Màu sắc nước tiểu báo hiệu gì về vấn đề sức khỏe của bạn?

(4.21) - 67 đánh giá

Chất thải của cơ thể, đặc biệt là nước tiểu, tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Quan sát sự thay đổi trong màu sắc của nước tiểu sẽ giúp bạn nhận biết được tình trạng cơ thể hiện tại như thế nào.

Nước tiểu là một chất lỏng thường vô trùng do thận bài tiết và thải ra khỏi cơ thể qua đường niệu đạo. Nước tiểu chứa các thành phần chất được đào thải ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, tình trạng nước tiểu có thể nói cho chúng ta biết được tình trạng sức khỏe.

Màu sắc của nước tiểu

Nước tiểu có màu nhạt

Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ cơ thể bạn đang đủ nước. Nếu nước tiểu của bạn có độ trong suốt như nước thông thường thì bạn cũng đừng lo lắng bởi nguyên nhân có thể là do bạn đã uống khá nhiều nước trong ngày hôm ấy. Tuy việc đi tiểu nhiều lần vì bàng quang chứa quá nhiều nước sẽ là một sự bất tiện gây cản trở mọi hoạt động khác, nhưng lại là điều chứng tỏ sức khoẻ của bạn vẫn ở trạng thái bình thường.

Nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt

Màu sắc nước tiểu này chứng tỏ bạn đã tiêu thụ thực phẩm có màu đỏ (như củ dền, việt quất). Tuy nhiên, nếu những ngày sau đó nước tiểu vẫn giữ màu tương tự, đó có thể là dấu hiệu của khối u bàng quang hoặc thận. Đặc biệt, nếu bạn phát hiện trong nước tiểu có máu đông hoặc các mảnh biểu mô, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán kịp thời. Tuy nhiên, những trường hợp trên thường rất hiếm hoi, đặc biệt là ở phụ nữ.

Nước tiểu có màu xanh lá

Phẩm màu trong một số loại thực phẩm nhất định có thể đào thải qua đường nước tiểu với màu xanh khi cơ thể bạn không thể hấp thụ trong suốt quá trình tiêu hóa.

Ăn quá nhiều măng tây có thể khiến nước tiểu của bạn mang màu xanh lá cây. Trong một số trường hợp, nước tiểu xanh lá cây cảnh báo nhiễm khuẩn proteus – một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra sỏi thận. Nếu bạn thấy nước tiểu màu xanh lá cây mà không hề ăn măng tây trước đó, hãy đi khám bác sĩ.

Nước tiểu có màu vàng tươi

Vitamin nhóm B và carotene có trong nước tiểu sẽ làm cho nước tiểu có màu vàng. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì nó chỉ đơn giản là sự bài tiết những chất dư thừa trong cơ thể bạn. Màu sắc của nước tiểu xuất phát từ các vitamin lọc qua hệ thống bài tiết hay thậm chí cả trong quá trình hấp thụ và sử dụng.

Nước tiểu có màu xanh lơ

Một tình trạng di truyền hiếm gặp được gọi là tăng canxi huyết, liên quan đến lượng canxi dư thừa trong xương được thải ra ngoài, dẫn đến tình trạng màu sắc nước tiểu trở nên hơi xanh.

Nước tiểu có màu vàng sậm, nâu

Nếu nước tiểu của bạn có màu sậm đen như màu nước trà đá, đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị mất nước khiến thận sản sinh ra nước tiểu đậm đặc hơn (trái ngược với nước tiểu loãng). Bạn cần phải kiểm tra nước tiểu nếu màu sắc nước tiểu quá tối, đặc biệt là sau khi bạn uống nước mà vẫn không thuyên giảm thì có nghĩa là máu huyết của bạn đã có vấn đề. Đây có thể là dấu hiệu của chứng xuất huyết trong thận, từ đây người mắc bệnh có thể rơi vào một trong các trường hợp như nhiễm trùng, bệnh thận hay thậm chí cả ung thư.

Các dấu hiệu khác của nước tiểu

Nước tiểu có mùi hôi

Nếu nước tiểu có mùi hôi (như cá thối), có thể bàng quang đang có dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù mùi nước tiểu có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, nhưng trong hầu hết các trường hợp dù màu sắc nước tiểu có thay đổi thì vẫn không có mùi mạnh. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận khi nước tiểu có mùi bất thường.

Tiểu ra máu

Hiện tượng này được gọi là máu tụy. Máu trong nước tiểu có thể đi kèm theo các cơn đau buốt hoặc không. Đây có thể là tình trạng báo động của các loại bệnh như ung thư, nhiễm trùng và sỏi trong đường tiểu. Thay vì có màu sắc nước tiểu chuyển vàng nhạt bình thường, nước tiểu có máu sẽ xuất hiện màu hồng, đỏ, nâu nhạt. Đây là lúc bạn cần phải khẩn cấp đến điều trị tại bệnh viện.

Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu

Đôi khi bạn không để ý đến màu sắc nước tiểu nhưng chắc chắn sẽ khó bỏ qua cảm giác tiểu rát. Tình trạng này có thể là do nhiễm trùng đường tiểu (UTI) gây ra hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh chlamydia, bệnh lậu. Tuy nhiên, tình trạng này thường là nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu gây ra.

Nước tiểu có mùi ngọt

Mùi ngọt trong nước tiểu thường là một đầu mối quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Khi phát hiện ra hiện tượng này chứng tỏ mức đường trong máu đã vượt mức kiểm soát. Vì vậy, hãy kiểm tra ngay khi màu sắc nước tiểu không bất thường nhưng bạn ngửi được mùi lạ như mùi ngọt.

Nước tiểu có bọt

Có quá nhiều bọt trong nước tiểu đặc biệt khi bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, điều này chứng tỏ trong nước tiểu bạn tồn tại một lượng protein. Protein trong nước tiểu chính là dấu hiệu ban đầu của bệnh thận. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ để được làm Tiểu đường. Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra, đồng thời kiểm soát lượng đường huyết nếu bị bệnh tiểu đường. Cũng giống như tình trạng cao huyết áp, tiểu đường được xem là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tim mạch, giúp bạn có một thân hình đẹp mà còn giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết của bạn, do đó chúng góp phần hỗ trợ sức khỏe thận.

  • Không ăn nhiều muối. Bạn nên sử dụng không quá 2.300 mg muối mỗi ngày. Đồng thời, kiểm tra bao bì sản phẩm để biết được lượng muối tiêu thụ.
  • Uống đủ nước. Cơ thể có đủ nước rất tốt cho sức khỏe thận. Một cách dễ dàng nhất để bạn kiểm tra tình trạng này là quan sát màu sắc nước tiểu.
  • Nhìn bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu có thể nói lên rất nhiều điều về sức khỏe của bạn nhưng nếu tiến hành phân tích mẫu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ, nó còn cho bạn biết nhiều điều khác nữa. Vì vậy, đừng ngại khi kiểm tra mẫu nước tiểu vì đó là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bố mẹ thận trọng khi dùng panadol và aspirin cho con

    (39)
    Panadol và aspirin là hai thuốc giảm đau, hạ sốt mà bố mẹ thường cho trẻ dùng. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải lưu ý về liều lượng dùng sao cho đúng.Bạn có ... [xem thêm]

    Lợi ích của tảo xoắn đối với bệnh nhân ung thư gan

    (21)
    Bệnh nhân ung thư gan thường có sức khỏe yếu vì cơ thể suy nhược nặng và gan không thể thực hiện chức năng lọc bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, tăng ... [xem thêm]

    Tinh dầu tỏi: Trị nhức mỏi và nhiều công dụng khác

    (45)
    Dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có tính chất mạnh mẽ nhất, đa chức năng, nhiều công dụng nhưng lại không được biết đến rộng rãi.Củ tỏi ... [xem thêm]

    Làm thế nào để sở hữu thân hình cơ bắp, sáu múi săn chắc?

    (48)
    Sở hữu thân hình cơ bắp với sáu múi săn chắc luôn là mơ ước bấy lâu nay của các đấng mày râu. Vậy làm thế nào để sở hữu thân hình cơ bắp, sáu múi ... [xem thêm]

    Những lưu ý về căng cơ trong tập luyện thể thao

    (14)
    Khái niệm cơ bản của việc khởi động Khởi động cơ thể trước khi vận động rất quan trọng. Khởi động trong khoảng 5-10 phút có tác dụng lớn trong việc ... [xem thêm]

    9 bí quyết giúp bạn vượt qua áp lực công việc

    (10)
    Khi áp lực công việc trở nên nặng nề như những tảng đá, bạn có thể tưởng như mình là cái cây nhỏ bé phải tìm cách ngoi lên khỏi lớp gạch để tồn ... [xem thêm]

    Các loại mụn trứng cá và hướng điều trị

    (68)
    Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là vấn đề rất thường gặp ở nam và nữ tuổi trẻ và tuổi dậy thì. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen ... [xem thêm]

    Tác dụng tuyệt vời của “thần dược” cỏ mực (Phần 2)

    (33)
    Cỏ mực (nhọ nồi) là loại cây quen thuộc, dễ tìm. Loại cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh mà có thể bạn sẽ không ngờ tới. Từ xưa, người ta đã ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN