Thuốc Prilosec®

(3.87) - 83 đánh giá

Tên gốc: omeprazole.

Tên biệt dược: Prilosec® – dạng viên bao, thuốc đặt.

Phân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược và chống loét.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Prilosec® là gì?

Bạn có thể dùng thuốc Prilosec® để trị hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) và một số bệnh lý gây ra bởi chứng tăng tiết axit dạ dày quá mức. Thuốc này cũng được dùng cho chứng ăn mòn thực quản.

Thuốc này có thể được phối hợp với kháng sinh để điều trị loét dạ dày tá tràng do H.pylori.

Thuốc ức chế tác dụng của bơm proton, do đó làm giảm tiết axit dạ dày quá mức.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Prilosec® cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị loét tá tràng:

Bạn dùng 20 mg uống một lần mỗi ngày trong 4 tuần đến 8 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị nhiễm H.pylori:

  • Đối với phác đồ 3 thuốc, bạn dùng 20 mg Prisolec®, 1000 mg amoxicillin và 500 mg clarithromycin, mỗi thuốc bạn uống 2 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Nếu bạn bị loét thì bạn dùng thuốc Prisolec 20 mg 1 lần mỗi ngày thêm 18 ngày.
  • Đối với phác đồ 2 thuốc, bạn dùng 40 mg Prisolec® uống 1 lần mỗi ngày và dùng 500 mg clarithromycin uống 3 lần mỗi ngày trong 14 ngày. Nếu bị loét, bạn dùng 20 mg Prisolec® uống 1 lần mỗi ngày thêm 14 ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị loét dạ dày:

Bạn dùng 40 mg uống 1 lần mỗi ngày trong 4 đến 8 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị bào mòn thực quản:

Bạn dùng 20 mg uống 1 lần mỗi ngày. Liều này có thể tăng đến 40 mg mỗi ngày tùy thuộc vào đáp ứng và khả năng dung nạp của bạn.

Liều thông thường cho người lớn bị hội chứng Zollinger – Ellison hoặc u đa tuyến nội tiết, bệnh tế bào mast toàn thân:

Bạn dùng liều khởi đầu 60 mg uống 1 lần mỗi ngày. Liều dùng của thuốc có thể được cá thể hóa tùy vào thể trạng bệnh nhân.

Bạn dùng liều duy trì 120 mg uống 3 lần mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD:

Bạn dùng liều khởi đầu 20 mg uống 1 lần mỗi ngày trong 4 đến 8 tuần. Liều này có thể tăng đến 40 mg mỗi ngày tùy thuộc vào đáp ứng và khả năng dung nạp của bạn.

Bạn uống liều duy trì từ 10 đến 20 mg mỗi ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị khó tiêu:

Để ngăn ngừa chứng ợ nóng thường xuyên, bạn dùng 20 mg uống 1 lần mỗi ngày trong 14 ngày.

Liều dùng thuốc Prilosec® cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD:

Đối với trẻ từ 1 đến 16 tuổi

  • Trẻ từ 5 đến 10 kg: bạn cho trẻ dùng 5 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Trẻ từ 10 đến 20 kg: bạn cho trẻ dùng 10 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Trẻ từ 20 kg trở lên: bạn cho trẻ dùng 20 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần.

Đối với trẻ từ 1 tháng đến dưới 1 tuổi

  • Trẻ từ 3 đến dưới 5 kg: bạn cho trẻ dùng 2,5 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Trẻ từ 5 đến 10 kg: bạn cho trẻ dùng 5 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Trẻ từ 10 kg trở lên: bạn cho trẻ dùng 10 mg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Thời gian điều trị kéo dài trong 6 tuần.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Prilosec® như thế nào?

Bạn nên uống thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không được uống thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn chỉ định.

Bạn chỉ nên dùng thuốc Prilosec® uống 1 lần mỗi ngày trong 14 ngày. Bạn uống thuốc vào trước bữa ăn sáng. Thuốc có thể mất 4 ngày mới phát huy đầy đủ tác dụng.

Nếu muốn bắt đầu một đợt điều trị 14 ngày mới với thuốc Prilosec®, bạn nên đợi ít nhất 4 tháng kể từ đợt điều trị cũ.

Bạn có thể mở viên nang phóng thích chậm và rắc thuốc với nước sốt táo để dễ uống hơn. Bạn nuốt hỗn hợp ngay mà không cần nhai, cũng như không để dành thuốc để uống sau.

Ngoài ra, bạn phải uống thuốc đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ, không được ngưng thuốc vì bất cứ lý do gì, kể cả khi triệu chứng của bạn được cải thiện. Bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B12 nếu dùng thuốc này hơn 3 năm. Hãy hỏi bác sĩ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.

Bạn nên nuốt nguyên viên và không được nghiền, nhai hoặc bẻ viên thuốc phóng thích kéo dài hoặc viên bao tan trong ruột

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Prilosec®?

Thuốc Prilosec® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Đau bụng nặng, tiêu chảy, phân có máu;
  • Co giật;
  • Vấn đề về thận, tiểu nhiều hoặc ít;
  • Tiểu ra máu, phù hoặc tăng cân bất thường;
  • Triệu chứng của hạ magie máu như chóng mặt, lầm lẫn, loạn nhịp tim, run cơ hoặc co cơ, cảm giác bồn chồn, chuột rút, co thắt cơ tay hoặc chân, ho hoặc cảm giác nghẹt thở;
  • Buồn nôn, nôn ói, đau đầu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Prilosec® bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Prilosec® bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Thuốc này có thể tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, đặc biệt khi bạn sử dụng lâu dài hoặc bạn bị bệnh tim. Bạn không được dùng thuốc này trước hoặc sau khi phẫu thuật tim và các thủ thuật mạch vành;
  • Thuốc có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt khi dùng thuốc này lâu dài hoặc dùng với liều cao cho người lớn tuổi;
  • Trẻ em có thể nhạy cảm với thuốc và có các biểu hiện như ho, sốt, nhiễm trùng tai, mũi, họng;
  • Bạn nên nói cho bác sĩ nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật;
  • Bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang có bất kì vấn đề về sức khỏe nào, như bệnh gan.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn không nên thoa lượng thuốc quá lớn và dùng kéo dài trong thời kì mang thai. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thuốc được xác định cao hơn nguy cơ.

Ngoài ra, thuốc này có thể truyền qua sữa mẹ, do đó bạn không nên dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú.

Tương tác thuốc

Thuốc Prilosec® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Prilosec® khi dùng chung, bao gồm:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu như clopidogrel, warfarin;
  • Cilostazol;
  • Thuốc an thần như diazepam;
  • Digoxin, disulfiram, erlotinib;
  • Thuốc chứa sắt như sắt fumarat, sắt sulfat…
  • Thuốc ức chế miễn dịch như mycophenolate mofetil, tacrolimus;
  • Methotrexate;
  • Phenytoin;
  • Kháng sinh như amoxicillin, ampicillin, clarithromycin;
  • Thuốc kháng nấm nhóm azol như ketoconazole, fluconazole;
  • Thuốc kháng virus như atazanavir, saquinavir, nelfinavir;
  • St. John’s wort.

Thuốc Prilosec® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Prilosec®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Prilosec® như thế nào?

Bạn nên bảo quản thuốc Prilosec® ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Prilosec® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Prilosec® có dạng viên nén hàm lượng 20,6 mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Neo-Penotran®

(21)
Tên gốc: metronidazole, miconazole nitrateTên biệt dược: Neo-Penotran® – dạng thuốc đặt âm đạo với hàm lượng dưới 2%Phân nhóm: thuốc kháng nấm nhóm azole Tác ... [xem thêm]

Zofran®

(48)
Tên gốc: ondansetronPhân nhóm: trị liệu chăm sóc nâng đỡTên biệt dược: Zofran®Tác dụngTác dụng của thuốc Zofran® là gì?Zofran® là thuốc chống nôn và ngăn ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang có tác dụng gì?

(22)
Tác dụngTác dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Ích Tâm KhangTPBVSK Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ... [xem thêm]

Thuốc Abbokinase®

(89)
Tên gốc: urokinaseTên biệt dược: Abbokinase®Phân nhóm: thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu & tiêu sợi huyếtTác dụngTác dụng của thuốc Abbokinase® là ... [xem thêm]

Adalat®

(45)
Tên gốc: nifedipineTên biệt dược: Adalat®Phân nhóm: Thuốc đối kháng canxiTác dụngTác dụng của thuốc Adalat® là gì?* Adalat® 10mgĐiều trị bệnh mạch vành: cơn ... [xem thêm]

Thuốc afatinib

(19)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc afatinib là gì?Thuốc afatinib được dùng để điều trị một loại bệnh ung thư phổi (ung thư phổi không phải tế bào nhỏ) có ... [xem thêm]

Bezafibrate

(30)
Tác dụngTác dụng của bezafibrate là gì?Thuốc được sử dụng để giảm mức độ cholesterol và chất béo (lipid) trong máu.Nhìn chung thuốc này được sử dụng ... [xem thêm]

Entonox®

(39)
Tên gốc: oxygen, nitrous oxidePhân nhóm: nhóm giảm đau an thần dùng trong cấp cứu hồi sứcTên biệt dược: Entonox®Tác dụngTác dụng của thuốc Entonox® là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN