Làm gì để giảm ngứa do bệnh tổ đỉa?

(3.86) - 38 đánh giá

Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường rất ngứa và mọng nước. Các mụn nước này thường tồn tại trong khoảng 3 tuần và đa số trường hợp là do dị ứng theo mùa hoặc căng thẳng.

Tìm hiểu chung

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một loại viêm da được đặc trưng bởi các mụn nước ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các mụn nước thường có kích thước khoảng 1–2 mm và lành sau hơn 3 tuần. Đỏ da ít khi xuất hiện nhưng thường tái phát. Tình trạng bệnh này xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra những vết nứt và dày da.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tổ đỉa là gì?

Các mụn nước nhỏ có các đặc điểm sau:

  • Các mụn nước rất nhỏ (đường kính 3 mm hoặc nhỏ hơn). Chúng xuất hiện trên đầu và hai bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Các mụn nước đục và nằm sâu. Chúng bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da và không dễ bị vỡ. Cuối cùng, những mụn nước kết hợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn.
  • Các mụn nước có thể gây ngứa, đau hoặc không có triệu chứng gì cả. Mụn nước gây khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích.
  • Mụn nước sẽ vỡ khi gãi, giải phóng chất dịch bên trong khiến cho da trở nên cứng và cuối cùng là nứt. Nứt da gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ và thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để chữa lành. Da khô và sẽ có vảy trong giai đoạn này.
  • Chất dịch từ các mụn nước là huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích. Nó không phải là mồ hôi như trước đây nhiều người vẫn nghĩ.
  • Trong một số trường hợp, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách.
  • Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn hãy nói chuyện với bác sĩ ngay khi có thể để tránh tình trạng này xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân bệnh tổ đỉa là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này vẫn chưa được biết đến. Nó có thể liên quan đến một rối loạn da tương tự gọi là viêm da cơ địa, cũng như tình trạng dị ứng như sốt cỏ khô. Bệnh này có thể xuất hiện theo mùa ở những người bị dị ứng mũi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh tổ đỉa?

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da phổ biến thứ 3 ở bàn tay. Phụ nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần đàn ông. Khoảng một nửa trong số những người bị bệnh tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa, một hình thức phổ biến của bệnh chàm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa?

Yếu tố nguy cơ bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Căng thẳng. Bệnh xuất hiện nhiều hơn nếu bạn bị căng thẳng thể chất và tinh thần.
  • Tiếp xúc với kim loại. Chúng bao gồm coban và niken, thường là trong môi trường công nghiệp.
  • Da nhạy cảm. Những người bị phát ban sau khi tiếp xúc với một số chất kích thích có nhiều khả năng bị tổ đỉa.
  • Chàm cơ địa. Một số người bị chàm cơ địa có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tổ đỉa?

Trong hầu hết trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa sau khi kiểm tra cơ thể. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào có thể chẩn đoán bệnh tổ đỉa nhưng bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để loại trừ các bệnh da khác có triệu chứng tương tự, ví dụ như cạo da để xét nghiệm tìm nấm gây ra các bệnh chẳng hạn như nấm nông ở chân. Da dị ứng và nhạy cảm có thể được phát hiện khi da tiếp xúc với các chất khác nhau.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tổ đỉa?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng, phương pháp điều trị, cách trị tổ đỉa có thể bao gồm:

Biến chứng

Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?

Bệnh tổ đỉa thường sẽ biến mất trong một vài tuần mà không để lại biến chứng. Nếu bạn không làm xước da vùng bị ảnh hưởng, sẽ không để lại sẹo hay thâm đáng kể.

Nếu bạn chà xát vùng bị ảnh hưởng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn, hoặc bệnh sẽ lâu lành hơn. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng do trầy xước và vỡ mụn nước.

Mặc dù bệnh này có thể chữa lành hoàn toàn nhưng cũng có thể tái phát, bởi nhiều nguyên nhân của chàm tổ đỉa chưa được xác nhận rõ ràng, bác sĩ vẫn chưa tìm ra cách để ngăn chặn hoặc chữa khỏi bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh tổ đỉa?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Chườm ẩm, lạnh có thể giúp làm giảm sự khó chịu liên quan đến ngứa da. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc mỡ sau khi chườm. Kem dưỡng ẩm có thể cũng giúp da bớt khô và làm giảm ngứa tốt.

Những loại kem dưỡng ẩm có thể bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống có thể có ích nếu thuốc không ngăn chặn được bùng phát. Vì dị ứng niken hay coban có thể gây ra bệnh chàm, nên bạn hãy loại bỏ thực phẩm có chứa những chất này. Bạn có thể bổ sung vitamin A vào chế độ ăn uống nhưng hãy hỏi bác sĩ trước khi làm như vậy.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

3 cách cải thiện trí nhớ trước khi bạn lớn tuổi

(65)
Suy giảm trí nhớ là một căn bệnh đáng sợ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà hầu hết mọi độ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Do đó, ... [xem thêm]

Vừa ăn vừa xem tivi gây hại như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

(66)
Theo các chuyên gia, nếu không muốn trẻ vừa bị béo phì vừa bị các bệnh về tiêu hóa thì bạn phải sửa ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi của trẻ.Rất nhiều ... [xem thêm]

Những vấn đề khó nói trong tình dục nữ giới thường gặp

(22)
Tình dục là một nhu cầu quan trọng và cần thiết của con người, nó không chỉ góp phần tạo nên hạnh phúc lứa đôi mà còn giúp duy trì nòi giống.Rối loạn ... [xem thêm]

Con của bạn có bị thiếu vitamin B không?

(63)
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết khác. Nếu thiếu một trong số các vitamin nhóm B, cơ thể ... [xem thêm]

Vì sao cơ thể bạn kém hấp thu vitamin B12?

(30)
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hoặc thiếu máu do thiếu axit folic xảy ra khi thiếu một trong các vitamin này ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể sản xuất các ... [xem thêm]

Khi nào mẹ nên cho con ăn sữa chua?

(14)
Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy khi nào mẹ nên cho con ... [xem thêm]

Kích thước buồng trứng có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

(24)
Kích thước buồng trứng có thể thay đổi nhiều lần trong suốt cuộc của đời của người phụ nữ. Thế nhưng, liệu sự thay đổi về kích thước này có ảnh ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục nữ là gì?

(40)
Nếu bạn không hiểu rõ về quan hệ đồng giới nữ thì bạn sẽ có rủi ro cao bị lạm dụng tình dục hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Bạn hãy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN