Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

(3.69) - 20 đánh giá

Bệnh sùi mào gà có chữa được không? Đây là thắc mắc mà nhiều người bệnh vẫn thường quan tâm. Thực tế, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh như thuốc, phẫu thuật hoặc các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ các phương pháp này để việc điều trị mang lại kết quả tốt hơn.

Sùi mào gà, hay còn gọi mụn rộp sinh dục, là loại mụn rộp truyền nhiễm, xuất hiện ở vùng sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh này là một trong những loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Bệnh sùi mào gà do nhiễm virus HPV khi quan hệ tình dục không an toàn. Một số sùi mào gà sẽ đáp ứng với thuốc bôi tại chỗ, một số khác sẽ cần đến bác sĩ để điều trị. Vậy những phương pháp nào giúp điều trị bệnh? Nếu không điều trị bệnh, bạn có thể gặp các biến chứng nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Virus HPV có thể thay đổi cấu trúc của các tế bào bị nhiễm bệnh và dẫn đến các biến chứng khác, bao gồm:

  • Ung thư: Nhiễm HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư âm hộ, hậu môn, dương vật, miệng và cổ họng. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư cổ tử cung, nhưng tốt nhất là bạn nên đi tầm soát bệnh thường xuyên.
  • Các vấn đề về thai kỳ: Mặc dù chỉ là một nguy cơ nhỏ, nhưng mẹ bầu có thể truyền bệnh sùi mào gà trong khi sinh con. Trẻ cũng có thể bị nhiễm HPV trong thanh quản

Một trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV thanh quản có thể có sùi mào gà trong miệng. Thay đổi nội tiết trong khi mang thai cũng có thể khiến sùi mào gà tiến triển hoặc chảy máu.

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà rất lâu, từ vài tuần đến nhiều năm, vì vậy việc chẩn đoán chính xác bệnh thường khó khăn. Thông thường, bác sĩ sẽ thoa dung dịch axit axetic nồng độ nhẹ vào bộ phận sinh dục để làm trắng vết sùi mào gà. Sau đó, họ sẽ kiểm tra khu vực sinh dục bằng phương pháp soi tử cung.

Xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung)

Đối với phụ nữ, điều quan trọng là bạn phải thường xuyên khám vùng chậu và làm xét nghiệm Pap để phát hiện những thay đổi âm đạo và cổ tử cung do sùi mào gà hoặc những dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung – một biến chứng có thể có của nhiễm virus HPV.

Trong xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ sử dụng một thiết mỏ vịt để mở âm đạo của bạn. Sau đó, họ sẽ sử dụng một công cụ để thu thập mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung – đoạn giữa âm đạo và tử cung. Bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi để phát hiện những bất thường.

Xét nghiệm HPV

Chỉ có một vài loại virus HPV sinh dục có liên quan đến ung thư cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung để thử nghiệm cho các chủng HPV gây ung thư này.

Thử nghiệm này thường dành riêng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Đối với phụ nữ trẻ hơn, hệ thống miễn dịch của họ thường có thể giết chết ngay các loại virus HPV gây ung thư mà không cần điều trị.

Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Nếu không cảm thấy khó chịu, bạn có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy ngứa, rát, đau hoặc sùi mào gà gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài và sự tự tin, bạn cần đến gặp bác sĩ. Họ sẽ loại bỏ sùi mào gà bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Đáng tiếc, bạn vẫn có thể mắc bệnh sau khi điều trị vì chưa có phương pháp điều trị cho loại virus này.

Thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bạn có thể thoa trực tiếp lên da như:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara). Thuốc này tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Bạn lưu ý không quan hệ tình dục khi kem vẫn còn trên da vì có thể giảm chất lượng bao cao su và màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình. Một tác dụng phụ của thuốc là đỏ da. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mụn nước, đau nhức cơ thể hoặc đau, ho, phát ban và mệt mỏi.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox). Podophyllin là một loại nhựa thực vật phá hủy mô sùi mào gà. Bạn chỉ dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Podofilox chứa cùng một hợp chất hoạt tính với podophyllin, nhưng có thể sử dụng một cách an toàn ở nhà. Bác sĩ có thể quản lý lần đầu thoa thuốc podofilox và đề xuất các bước phòng ngừa để ngăn chặn thuốc kích ứng da xung quanh. Không bao giờ dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Axit tricloaxetic (TCA). Loại hóa chất này đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Sinecatechin (Veregen). Loại kem này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và có thể bao gồm đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.

Bạn đừng cố gắng điều trị sùi mào gà bằng các thuốc không kê toa. Các loại thuốc này không được dùng để sử dụng trong các mô ẩm của vùng sinh dục. Sử dụng thuốc chữa bệnh sùi mào gà không kê toa có thể gây đau và kích ứng nhiều hơn.

Phẫu thuật

Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi bạn mang thai, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy). Liệu pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Các tác dụng phụ chính bao gồm đau và sưng.
  • Dao mổ điện. Thủ thuật này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện. Bạn có thể bị đau và sưng sau thủ thuật.
  • Phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị đau.
  • Điều trị bằng laser. Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da trên diện rộng và khó điều trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sẹo và đau.

Cách điều trị sùi mào gà tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, một số biện pháp tại nhà có thể giúp điều trị bệnh sùi mào gà.

Tinh dầu tràm trà

Cùng với các lợi ích sức khỏe, các loại tinh dầu có thể chống nấm. Tinh dầu tràm trà có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị nấm và các sinh vật khác, kể cả chấy. Ngoài ra, tình dầu tràm trà còn được dùng để điều trị sùi mào gà. Bạn có thể thoa một giọt tinh dầu tràm trà pha loãng (có thể với dầu dừa) và thoa trực tiếp vào mụn rộp sinh dục.

Một số người có thể bị dị ứng với dầu cây trà, vì vậy bạn hãy kiểm tra trên cánh tay trước. Nếu không có phản ứng sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng tinh dầu an toàn.

Dầu cây tràm trà có thể gây kích ứng và bỏng hoặc viêm, do đó làm giảm kích thước của sùi mào gà. Bạn không dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo. Bạn sẽ cần thoa dầu nhiều lần trong vài tuần. Ngừng sử dụng nếu quá khó chịu.

Trà xanh

Trà xanh có hiệu quả trị sùi mào gà. Trà xanh được cô đặc thành một hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) và thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh.

Bạn cũng có thể mua chiết xuất trà xanh và sử dụng tại nhà bằng cách thêm một hoặc hai giọt dầu dừa và thoa lên mụn rộp sinh dục.

Tỏi

Theo một số nghiên cứu, việc thoa chiết xuất tỏi vào sùi mào gà có thể giúp làm sạch chúng. Bạn có thể mua chiết xuất tỏi và dùng trực tiếp vào sùi mào gà. Bạn cũng có thể ngâm miếng gạc trong hỗn hợp tỏi và dầu và áp vào mụn rộp sinh dục.

Giấm táo

Giấm táo có thể điều trị sùi mào gà ở nhà. Tương tự như các loại thuốc theo toa, giấm táo có các thành phần tính axit để tiêu diệt virus. Bạn có thể ngâm bông hoặc gạc trong giấm táo và áp vào khu vực sùi mào gà.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cẩn thận kẻo bạn ăn trái cây sai thời điểm!

(53)
Nếu bạn biết những nguyên tắc ăn trái cây khi nào là tốt cho sức khỏe thì sẽ tận dụng được nhiều dưỡng chất từ trái cây. Vậy bạn có biết thời ... [xem thêm]

Bệnh chlamydia và bệnh lậu: Điểm giống và khác nhau

(33)
Chlamydia và bệnh lậu đều là những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD hay STI). Những ai quan hệ tình dục bằng miệng, bộ phận sinh, hậu môn đều có ... [xem thêm]

Nói chuyện với cha mẹ về việc bạn có thai

(40)
Bối rối khi bạn có thai? Bạn không hề cô đơn đâu Nếu bạn vừa biết được mình có thai, bạn không đơn độc đâu. Bạn có thể cảm thấy bối rối, lo sợ, ... [xem thêm]

Vòng đời virus HIV và cơ chế của thuốc kháng

(81)
Chu kì sống của virus HIV gồm 7 giai đoạn, dựa trên từng giai đoạn mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các cơ chế thuốc kháng HIV khác nhau để điều trị hiệu ... [xem thêm]

7 thay đổi trong cơ thể sau khi bạn ăn quá no

(58)
Ăn quá no sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể. Sau đây là những hậu quả không mấy khả quan khi ăn quá no. Hãy điều độ trong ăn uống và sinh hoạt ... [xem thêm]

Bật mí 7 mẹo giảm cân không cần ăn kiêng

(31)
Theo nhiều chuyên gia, bạn vẫn có thể giảm cân mà không cần bận tâm đến chuyện “ăn kiêng”. Có rất nhiều chế độ ăn thiếu khoa học có thể giúp bạn ... [xem thêm]

10 món không thể thiếu trong túi đựng đồ cho bé

(83)
Túi đựng đồ cho bé là một vật dụng đắc lực cho các bà mẹ bỉm sữa mà nhiều người hay đùa vui rằng nó đựng cả thế giới. Tuy nhiên, nó không phải là ... [xem thêm]

11 cách giảm cân trong 1 tháng cho người thừa cân

(81)
Nếu có lỡ ăn uống không lành mạnh hay thường xuyên phải ngồi làm việc khiến cân nặng cứ tăng vùn vụt thì đã đến lúc bạn nên lên kế hoạch giảm cân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN