Bệnh lý tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P1)

(4.05) - 71 đánh giá

Các bệnh lý tuyến giáp được xem là nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu. Việc làm xét nghiệm tuyến giáp trong giai đoạn đầu thai kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị là điều vô cùng cần thiết.

Bướu giáp trong thai kỳ là một rối loạn khá thường gặp. Các mẹ bị bướu giáp trong lúc mang thai có thể truyền sang cho con. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ diễn biến nặng thêm. Do đó, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về các loại rối loạn của tuyến giáp trong thai kỳ để có biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình chữ H nằm ở trước cổ của bạn bên dưới sụn giáp của thanh quản (phần sụn to nhất nhô ra). Tuyến giáp dài khoảng 5 cm và nặng chưa đến 28g. Tuyến giáp sản xuất, dự trữ và giải phóng hormone vào trong máu. Các loại hormone mà tuyến giáp tiết ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào trong cơ thể.

Có hai loại hormone chính mà tuyến giáp tiết ra, gọi là T3 và T4. Các loại hormone này giúp cho sự phát triển của não, điều hòa nhịp độ chuyển hóa của cơ thể và các chức năng chính khác. Nồng độ các loại hormone tuyến giáp tăng lên gọi là tình trạng cường giáp và nếu nồng độ đó giảm xuống thì gọi là nhược giáp.

Rối loạn tuyến giáp khá là khác nhau ở mỗi người, nó có thể thay đổi từ dạng bướu cổ đơn giản, vô hại không cần phải điều trị cho đến tình trạng rối loại giải phóng hormone tuyến giáp bất thường gây tác động xấu lên cơ thể của cả mẹ bầu và thai nhi. Dạng rối loạn này nếu như không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư đe dọa đến tính mạng.

Tác động của rối loạn tuyến giáp trong thai kỳ

Rối loạn tuyến giáp trong lúc mang thai có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Rối loạn tuyến giáp thường gặp ở hầu hết phụ nữ ở trong độ tuổi sinh đẻ. Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp còn có thể gặp trong giai đoạn hậu sản và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe. Cụ thể, bệnh tác động đến sự phát triển về tâm thần vận động của con bạn ngay từ lúc nhỏ.

Có hai loại hormone chính liên quan đến tình trạng rối loạn này trong thai kỳ, một là hCG (human chorionic gonadotropin) và hai là estrogen. Hai loại hormone này làm tăng nồng độ của hormone tuyến giáp. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ cung cấp hormone tuyến giáp cho thai nhi thông qua nhau thai. Khi thai kỳ tiến triển vào khoảng tuần 12, tuyến giáp của bé sẽ bắt đầu hoạt động để tự duy trì chức năng của nó.

Cường giáp trong thai kỳ

Trong cơ thể chúng ta, hệ miễn dịch chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy vậy, khi bệnh tự miễn xảy ra chẳng hạn như bệnh Graves (bướu giáp độc tự miễn), hệ miễn dịch sẽ tự đi tấn công các tế bào trong cơ thể, gọi là tự miễn, rồi tiêu diệt luôn bản thân nó.

Bệnh Graves là một loại bệnh mà hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lên tuyến giáp, làm cho tuyến giáp bị kích thích và tăng tiết hormone tuyến giáp, gây nên tình trạng cường giáp. Tình trạng này hiếm gặp và thường xảy ra ở nửa sau tam cá nguyệt thứ 2. Nguyên nhân của sự rối loạn này là:

Bệnh Graves

Đây là một dạng bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch tấn công vào tuyến giáp, làm cho cơ quan này phải sản sinh ra nhiều T4 (thyroxine) hơn. Thyroxine là một loại hormone bình thường được tuyến giáp tiết ra.

Nhân độc giáp

Các hạch nhân sẽ phát triển bên trong tuyến giáp và bắt đầu tiết ra hormone tuyến giáp, do đó làm mất cân bằng nội tiết trong bạn.

Viêm giáp bán cấp

Tình trạng viêm của tuyến giáp làm cho cơ quan này giải phóng ra nhiều hormone hơn. Sự rối loạn chức năng của tuyến yên hoặc các tế bào ung thư phát triển bên trong tuyến giáp cũng sẽ làm tăng tiết loại hormone này.

Để yên tâm về tuyến giáp khi mang thai, bạn cần phải kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu đều đặn và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có sự chuẩn bị và điều trị kịp thời nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuyên gia nhi khoa và các bà mẹ chia sẻ cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ ngoan suốt đêm

(44)
Bé sơ sinh thức đêm ngủ ngày là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tình trạng bé khóc và thức đêm kéo dài khiến bố mẹ thiếu ngủ triền miên, kiệt sức, ... [xem thêm]

4 cách trang trí món ăn sáng giúp bé yêu ngon miệng hơn

(16)
Bắt đầu ngày mới với một bữa ăn sáng lành mạnh cùng với các loại thực phẩm dinh dưỡng có thể giúp bạn làm việc một cách hiệu quả, thậm chí còn ... [xem thêm]

Ngộ độc sắt cực kỳ nguy hiểm với trẻ nhỏ, hãy cẩn thận!

(80)
Phần lớn chúng ta đều biết nếu cơ thể bị thiếu sắt sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vì lo sợ mà bổ sung quá nhiều dẫn đến dư ... [xem thêm]

5 thành phần làm sáng và đều màu da

(81)
Một trong những ước mơ to lớn nhất của phái đẹp là sở hữu một làn da hoàn hảo đều màu và đẹp tự nhiên. Có rất nhiều thành phần tuyệt vời có thể ... [xem thêm]

Thử ngay 7 cách tẩy lông trên cơ thể (Phần 1)

(82)
Dạo quanh một vòng siêu thị, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy hơi chóng mặt vì bên cạnh rất nhiều những sản phẩm giúp bạn có được mái tóc khỏe và ... [xem thêm]

Tổng hợp các phương pháp điều trị đái tháo đường típ 2

(77)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Rối loạn định dạng giới và những điều nên biết

(16)
Rối loạn định dạng giới và những điều cần biết về bệnh giúp bạn có cách tiếp cận phù hợp và điều chỉnh các hành vi lệch lạc về giới tính. Rối ... [xem thêm]

Mãn dục ở nam: Hiểu rõ để cải thiện

(57)
Sự thay đổi hormone liên quan đến tuổi tác ở nam giới là yếu tố trực tiếp gây ra tình trạng mãn dục. Tuy nhiên, mãn dục ở nam còn có nhiều nguyên nhân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN