Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!

(3.61) - 13 đánh giá

Bệnh đái tháo đường thai kỳ (hay trước đây được gọi là tiểu đường thai kỳ) là bệnh lý thường gặp với nhiều thai phụ. Nếu không tìm hiểu rõ để phòng tránh và điều trị kịp thời, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ được xem là nỗi lo sợ với rất nhiều thai phụ. Chẩn đoán sớm để phát hiện và kiểm soát bệnh hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi an toàn. Dưới đây là những thông tin cơ bản về bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, nhau thai tiết ra các hormone có khả năng làm tăng đường huyết. Thông thường, tuyến tụy tiết ra đủ lượng insulin để vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào để chuyển hóa thành năng lượng. Nếu tụy không sản xuất đủ insulin, glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu dẫn đến tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ

Bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Thừa cân, béo phì trước khi mang thai
  • Người Mỹ gốc Phi, châu Á, Mỹ Latinh, người da đỏ
  • Tiền đái tháo đường (đường huyết cao nhưng chưa đủ chuẩn chẩn đoán đái tháo đường)
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
  • Tiền sử từng bị tiểu đường thai kỳ ở những lần mang thai trước.

Chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ

Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số đường huyết nếu bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Trường hợp bạn không nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra đường huyết vào tuần thai 24–28.

Để xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn đói qua đêm và sáng hôm sau uống một lượng đường theo quy định. Bác sĩ sẽ lấy máu kiểm tra đường huyết ba lần: trước khi uống nước đường, sau khi uống nước đường 1 giờ và sau 2 giờ. Kết quả nếu lượng đường trong máu cao hơn giá trị tham chiếu bình thường thì bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nếu tất cả kết quả đều bình thường nhưng bạn lại nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao thì bác sĩ sẽ kiểm tra, theo dõi sau đó thêm vài lần để chắc chắn mọi thứ đều ổn.

Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ

Để phòng ngừa và điều trị đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu:

  • Kiểm tra đường huyết 4 lần/ngày hoặc nhiều hơn
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm ketone, một sản phẩm chuyển hóa xuất hiện khi đường huyết không được kiểm soát tốt
  • Ăn chế độ ăn lành mạnh dành riêng cho người tiểu đường thai kỳ
  • Tập thể dục, vận động hàng ngày

Bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bạn và cho biết khi nào cần điều trị bệnh bằng insulin hay các loại thuốc khác.

Hy vọng bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiết lộ chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm

(96)
Chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm rất quan trọng vì sẽ giúp cơ thể con có được năng lượng để chống lại bệnh nhưng cũng đồng thời biến thành nguyên ... [xem thêm]

5 lợi ích về sức khỏe mà quả mơ mang lại cho mẹ bầu

(49)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

Màn dạo đầu hoàn hảo là chìa khóa cho hạnh phúc lứa đôi?

(90)
Nếu bạn bỏ qua màn dạo đầu trước khi quan hệ, chuyện chăn gối sẽ ngày càng trở nên nhàm chán khi cả hai nhập cuộc quá nhanh. Bạn muốn chuyện ấy trở ... [xem thêm]

Tiên lượng sống cho người bệnh lupus ban đỏ

(43)
Đối với nhiều người, khi được chẩn đoán mắc bệnh lupus, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu là: “Bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu?”.Lupus ban ... [xem thêm]

“Kẻ thù” của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(14)
Cơ thể chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn rất nhiều khi duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang mắc phải căn bệnh COPD ... [xem thêm]

Hậu quả của thiếu máu khi mang thai và sau khi sinh

(43)
Theo báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế Việt Nam, về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và cơ sở thực hiện tăng cường vi chất vào ... [xem thêm]

3 bí quyết kích thích âm vật khiến nàng hưng phấn

(98)
Khi kích thích âm vật của nàng, bạn cần phải hiểu được cấu tạo bên trong “vùng cấm” để có thể giúp cô ấy dễ dàng đạt khoái cảm trong cuộc ... [xem thêm]

Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

(47)
Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN