10 món không thể thiếu trong túi đựng đồ cho bé

(3.63) - 83 đánh giá

Túi đựng đồ cho bé là một vật dụng đắc lực cho các bà mẹ bỉm sữa mà nhiều người hay đùa vui rằng nó đựng cả thế giới. Tuy nhiên, nó không phải là “túi không đáy” và điều quan trọng là bạn chỉ nên mang theo những món thực sự cần thiết.

Có con đồng nghĩa với việc phải nói lời chia tay với những chiếc túi thời trang, thanh lịch, thay vào đó là chiếc túi đựng đồ cho bé hay đúng hơn là túi đựng tã. Câu hỏi đặt ra là khi đi ra ngoài cùng con, bạn thực sự cần mang theo những gì trong chiếc túi này?

Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào lứa tuổi của con bạn, cũng như bạn sẽ ra ngoài trong bao lâu, nơi bạn đến là nơi nào? Dù là tình huống nào đi chăng nữa thì dưới đây là những món cần thiết mà bất cứ bà mẹ nào cũng cần cho vào túi bỉm của con.

10 món đồ không thể thiếu trong túi đựng đồ cho bé

Con trẻ không chỉ nên được bao bọc, chăm sóc kỹ lưỡng tại ngôi nhà thân yêu mà ngay cả lúc đưa con ra ngoài chúng ta cũng cần có sự chuẩn bị thật chu đáo. Danh sách 10 món đồ gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn.

1. Nước rửa tay

Nước rửa tay chắc chắn là thứ đầu tiên nên có trong túi dựng đồ cho bé. Bạn sẽ rơi vào tình huống khó khăn nếu không có xà phòng để làm sạch tay sau khi thay tã cho bé. Do đó, nước rửa tay là một món đồ cực kỳ tiện lợi.

Tuy nhiên, cần lưu ý là một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đã cảnh báo nguy hiểm có thể đến từ những sản phẩm nước rửa tay khô. Một số loại nước rửa tay thường có hương trái cây hấp dẫn nên nhiều trẻ tưởng nhầm là thức uống và vô tình nuốt phải. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, với loại nước rửa tay có nồng độ cồn cao, nếu dùng trên làn da nhạy cảm của con thì sẽ dễ khiến cho các bé bị dị ứng da, khô da. Vì thế, bạn nên lựa chọn kỹ lưỡng sản phẩm phù hợp để dùng cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng không nên mang theo bên mình chai nước rửa tay có dung tích quá lớn vì nó sẽ chiếm diện tích túi tã.

2. Khăn ướt

Khăn ướt vô cùng có ích trong việc giúp lau sạch phân, nước tiểu của bé khi thay tã cho con. Cũng như nước rửa tay, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng và nên chọn loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thành phần là các nguyên liệu tự nhiên, không chứa hóa chất. Đừng nhầm lẫn giữa loại khăn chúng ta thường dùng với loại dành cho con, bởi chúng được sản xuất theo một phương pháp riêng để phù hợp với làn da mỏng manh của bé.

3. Tấm nệm lót để thay tã cho bé

Vật dụng này cũng khá cần thiết đối với bất kỳ bà mẹ bỉm sữa nào. Bạn có thể trải nó trên mặt, đặt bé vào đó và thay tã cho con. Các mẹ nên chú ý là khi chọn mua túi đựng đồ cho bé, một số hãng sẽ có tặng kèm theo tấm nệm lót thay tã, trong khi số khác thì không. Nếu trường hợp bạn không được tặng, hãy chọn mua loại tấm lót nilông để dễ lau chùi, cũng như dễ dàng giặt giũ.

4. Túi nhựa

Túi nhựa là một trợ thủ đắc lực cho các mẹ để đựng tã và quần áo bẩn cho con. Ngoài ra, có một số loại túi nhựa có khóa kéo có thể tái sử dụng nhiều lần được khá nhiều mẹ yêu thích và lựa chọn để đựng món ăn vặt cho trẻ. Những loại túi này khá thân thiện với môi trường bởi lẽ chỉ cần làm sạch là có thể dùng lại được ngay so với túi nilông đấy!

5. Mang thêm quần áo sạch cho con

Tất nhiên, bạn cũng nên mang thêm một số quần áo sạch cho con phòng khi bé có nôn trớ làm bẩn quần áo. Ngoài đồ cho trẻ, bạn cũng nên mang theo cho mình một bộ nữa để phòng khi bị trẻ làm dây bẩn. Lưu ý rằng, đừng nên mang theo quần áo dày, nặng như jean vì chúng sẽ gây chiếm không gian trong túi đựng đồ cho bé.

6. Đồ chơi của con

Hãy luôn nhớ đặt một hoặc hai món đồ chơi yêu thích của con trong túi tã và bạn sẽ không hối hận về việc này đâu. Những món đồ này sẽ xoa dịu khi các bé đang khó chịu hoặc bỗng trở nên cáu kỉnh. Mẹo là khi càng phải đi xa thì những thứ đồ chơi thân thiết của bé này lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

7. Thuốc

Dĩ nhiên thuốc là thứ không thể thiếu trong túi đựng đồ cho bé rồi. Không ai đoán trước được rằng khi nào một đứa trẻ sẽ bị bệnh. Vì thế mà việc mang theo bên mình một vài loại thuốc cơ bản sẽ cực kỳ hữu ích khi cần đến. Cần chú ý gói kỹ chúng trong các lọ hoặc túi zip để tránh cho thuốc bị đổ, tràn ra ngoài trong lúc di chuyển.

8. Những loại đồ cần thiết để tắm

Khi bạn quyết định đi đâu đó xa trong một hoặc hai ngày, hãy luôn luôn mang theo các loại sữa tắm dưỡng ẩm có dung tích nhỏ. Việc mang theo xà phòng trong trường hợp này sẽ không tiện lợi như sữa tắm.

9. Bình sữa, bình đựng nước, sữa công thức

Nếu mẹ cho bé bú bình thì đây là những loại đồ dùng tuyệt đối không thể vắng mặt trong túi đựng đồ cho bé. Với sữa công thức, bạn nên mang theo một lượng đủ dùng. Bạn nên mua dụng cụ chuyên dụng để đựng sữa bột. Về bình sữa, bạn nên mang theo tối thiểu 2 bình để tiện sử dụng. Một việc cần nhớ là mẹ hãy làm sạch, khử trùng bình sữa ngay tại nhà.

Ngoài ra, nếu không chắc nơi mình đến có sẵn nước để pha sữa cho con thì mẹ nên sắm thêm bình giữ nhiệt loại tốt để đựng nước.

10. Khăn

Một chiếc khăn lớn sẽ rất có ích như có thể làm khăn choàng tránh nắng cho con, khăn che khi cho bé bú hay dùng như một chiếc chăn… Ngoài ra, bạn nên mang theo vài chiếc khăn nhỏ để dùng khi cho bé bú bình hay khi cần lau mặt, tay chân cho bé.

Mẹo để chọn được một chiếc túi đựng đồ cho bé tốt

Để có một chiếc túi tã sử dụng tốt cho nhu cầu của mình, mẹ nên tham khảo những mẹo chọn túi sau:

  • Hãy chắc chắn đấy là một chiếc túi nhiều ngăn để tiện cho việc cất giữ đồ
  • Nên chọn loại chất liệu chống thấm ướt hiệu quả để phòng khi đi mưa hoặc chẳng may bị nước hay sữa đổ vào túi
  • Việc chọn mua túi nên căn cứ vào nhu cầu, một chiếc to cho những chuyến đi xa dài ngày và một chiếc vừa phải để dùng hàng ngày
  • Khi chọn túi, bạn nên bỏ vài món đồ vào đó và đeo thử lên vai xem có thoải mái không.

Với 10 vật dùng cần thiết nên có trong túi đựng đồ cho bé, mẹ hoàn toàn có thể đưa trẻ ra ngoài mà không phải lăn tăn làm thế nào để thay tã hay cho con bú nữa rồi. Tuy vậy, đây chỉ là những gợi ý, mẹ hoàn toàn có thể thêm thắt hoặc thay đổi bất kỳ vật dụng nào để phù hợp với nhu cầu của con nhé!

Minh Phú / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cảnh báo về tập thể dục khi mang thai

(51)
Nhiều bà bầu vẫn duy trì thói quen tập thể dục khi mang thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ, bạn nên tránh bất kỳ hoạt động nào ... [xem thêm]

Có cần phải sử dụng sirô hỗ trợ tiêu hóa cho bé?

(21)
Bé quấy khóc, táo bón hay đầy hơi, mẹ dùng ngay sirô hỗ trợ tiêu hóa cho con. Thế nhưng, sirô này có tốt cho bé? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này.Năm nay, ... [xem thêm]

Những điều bạn cần lưu ý về quan hệ tình dục bằng miệng

(82)
Quan hệ bằng miệng được coi là kiểu quan hệ tình dục đem lại cho chàng và nàng nhiều khoái cảm nhất trong chuyện chăn gối. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một ... [xem thêm]

Rau cải ngồng: 9 tác dụng người sành ăn chưa chắc đã biết

(97)
Rau cải ngồng là thực phẩm quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Ngoài ưu điểm hương vị dễ ăn, cách chế biến đa dạng thì rau cải ngồng còn có ... [xem thêm]

Cộng đồng LGBT có nguy cơ đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe

(82)
Có thể bạn chưa biết nhưng cộng đồng LGBT có nguy cơ về sức khỏe cao hơn người dị tính cũng một phần vì căng thẳng do bị phân biệt đối xử.Tìm hiểu ... [xem thêm]

Để dạy con tự lập mục tiêu khi trẻ vẫn còn nhỏ

(22)
Bố mẹ nên dạy con tự lập mục tiêu ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hỗ trợ cho khả năng độc lập trong suy nghĩa và hành động của bé trong tương lai.Nhiều ... [xem thêm]

Giữ xương chắc khỏe đúng cách nhờ thực phẩm chức năng

(71)
Chúng ta thường chỉ chú trọng bổ sung canxi khi muốn trẻ phát triển xương chắc khỏe mà quên rằng magiê cũng quan trọng không kém.Magiê rất quan trọng đối ... [xem thêm]

Chế độ sữa của trẻ 1-3 tháng tuổi

(51)
Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng sẽ bắt đầu trở nên “to tiếng” để báo cho mẹ biết khi bé đói, đặc biệt khi bạn đã tập cho bé quen với thời gian bú cố ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN