Bệnh đậu mùa là gì và những câu hỏi thường gặp

(3.73) - 87 đánh giá

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30% số người mắc bệnh đậu mùa bị tử vong. Căn bệnh này đã tồn tại ít nhất 3.000 năm và từng là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất thế giới cho đến khi có vaccine phòng bệnh.

Bệnh đậu mùa là gì?

Bệnh đậu mùa là bệnh do virus variola gây ra khiến người bệnh gặp phải tình trạng sốt cao, mệt mỏi. Sau đó, virus tạo ra những nốt ban đặc trưng thường gặp ở mặt, cánh tay và chân. Ban đầu, những nốt ban này chứa đầy dịch lỏng trong suốt nhưng sau một thời gian, dịch lỏng này biến thành mủ và khô lại, rơi khỏi da.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh đậu mùa và câu trả lời (*)

Bệnh xảy ra tự nhiên hay do một yếu tố nào khác?

Bệnh đậu mùa không còn xảy ra tự nhiên vì nó đã bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 1979. Người mắc bệnh đậu mùa đa phần là do tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh nhưng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Vì sao tôi mắc bệnh đậu mùa và bệnh này có lây không?

Bạn mắc bệnh do cơ thể bị virus variola tấn công. Virus này rất dễ lây lan và lây trực tiếp khi bạn nói chuyện, tiếp xúc với người bệnh. Đậu mùa có thời gian ủ bệnh từ 7-17 ngày. Triệu chứng ban đầu là sốt cao. 2-3 ngày sau, cơ thể xuất hiện nốt ban. Bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên phát bệnh và sự lây lan vẫn có thể tiếp diễn cho đến khi các vảy ban cuối cùng rơi ra khỏi cơ thể người bệnh.

Đối tượng nào dễ lây bệnh đậu mùa nhất?

Tốc độ truyền nhiễm bệnh đậu mùa thường chậm hơn các bệnh khác như bệnh sởi, thủy đậu. Đối tượng dễ bị lây nhất là người sống chung nhà với bệnh nhân đậu mùa.

Nơi chứa mẫu bệnh đậu mùa phục vụ cho việc nghiên cứu có thể trở thành nơi bùng phát dịch bệnh trở lại không?

Kể từ khi bị triệt tiêu hoàn toàn, những mẫu bệnh phục vụ cho việc nghiên cứu cũng đã bị tiêu hủy hoặc chuyển đến 1 trong 2 phòng thí nghiệm có mức độ đảm bảo an toàn cao ở Mỹ và Nga. Quá trình vận chuyển mẫu bệnh này đã hoàn thành vào những năm 1980. Kể từ đó, không còn phòng thí nghiệm nào khác trên thế giới tiếp cận được với virus gây bệnh đậu mùa nữa.

Tại sao ngày nay, căn bệnh này vẫn được nhắc đến nhiều như vậy?

Căn bệnh này thường gây ra triệu chứng ban đầu gần giống với bệnh thủy đậu. Vì thế, rất nhiều người có nhu cầu tìm hiểu đậu mùa và thủy đậu giống hay khác nhau trên các công cụ tìm kiếm.

Hơn nữa, có một số quốc gia tin rằng virus gây bệnh đậu mùa vẫn còn tồn tại ở đâu đó bên ngoài phòng thí nghiệm và có thể được cố tình phát tán để gây hại. Dù không đánh giá được yếu tố rủi ro này có thật hay không nhưng WHO vẫn không ngừng nỗ lực để hỗ trợ các nước đối phó với khả năng này.

Bệnh đậu mùa có điều trị được không?

Không có cách điều trị bệnh đậu mùa nhưng đã có vaccine phòng ngừa bệnh. Loại vaccine này có khả năng giúp cơ thể chống lại virus đậu mùa nếu được tiêm trong khoảng thời gian 4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Vaccine phòng bệnh đậu mùa có sẵn không?

Khác với các loại vaccine khác, vaccine phòng bệnh đậu mùa không chứa virus variola gây bệnh mà chứa một loại virus khác có liên quan chặt chẽ với variola. Khi được tiêm vào cơ thể người, vaccine sẽ bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ mắc bệnh song nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng (nhưng rất hiếm gặp). Trong trường hợp xấu, vaccine cũng có thể gây tử vong ở người.

Vì bệnh đã bị loại trừ nên vaccine không được khuyến khích sử dụng trong các chương trình tiêm chủng thông thường. Nó không có sẵn và chỉ được sử dụng để bảo vệ các nhà nghiên cứu có tiếp xúc với virus variola cũng như các loại virus khác cùng họ với nó. Vaccine này chống chỉ định cho người bị suy giảm miễn dịch.

Nếu không tiêm vaccine, tôi có thể làm gì để bảo vệ mình và người thân khỏi bệnh đậu mùa?

WHO khuyên rằng bạn không nên lo lắng thái quá về căn bệnh này vì nó không còn khả năng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người như những giai đoạn trước đây.

Trong trường hợp bạn muốn chắc chắn tăng cường khả năng phòng bệnh cho bản thân và gia đình, hãy thực hiện nguyên tắc luôn rửa tay, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cho cả nhà. Điều đó sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng phòng ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Nếu đã được tiêm phòng vaccine đậu mùa ngay từ nhỏ, lớn lên tôi còn khả năng miễn dịch không?

Bất cứ ai đã được tiêm phòng đậu mùa, cơ thể sẽ có khả năng miễn dịch với bệnh này. Tuy nhiên, việc tiêm phòng không thể đảm bảo bạn sẽ không mắc bệnh trở lại. Nó chỉ có thể bảo vệ bạn khỏi những ảnh hưởng xấu nhất của bệnh. Nếu đã tiêm phòng nhưng bạn tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh đậu mùa, bạn vẫn nên tiêm vaccine thêm lần nữa.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

* Thông tin từ website WHO

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chọn phẫu thuật để điều trị đột quỵ – Liệu có tốt?

(63)
Hầu hết các cơn đột quỵ thường nhỏ và không gây ra phù não đáng kể. Tuy nhiên, một vài trường hợp đột quỵ gây ra phù não mức độ nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Tại sao chữa bệnh Parkinson bằng Đông y hiệu quả cao?

(75)
Đối với người bệnh Parkinson, mỗi ngày qua đi đều là những ngày cơ cực bởi đến cả những việc rất đơn giản như gắp thức ăn, rót ly nước, tắt công ... [xem thêm]

Tim đập nhanh sau khi ăn: Khi nào cần lo?

(51)
Hiện tượng tim đập nhanh nên được chú ý khi bạn có cảm giác tim đang bỏ lỡ một nhịp hoặc tăng số lần đập nhiều hơn bình thường.Không phải lúc nào ... [xem thêm]

Phẫu thuật thẩm mỹ: Những biến chứng và hậu quả khôn lường

(74)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

8 nguyên nhân gây mất ngủ

(61)
Mất ngủ thường xuyên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và thể chất của bạn. Vậy tại sao chúng ta lại bị mất ngủ? Hãy cùng Hello Bacsi ... [xem thêm]

Ngăn ngừa nấm âm đạo bằng cách tự nhiên, đúng hay sai?

(57)
Ăn yogurt, đặt tỏi vào âm đạo, thoa lá chè quanh vùng kín…. được nhiều chị em rỉ tai nhau để trị nấm âm đạo. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách làm ... [xem thêm]

Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?

(73)
Viêm dạ dày mạn tính là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bạn không có biện pháp điều trị kịp ... [xem thêm]

Cách làm mứt khoai lang vàng ươm đón Tết

(14)
Nếu biết cách làm mứt khoai lang ngon, khách đến chơi nhà sẽ trầm trồ khen ngợi tay nghề của bạn khi nhâm nhi cùng tách trà nóng đầu năm đấy.Khoai lang từ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN