.org.uk/preventing-type-2-diabetes/diabetes-risk-factors

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Lê Nữ Anh Thư - Đinh Thị Na
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lên kế hoạch để chuẩn bị cho thai kỳ khi bạn bị bệnh tiểu đường như thế nào?

(46)
Bắt đầu một gia đình đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn khi bạn sẽ làm mẹ với bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để ... [xem thêm]

THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 1

(84)
Chế độ ăn tốt cho sức khỏe là một phần quan trọng trong kiểm soát đái tháo đường tuýp 1. Những sự thật dưới đây về thức ăn và chế độ ăn tốt ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

(69)
Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng ... [xem thêm]

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường

(23)
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau: Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu ... [xem thêm]

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

(83)
Với rất nhiều các nghiên cứu về bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) và những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường. Rất dễ hiểu khi có suy ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

Dùng chỉ số đường huyết thực phẩm (glycemic index – GI) như thế nào?

(50)
Một số thực phẩm có thể làm đường huyết của bạn tăng vọt rất nhanh. Đó là vì loại carbohydrate (carb) trong đường tinh luyện hoặc bánh mì trắng sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN