5 chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trên 6 tháng tuổi

(4.1) - 44 đánh giá

Bé yêu đang lớn lên và phát triển từng ngày. Vậy nên, con cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng như phục vụ các hoạt động vui chơi hàng ngày. Vậy nên bổ sung chất dinh dưỡng nào vào chế độ ăn uống của bé? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Trong những tháng đầu đời, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho bé rất là quan trọng. Nếu ở giai đoạn này mà thiếu hụt chất dinh dưỡng thì sẽ làm hại đến quá trình tăng trưởng của bé sau này.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú

Trong 6 tháng đầu tiên, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ được đáp ứng thông qua một nguồn duy nhất, đó chính là sữa mẹ. Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh khi mà cơ thể bé vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch.

Sữa mẹ đem đến cho trẻ những lợi ích sau:

♥ Sữa mẹ giúp bé phát triển hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Do đó, bé sẽ được bảo vệ trước nhiều bệnh tật.
♥ Sữa non là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, giúp bé khỏe và ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
♥ Sữa mẹ có protein, chất béo, carbohydrate phù hợp với yêu cầu của cơ thể bé và cần thiết cho sự phát triển.

Chính vì vậy, sữa mẹ là thực phẩm quan trọng nhất của trẻ sơ sinh trong những tháng năm đầu đời. Bạn nên tiếp tục cho bé bú cho đến khi bé 2 tuổi. Những bé bú sữa mẹ thường khỏe mạnh và thông minh hơn những bé uống các loại sữa khác.

Đối với những bà mẹ không thể cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tốt nhất nhưng vì một vài lý do nào đó mà bạn không thể thực hiện được thì hãy làm theo những điều sau:

• Dù là lý do nào đi nữa, nếu bạn không thể cho con bú thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
• Tìm ra một loại sữa khác thay thế cho sữa mẹ.
• Không nên cho bé uống sữa bò hoặc sữa dê vì những loại sữa này không có đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần. Bên cạnh đó, những loại sữa này còn rất khó tiêu hóa.
• Bạn có thể cho bé uống sữa bột sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ nhưng hãy nhớ rằng không gì có thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Khi cho bé uống sữa bột, bạn hãy nhớ làm vệ sinh bình bú và chuẩn bị sữa cẩn thận nhé.

5 chất dinh dưỡng cần thiết cho bé từ 6 tháng trở lên

Sau 6 tháng, ngoài sữa mẹ thì bé cần phải được cho ăn những món ăn giàu dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, đây cũng lúc bé cần thêm rất nhiều chất dinh dưỡng để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển.

Khi bạn cho bé ăn những món ăn khác, hãy chắc chắn rằng những món ăn này mềm và dễ ăn. Bạn nên xay nhuyễn để bé dễ tiêu hóa hơn. Dưới đây là những chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé mà bạn cần phải chú ý bổ sung:

1. Sắt

Sắt giúp phát triển não bộ và cải thiện trí nhớ. Thông thường, khi chào đời, cơ thể bé đã có sẵn lượng sắt dự trữ đủ dùng trong 4–5 tháng. Sau thời gian này, bạn nên cho bé ăn những món ăn giàu sắt để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Mỗi ngày, bé phải được bổ sung 11mg sắt. Không những vậy, sắt còn rất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Những món ăn giàu sắt gồm ngũ cốc, khoai tây, trứng, đậu nành, cải bó xôi…

2. Kẽm

Kẽm cũng là một khoáng chất rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Kẽm và sắt thường có nhiều trong các loại ngũ cốc. Bé cần 3g kẽm mỗi ngày. Kẽm giúp sản xuất tế bào bạch cầu, bảo vệ bé khỏi những bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào. Những loại thực phẩm giàu kẽm là phô mai, sữa nguyên chất, sữa chua, đậu lăng và ngũ cốc.

3. Canxi

Bé cần ít nhất 500mg canxi mỗi ngày. Canxi có vai trò giúp xây dựng cấu trúc xương và giúp bé có một hàm răng chắc khỏe. Những thực phẩm giàu canxi là phô mai, nước cam, bột yến mạch và sữa chua.

4. Các loại vitamin

Dưới đây là những vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé:
• Vitamin A rất quan trọng trong việc giúp bé có một làn da khỏe mạnh và một đôi mắt sáng. Những thực phẩm giàu vitamin A là cà rốt, khoai lang và bông cải xanh.
• Vitamin B giúp cải thiện khả năng trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Những thực phẩm giàu vitamin B là rau có màu xanh, đậu, chuối…
• Vitamin C rất quan trọng với làn da, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và bệnh scorbut. Cà chua, dâu tây và những loại hoa quả họ cam, quýt rất giàu vitamin C.
• Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xương, nếu thiếu nó bé có thể bị còi xương. Bạn có thể tìm thấy vitamin D trong sữa bò và lòng đỏ trứng. Nếu bé bị dị ứng với những món này, hãy cho bé uống thuốc bổ sung.
• Vitamin E rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh. Những thực phẩm giàu vitamin E là dầu thực vật và ngũ cốc.
• Vitamin K giúp ngăn ngừa chứng nghẽn mạch máu. Để bổ sung vitamin này, bạn có thể cho bé ăn những loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ và đậu nành.

5. Omega 3

Omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Omega 3 không chỉ có lợi cho thị giác mà còn rất hữu ích cho sự phát triển trí não, giúp phát triển các kỹ năng nhận thức ở trẻ sơ sinh. Trong quá trình cho con bú, bạn có thể hấp thụ omega 3 và chuyển sang cho bé thông qua sữa mẹ. Những thực phẩm giàu omega 3 là cá hồi và bơ.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Hãy bổ sung cho bé ngay hôm nay để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển của bé trong tương lai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 biến chứng khi không điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(88)
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có khi không cần điều trị nhưng bạn vẫn phải có biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng, tránh các biến ... [xem thêm]

Bột ngũ cốc tăng cân: Cứu tinh cho người gầy

(12)
Bạn có thể trở nên gầy hơn do cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc quá bận rộn để chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng. Khi ấy, bột ngũ cốc tăng cân có ... [xem thêm]

Ngân hàng sữa mẹ và những điều bạn cần biết

(60)
Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ có lẽ vẫn chưa là một khái niệm phổ biến. Tháng 1/2016, Việt Nam đã đưa vào hoạt động một ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ... [xem thêm]

Những thông tin cần biết về triệu chứng tay chân miệng

(22)
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh quá đỗi quen thuộc nhưng phần đông các bậc cha mẹ có con mắc căn bệnh này vẫn có nhiều nỗi băn khoăn, thắc ... [xem thêm]

7 thần dược tự nhiên trị đau họng cho mẹ bầu

(55)
Đau họng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người không riêng gì các bà mẹ tương lai. Tình trạng này thường xảy ra những lúc “trái gió trở trời” khi ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người già: Ăn thế nào mới tốt?

(77)
Chế độ dinh dưỡng cho người già là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi bạn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nếu biết cách cân bằng chế độ ... [xem thêm]

Thai nhi 30 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(31)
Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổiThai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước bằng cỡ trái dưa hấu nhỏ, nặng khoảng 1,3kg ... [xem thêm]

Mách bạn cách thụ thai nhanh khi kinh nguyệt không đều

(76)
Cách thụ thai nhanh khi kinh nguyệt không đều là vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm. Nguyên do là hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN