Bà bầu ăn cay khi mang thai: nên hay không nên?

(3.57) - 82 đánh giá

Khi mang thai, bạn sẽ thay đổi khẩu vị và bắt đầu thích ăn hoặc ngửi một vài món ăn khác lạ, từ những loại thức ăn thông thường như sô-cô-la hoặc kem tươi cho đến những loại kì dị như muốn ngửi mùi chất tẩy rửa, aceton… Một trong những món ăn gây tranh cãi nhiều nhất là đồ cay. Nhiều người cho rằng đồ ăn cay có hại cho sự phát triển của thai nhi, bà bầu ăn cay khi mang thai là không nên, nhưng thực tế thì sao?

Bà bầu bầu ăn cay có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Bà bầu ăn cay được không là thắc mắc của không ít người. Nhưng may mắn thay, những món ăn cay nóng lại không ảnh hưởng đến con bạn. Thực phẩm cay là một trong số ít những thực phẩm mà bé có thể nếm được khi còn trong bụng mẹ, nhờ một lượng nhỏ thực phẩm cay có thể đi vào dịch ối.

Trên thực tế, khi ở trong bụng mẹ, bé thích thay đổi vị giác hơn. Nếu bé được nếm thử nhiều vị khác nhau trước và sau khi sinh thì sau này bé sẽ ít kén ăn hơn. Nghiên cứu cho rằng những trẻ được thưởng thức nhiều hương vị sẽ dễ chấp nhận những vị mới và thúc đẩy ăn uống tốt hơn. Nếu bé được nếm nhiều vị ngay từ trong bụng mẹ, thói quen đó sẽ được củng cố suốt cuộc đời. Nếu bạn muốn cho bé nếm được nhiều thứ hơn, bạn có thể chọn những loại thực phẩm có thể vận chuyển được qua dịch ối hoặc sữa mẹ như vani, cà rốt, tỏi, hoa hồi và bạc hà. (1) (2)

Đồ ăn cay ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?

Người ta tin rằng phụ nữ mang thai nên tránh ăn thực phẩm cay bởi vì nhiệt độ cơ thể của họ đã “nóng” và ăn thực phẩm nóng có thể làm tăng nhiệt, gây ra nhiều rủi ro như:

  • Thực phẩm cay có thể có tác động xấu đến em bé của bạn là một định kiến phổ biến
  • Tiêu thụ thực phẩm cay là nó có thể dẫn đến chuyển dạ sớm
  • Bà bầu ăn cay khi mang thai có thể dẫn đến sẩy thai và khuyết tật bẩm sinh là tin đồn về hậu quả của việc ăn cay mà không có bằng chứng khoa học xác thực (3)

Tuy thế vẫn chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Nhiều phụ nữ ăn cay hằng ngày (như phụ nữ Thái hoặc Ấn Độ) khi mang thai vẫn không có ý định thay đổi chế độ ăn của mình và vẫn chưa có bất kì báo cáo nào đề cập về vấn đề trên.

Trên thực tế, thực phẩm cay không ảnh hưởng đến con bạn nhưng chúng vẫn có thể khiến bạn không thoải mái do một số tác dụng phụ của chúng. Tốt nhất, mẹ nên hạn chế việc ăn cay nếu cảm thấy không thoải mái.

Bà bầu ăn cay trong tam cá nguyệt đầu tiên

Tiêu thụ thực phẩm cay trong ba tháng đầu là an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nguy cơ sảy thai sớm rất cao trong ba tháng đầu và điều này khiến các bà mẹ lo lắng về tác dụng phụ của việc tiêu thụ thực phẩm cay.

Thực phẩm cay trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Tiêu thụ thực phẩm cay trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba làm tăng khả năng bị ợ nóng và trào ngược axit. Trong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đang phát triển khiến axit dạ dày quay trở lại thực quản và ăn thức ăn cay có thể làm nặng thêm tình trạng này.

Rủi ro & tác dụng phụ của việc ăn thực phẩm cay là gì?

Ăn thức ăn cay có thể gây ra vấn đề tiêu hóa dẫn đến khó chịu ở bà bầu. Dưới đây là những rủi ro và tác dụng phụ của việc ăn thực phẩm cay khi mang thai:

  • Ốm nghén: Ốm nghén rất phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ do thay đổi nồng độ hormone. Ốm nghén có thể trở nên trầm trọng hơn khi tiêu thụ thực phẩm cay.
  • Chứng ợ nóng: Khả năng bị ợ nóng và các vấn đề tiêu hóa khác rất cao khi bạn mang thai. Thực phẩm cay sẽ làm tăng chứng trào ngược axit và làm nặng thêm chứng ợ nóng, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Nếu bạn quyết định ăn thức ăn cay, hãy kết hợp nó với một ly sữa để giảm thiểu chứng ợ nóng. Mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng ợ nóng sau khi ăn một món ăn cay.

Bà bầu ăn cay như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Miễn là cơ thể bạn có thể tiêu hóa tất cả các loại gia vị đó, sẽ an toàn khi tiêu thụ thực phẩm cay với số lượng hạn chế. Tránh ăn thức ăn cay bên ngoài. Thay vào đó, hãy mua gia vị tươi và xay các loại gia vị này ở nhà.

Mẹo để ăn thức ăn cay đúng cách

Để đảm bảo rằng bạn không bị ảnh hưởng xấu bởi sự nguy hiểm của thực phẩm cay, bạn phải tiêu thụ chúng một cách thích hợp.

  • Tiêu thụ các loại gia vị có thương hiệu và được phê duyệt bởi các cơ quan chứng nhận thực phẩm.
  • Không tiêu thụ các loại gia vị được bán lỏng vì chúng có thể là tạp chất như bột gạch.
  • Nếu bạn đang tiêu thụ gia vị mới, hãy bắt đầu bằng cách lấy số lượng nhỏ. Tốt nhất là mua gia vị tươi và xay chúng ở nhà.
  • Kiểm tra bao bì và ngày hết hạn trước khi mua gia vị từ bên ngoài.

Khi bạn đang mang thai, bạn nên tin tưởng vào cơ thể của mình để biết điều gì là tốt nhất cho bản thân. Điều tốt nhất các mẹ bầu có thể làm chính là thực hiện chế độ ăn uống đa dạng, khỏe mạnh, tránh những thực phẩm khiến bạn khó chịu. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, bạn có thể đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn về chế độ ăn tốt nhất cho bạn và con.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bà bầu ăn nho khô: Vui miệng, giảm buồn nôn
  • Bà bầu ăn đậu phụ: Món ngon nhiều dinh dưỡng
  • Bà bầu ăn hạt hướng dương: Vừa ngon vừa lành
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng của bệnh lậu và cách điều trị

(86)
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ trên thế giới. ... [xem thêm]

5 loại rau củ nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống

(40)
Bạn thường ăn rau củ tươi sống để hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn? Thật ra, vẫn có một vài loại rau củ nấu chín sẽ tốt cho sức khỏe của bạn hơn ... [xem thêm]

Cách bổ sung canxi cho bé hiệu quả

(72)
Canxi là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt là cần cho xương và răng. Khoáng chất này còn đóng vai trò quan trọng trong duy ... [xem thêm]

Sa tử cung thuộc bệnh rối loạn sàn chậu

(16)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Khuyết tật bẩm sinh và những ảnh hưởng đến trẻ

(82)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

10 thực phẩm giúp bé yêu thông minh vượt trội

(92)
Con thông minh và học giỏi là mơ ước, mong muốn của hầu hết các bậc cha mẹ, nhưng đừng quên việc bổ sung những thực phẩm giúp bé thông minh là một trong ... [xem thêm]

Phô mai feta: Món ngon bắt nguồn từ Hy Lạp

(55)
Phô mai feta là món ăn ngon được làm từ sữa cừu hoặc sữa dê. Loại phô mai này chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và rất dễ để thêm vào chế ... [xem thêm]

Vitamin C và những bí mật chưa “bật mí”

(92)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN