Bệnh khô mắt: Bổ sung ngay vitamin A để lấy lại đôi mắt khỏe đẹp

(4.46) - 74 đánh giá

Bệnh khô mắt khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ đây là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, cách phòng ngừa và chữa trị hiệu quả nhất! Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này để bảo vệ bản thân và gia đình mình nhé.

Cơ thể con người luôn cần các chất dinh dưỡng như chất đạm, tinh bột, vitamin… để phát triển toàn diện. Nhưng chế độ ăn uống không đủ chất có thể gây ra thiếu chất, điển hình là thiếu vitamin A gây ra bệnh khô mắt, một chứng bệnh khá phổ biến ngày nay.

Bệnh khô mắt là gì?

Bệnh khô mắt là một căn bệnh do thiếu vitamin A và sẽ dần tiến triển nặng hơn. Thiếu vitamin A làm khô mắt và tuyến dẫn nước mắt, làm phát triển chứng quáng gà hay tổn hại nghiêm trọng đến giác mạc. Tổn thương này xuất hiện ở dạng các đốm trắng trên mắt và các vết loét trên giác mạc. Bạn có thể chữa bệnh khô mắt bằng cách cung cấp vitamin A cho cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh khô mắt

Các triệu chứng của bệnh khô mắt lúc mới bị khá nhẹ và dần nặng hơn nếu tình trạng thiếu vitamin A không được khắc phục. Nếu bạn gặp trường hợp này, lớp màng mỏng trong mí mắt và trên nhãn cầu (kết mạc) sẽ bị khô, dày lên và bắt đầu nhăn đi, gây nên nhiều triệu chứng khác.

Quáng gà là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Đây là tình trạng không thể nhìn thấy trong ánh sáng mờ. Tổ chức Y tế Thế giới và các nhân viên y tế công cộng dựa vào các trường hợp quáng gà như tiêu chuẩn đánh giá tình trạng thiếu vitamin A của bệnh nhân.

Khi bệnh khô mắt tiến triển nặng hơn, giác mạc sẽ bị tổn thương, làm xuất hiện những chất đọng lại trong các mô gọi là các điểm Bitot. Khả năng bạn bị loét giác mạc cũng có thể xảy ra. Trong giai đoạn đầu, một phần hoặc toàn bộ giác mạc sẽ bị chảy nước và giai đoạn cuối sẽ bị mù.

Các nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt

Nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt do cơ thể thiếu vitamin A. Cơ thể người không thể tự sản sinh ra vitamin A, vì thế bạn phải hấp thụ vitamin A từ thực phẩm hàng ngày. Vitamin A cần thiết cho thị lực vì là một thành phần của loại protein hấp thụ ánh sáng vào thụ thể trong võng mạc.

Vitamin A cũng có chức năng quan trọng, duy trì hoạt động của tim, phổi, thận và các cơ quan khác.

Các nguồn cung cấp vitamin A

Vitamin A còn có tên là retinol, là một loại vitamin tan trong chất béo, có trong các sản phẩm từ động vật hoặc thực vật như:

  • Gan cá;
  • Gia cầm;
  • Thịt;
  • Sản phẩm từ sữa;
  • Trứng;
  • Các loại rau có màu xanh;
  • Trái cây và rau màu vàng hoặc cam;
  • Dầu cọ đỏ.

Mức độ phổ biến

Thiếu vitamin A và bệnh khô mắt là các vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng ở các nước đang phát triển, ảnh hưởng hàng triệu phụ nữ và trẻ em. Nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em. Một cuộc nghiên cứu trên toàn thế giới năm 2002 cho thấy:

  • Khoảng 4,4 triệu trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo bị bệnh khô mắt;
  • Hằng năm hơn 6 triệu phụ nữ bị quáng gà trong quá trình mang thai.

Nguy cơ mắc bệnh khô mắt

Nguy cơ mắc bệnh khô mắt là do nghèo đói và chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu sản phẩm từ động vật. Trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn, trẻ càng nhỏ thì tác hại của việc thiếu vitamin A càng cao.

Trẻ em cần rất nhiều vitamin A để phát triển nên việc thiếu hụt vitamin A sẽ ảnh hưởng đến khả năng vượt qua các căn bệnh thông thường như tiêu chảy, bệnh sởi và nhiễm trùng đường hô hấp.

Ngoài ra, các bệnh dưới đây còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin A, khiến mắt bị khô:

  • Nghiện rượu;
  • Xơ nang;
  • Các bệnh như bệnh celiac (không thể dung nạp gluten) cũng giới hạn sự hấp thu các chất dinh dưỡng;
  • Bệnh gan, như xơ gan;
  • Tiêu chảy mãn tính;
  • Điều trị bằng phóng xạ đối với ung thư tuyến giáp có thể gây ra các triệu chứng khô mắt tạm thời.

Lượng vitamin A cần thiết cho mỗi người

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), hàm lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính:

Nam

  • Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg vitamnin A;
  • Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600mcg;
  • Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 900mcg.

Nữ

  • Từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 400mcg – 500mcg;
  • Từ 1 tuổi đến 13 tuổi: 300mcg – 600 mcg;
  • Từ 14 tuổi trở lên: khoảng 700 mcg.

Viện Y tế Quốc gia còn đề xuất các hàm lượng riêng biệt dành cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Phụ nữ đang mang thai

  • Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 750mcg;
  • Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 770mcg.

Phụ nữ đang cho con bú

  • Từ 14 tuổi đến 18 tuổi: khoảng 1.200mcg;
  • Từ 19 tuổi đến 50 tuổi: khoảng 1.300mcg.

Hàm lượng nêu trên dành cho những người khỏe mạnh và có chế độ ăn uống tốt. Bác sĩ có thể sẽ đưa ra liều lượng khác nếu bạn đang trong thời gian chữa trị hoặc thiếu vitamin.

Cách chữa trị bệnh khô mắt

Trong thời cổ đại, người Hy Lạp và Ai Cập đã điều trị bệnh khô mắt bằng gan động vật – cơ quan chứa nhiều vitamin A.

Bổ sung vitamin A là phương pháp chữa trị trực tiếp cho bệnh khô mắt. Bệnh nhân có thể uống hoặc tiêm vitamin A với liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe nói chung, nhưng phải do bác sĩ chỉ định.

Đối với trường hợp nặng hơn khi giác mạc bị tổn thương, bạn có thể phải uống thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát và băng bó để bảo vệ mắt đến khi tổn thương lành hẳn.

Bổ sung vitamin A có thể nhanh chóng làm dịu các triệu chứng và giúp trẻ vượt qua các căn bệnh thường gặp ở trẻ em.

Giáo dục dinh dưỡng cũng rất quan trọng để mọi người tận dụng tối đa nguồn thức ăn. Tăng lượng vitamin A trong thực phẩm cũng giúp giảm chứng thiếu vitamin A. Những thực phẩm có thể được tăng cường vitamin A gồm:

  • Dầu và chất béo;
  • Các loại hạt;
  • Sữa;
  • Đường.

Bổ sung vitamin A giúp bệnh khô mắt phục hồi nhanh chóng. Các trường hợp bệnh nặng có thể để lại sẹo, giảm thị lực và tệ nhất là bị mù vĩnh viễn.

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc con mình đang bị thiếu vitamin A, bạn hãy đi khám bác sĩ và xin được bổ sung vitamin A. Ngoài ra, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống càng đa dạng càng tốt, bao gồm các thực phẩm từ động vật và rau củ quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa tóc bạc sớm ở trẻ: 10 mẹo hay và lưu ý kèm theo

(55)
Tình trạng tóc bạc sớm giờ đây không chỉ là vấn đề ở những người lớn tuổi mà nó còn xảy ra cả với trẻ em. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh ... [xem thêm]

Đề kháng của da – Cơ chế đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể

(69)
Đề kháng của da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là lá chắn đầu tiên giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Thế ... [xem thêm]

Vì sao trẻ sinh mổ dễ bị tiểu đường tuýp 1?

(64)
Nếu sớm nhận biết các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro sức khỏe và có thể ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Tiểu ... [xem thêm]

15 tuần

(16)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ ba của tháng thứ 3, bé có thể:Giữ đầu ổn định khi ở tư thế thẳng;Nâng ngực lên khi nằm ... [xem thêm]

Dạy con tiết kiệm nước: Tưởng khó mà hóa ra lại dễ

(73)
Nước rất quan trọng đối với con người nói chung và hệ sinh thái nói riêng. Vì vậy, bố mẹ nên dạy con tiết kiệm nước và giúp bé hiểu được tại sao ... [xem thêm]

10 loại trà giảm cân có thể hiệu quả hơn cả tập gym

(98)
Những bài tập ở phòng gym tuy hứa hẹn sẽ đốt cháy nhiều calo, nhưng bạn lại rất dễ bỏ cuộc vì chẳng đạt hiệu quả như kỳ vọng. Thế thì tại sao ... [xem thêm]

Trà lúa mạch: Thức uống lành mạnh cho sức khỏe

(32)
Trà lúa mạch là một loại nước được làm từ hạt lúa mạch rang thơm. Thức uống này có mùi vị dễ chịu và có thể được thưởng thức dưới dạng nóng ... [xem thêm]

Trà hoa cúc – Thức uống thần kỳ cho sức khỏe người Việt

(34)
Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN