Bé đổ mồ hôi quá nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

(3.56) - 58 đánh giá

Bé đổ mồ hôi quá nhiều khiến bạn cảm thấy lo lắng vì sợ rằng bé đã mắc phải căn bệnh nào đó. Đừng quá lo, vì đó là chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ nhỏ.

Mồ hôi có chức năng điều hòa thân nhiệt. Mồ hôi trên da bốc hơi có tác dụng làm mát cho cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều người (trẻ em và người lớn) bị đổ mồ hôi quá mức, vượt xa nhu cầu cần thiết của cơ thể. Ở trẻ nhỏ, tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm. Mồ hôi thường đổ nhiều ở mặt, nách, đầu, chân và tay.

Nguyên nhân của chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ vì hệ thống điều hòa thân nhiệt của bé vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể nhắc đến là trẻ nhỏ thường ngủ sâu hơn người lớn. Nguyên nhân cụ thể của chứng tăng tiết mồ hôi vẫn chưa xác định được. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường là do những nguyên nhân sau:

  • Các tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh
  • Bệnh mãn tính
  • Mất cân bằng nội tiết
  • Nhiễm trùng trong cơ thể.

Chẩn đoán bệnh tăng tiết mồ hôi

Để chẩn đoán về chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cho bé thực hiện những bài kiểm tra sau:

1. Kiểm tra bằng giấy

Bác sĩ sẽ đặt một loại giấy đặc biệt thấm trên vùng da bị ra nhiều mồ hôi. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định lượng mồ hôi tiết ra là bao nhiêu.

2. Kiểm tra phản ứng của tinh bột với iốt

Bác sĩ sẽ bôi dung dịch iốt lên vùng da bị nghi ngờ ra nhiều mồ hôi, sau đó, rắc một ít tinh bột lên. Nếu vùng da nào bị ra nhiều mồ hôi thì tinh bột sẽ chuyển sang màu tím hoặc xanh đậm.

Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi ở trẻ nhỏ

1. Phương pháp phẫu thuật

Để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ có thể dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm ngực (ETS). Hạch giao cảm là một bó tế bào, nơi mà các nhánh thần kinh giao cảm bắt đầu. Do đó, để giảm lượng mồ hôi tiết ra, bác sĩ sẽ tiến hành phá hủy hoặc cắt bỏ những hạch này. Tuy nhiên, khi thực hiện phẫu thuật, có một số rủi ro mà bạn cần phải biết như: nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, chảy máu.

2. Thuốc bôi ngoài da

Để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi, bác sĩ có thể kê cho bé một số loại thuốc bôi ngoài da như thuốc kháng cholinergic và thuốc chống mồ hôi.

3. Thuốc uống

Ngoài phương pháp phẫu thuật, chứng tăng tiết mồ hôi còn có thể được điều trị bằng cách uống thuốc. Bác sĩ sẽ kê toa cho bé một số thuốc như oxybutynin, propantheline, glycopyrrolate… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi sử dụng những thuốc này, bé có thể gặp những tác dụng phụ như các vấn đề về đường tiết niệu, khô miệng, táo bón, mắt mờ và tim đập nhanh.

Ngăn ngừa chứng tăng tiết mồ hôi

Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa chứng tăng tiết mồ hôi:

  • Khi bé ngủ, không nên đắp quá nhiều chăn cho bé. Thay vào đó, bạn hãy đắp cho bé một tấm chăn mỏng.
  • Ngoài ra, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp không quá nóng và cũng không quá lạnh.

Với người lớn, bạn có thể tham khảo thêm bài 8 cách đơn giản giúp hạn chế đổ mồ hôi quá nhiều.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm một số thông tin hữu ích về tình trạng đổ mồ nhiều ở trẻ nhỏ. Tăng tiết mồ hôi không phải là một chứng bệnh quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không an tâm, bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị thích hợp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nghiên cứu về liệu pháp điều trị đột quỵ bằng điện

(98)
Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong ... [xem thêm]

Tác hại khi cương dương quá lâu

(12)
Cương dương kéo dài là tình trạng cương cứng kéo dài không mong muốn gây đau đớn trong nhiều giờ. Trạng thái cương cứng của dương vật, khi đó, không do ... [xem thêm]

Sống lâu hơn với chế độ ăn Okinawa của người Nhật

(17)
Chế độ ăn Okinawa gồm nhiều món ăn thanh đạm nhưng nhiều dưỡng chất có thể giúp bạn ngừa các bệnh nguy hiểm. Bạn có muốn thử áp dụng chế độ ăn này ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn không ngờ tới

(32)
Thuốc ngừa thai có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường, từ các vấn đề về thị lực đến chứng đau nửa đầu. Vậy bạn cần làm gì nếu những tác ... [xem thêm]

Phòng ngừa ung thư và hàng loạt bệnh nguy hiểm bằng dâu tây

(85)
Dâu tây là loại thực vật có quả và lá dùng để làm thức ăn, bào chế thuốc cũng như có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.Mọi người thường quan ... [xem thêm]

Tìm ra kháng thể ho gà giúp cơ thể chống lại mầm bệnh

(90)
Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng ... [xem thêm]

Giải đáp băn khoăn thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi không

(64)
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?Thoát vị đĩa đệm có thể là kết quả của sự thoái hóa đĩa hoặc chấn thương do té ngã hoặc các hoạt động ... [xem thêm]

Ý nghĩa nhẫn cưới theo chất liệu, kiểu dáng và màu sắc

(82)
Nhẫn cưới không chỉ là một tín vật không thể thiếu trong ngày vu quy mà còn là biểu tượng tình yêu của các đôi uyên ương. Mỗi chất liệu, kiểu dáng và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN