Nguy cơ sẩy thai do dùng Fluconazol điều trị nhiễm nấm âm đạo

(4.07) - 32 đánh giá

Nhiễm nấm âm đạo có thể gây viêm âm đạo. Đây là một điều thường gặp ở phụ nữ mang thai. Thế nhưng nếu không biết cách điều trị nhiễm nấm âm đạo thì nó có thể gây ra một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đó là sẩy thai.

Hiện nay, Cục quản lý Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kì (FDA) đã đưa ra cảnh báo rằng các bác sĩ không được kê đơn có Fluconazole (tên thương mại là Diflucan) để điều trị nhiễm nấm âm đạo bởi vì có mối liên hệ giữa nguy cơ sẩy thai và việc sử dụng thuốc này.

Nhiễm nấm âm đạo là bệnh gì?

Nhiễm nấm âm đạo được biết đến dưới tên gọi là nhiễm Candida và thường xảy ra ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ra bệnh này là loại nấm Candida Albicans. Bệnh gây ngứa, sưng đỏ và kích ứng vùng âm đạo.

Nấm âm đạo có thể lây lan do sự tiếp xúc khi quan hệ tình dục, nhưng lại không được xếp vào loại nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo

Các triệu chứng phổ biến nhất là âm đạo và âm hộ ngứa rát, có dịch trắng vón cục, đôi khi hơi dính. Ngoài ra, trong một số trường hợp, dịch tiết âm đạo cũng có thể xuất hiện dịch mủ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nấm Candida là nguyên nhân gây bệnh. Phụ nữ có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cao nếu dùng thuốc kháng sinh vì thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn khỏe mạnh bảo vệ âm đạo. Việc thiếu đi các lợi khuẩn sẽ khiến nấm dễ dàng phát triển.

Bên cạnh đó, phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường, mang thai, dùng thuốc tránh thai, đang điều trị bằng steroid lâu dài cũng có khả năng bị viêm âm đạo do nấm. Các nguyên nhân khác bao gồm thụt rửa âm đạo quá nhiều, chế độ ăn ít dinh dưỡng, thiếu ngủ hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Nguy cơ mắc phải

Các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể gây ra viêm âm đạo:

  • Dùng thuốc kháng sinh lâu dài
  • Tiểu đường (đái tháo đường) không kiểm soát
  • Suy giảm, rối loạn miễn dịch
  • Thụt rửa âm đạo không đúng cách
  • Sử dụng thuốc đặt âm đạo kéo dài

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị nhiễm nấm âm đạo như thế nào?

Việc điều trị nhiễm nấm âm đạo thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người mắc bệnh. Sự phát triển quá mức của nấm dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể do nhiều nguyên nhân sau đây:

  • Thuốc kháng sinh (làm giảm lượng khuẩn sữa hoặc các vi khuẩn có lợi trong âm đạo)
  • Mang thai
  • Đái tháo đường không kiểm soát
  • Suy giảm miễn dịch
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn thực phẩm chứa nhiều đường
  • Mất cân bằng hormone
  • Stress
  • Thiếu ngủ.

Mối liên hệ giữa nguy cơ sẩy thai và việc điều trị nhiễm nấm âm đạo bằng thuốc diflucan

Vào năm 2011, FDA đã đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng liều lượng cao thuốc diflucan có thể gây nên những khuyết tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh khi bà mẹ được điều trị bằng thuốc này trong suốt ba tháng đầu của thai kì. Thậm chí có nghiên cứu mới chỉ ra rằng với một liều khoảng 150 mg thuốc diflucan cũng có thể dẫn tới sẩy thai.

Các nhà nghiên cứu đã dựa trên những ghi nhận y khoa về việc những phụ nữ sử dụng thuốc trong suốt 22 tuần đầu tiên của thai kì có nguy cơ sẩy thai cao hơn những phụ nữ không sử dụng. FDA thông báo các bác sĩ nên thận trọng khi kê đơn thuốc có fluconazole cho phụ nữ có thai, ít nhất là đến khi kết quả nghiên cứu chính thức được đưa ra.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thực hư chuyện stress có thể gây sẩy thai
  • Thiếu máu do mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Để dạy trẻ bướng bỉnh không còn là cuộc chiến

(24)
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc ... [xem thêm]

6 bí mật bất ngờ về kích thước dương vật người Việt Nam

(34)
Phần lớn phái mạnh thường không hài lòng về kích thước “cậu nhỏ” của mình. Nhưng kích thước dương vật bao nhiêu mới là lý tưởng nhất? Hãy cùng Hello ... [xem thêm]

Cách tăng cân hiệu quả cho nam giới trông cuốn hút hơn

(14)
Nếu các nàng thường ăn kiêng giảm cân để có vóc dáng thon thả, nữ tính thì các chàng lại sẵn sàng luyện tập toát mồ hôi để tăng cân và lên cơ bắp ... [xem thêm]

Đau bụng kinh

(82)
Đau bụng kinh là một hiện tượng bình thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người nhưng hầu như người phụ nữ nào ... [xem thêm]

Điểm danh 14 siêu thực phẩm tốt cho tim mạch

(87)
Tim là một cơ quan rất quan trọng đối với cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Vì vậy, bạn hãy dùng 14 thực phẩm tốt cho tim dưới đây để bảo ... [xem thêm]

Cách trị mụn bằng liệu pháp tiêm không kim

(68)
Ngày nay, phương pháp điều trị mụn trứng cá không xâm lấn đã dần trở nên phổ biến vì sự an toàn đối với da và hiệu quả của nó. Nếu bạn muốn điều ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(70)
Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc ... [xem thêm]

Đi ngoài bao nhiêu lần mỗi tuần là tốt?

(42)
Việc đi vệ sinh của mỗi người sẽ khác nhau, có người có thể sẽ đi ngoài mỗi ngày nhưng lại có người một tuần chỉ vài lần. Tùy theo cơ địa và sức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN