Chẩn đoán bệnh hen suyễn bằng lưu lượng thở ra đỉnh (Phần 2)

(3.61) - 25 đánh giá

Hen suyễn là một tình trạng bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi sự viêm liên tục ở đường hô hấp. Các triệu chứng hen suyễn thường gặp gồm có bị hụt hơi khi vận động, thở khò khè và ho. Dòng không khí thở ra từ phổi có thể bị hạn chế do viêm hay do sự ứ đọng chất nhầy.

Lưu lượng thở ra đỉnh (PEFR) là nghiệm pháp giúp đo lường tốc độ thở ra tối đa của một người. Nghiệm pháp này kiểm tra chức năng phổi, và thường được sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn.

Bạn đã biết lưu lượng thở ra đỉnh là gì?

Đo PEFR thường được thực hiện tại nhà bằng một thiết bị cầm tay không đắt tiền gọi là lưu lượng đỉnh kế. Cả hai loại thiết bị dùng bằng điện và không dùng điện đều đang được bày bán trên thị trường. Thiết bị này rất dễ sử dụng và hầu hết bệnh nhân lớn hơn 5 tuổi đều có thể đọc kết quả chính xác.

Để đo PEFR hữu ích, bệnh nhân phải lưu giữ các kết quả đo lường về tốc độ thông khí của họ. Nếu không, bệnh nhân sẽ không nhận thấy những mô hình xảy ra khi tốc độ luồng khí của họ thấp hoặc đang giảm.

Những mô hình này có thể giúp mỗi người ngăn chặn các triệu chứng tồi tệ hơn trước khi gặp phải một cơn suyễn thực sự, ví dụ, mỗi người sẽ nhận thức được khi nào họ cần điều chỉnh môi trường hay các loại thuốc của họ, hay đặt một cuộc hẹn với bác sĩ.

Nghiệm pháp đo PEFR cũng được gọi là lưu lượng đỉnh.

Tại sao phải thực hiện bài kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh?

Kiểm tra PEFR là một bài kiểm tra đơn giản, phổ biến giúp chẩn đoán và theo dõi các vấn đề liên quan đến phổi, như:

  • Bệnh hen suyễn;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
  • Rối loạn chức năng sau ghép phổi.

Loại kiểm tra này cũng có thể được thực hiện tại nhà để xác định liệu pháp điều trị rối loạn phổi nào đang thực hiện và để ngăn ngừa tình trạng bệnh lý trở nên tệ hơn. Giữ kết quả của các lần lưu lượng đỉnh cũng có thể giúp bệnh nhân xác định liệu các yếu tố môi trường hay một số chất gây ô nhiễm có đang tác động đến hơi thở của họ không.

Bài kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh được thực hiện như thế nào?

Kiểm tra PEFR được thực hiện bằng một lưu lượng đỉnh kế. Đây là một dụng cụ cầm tay đơn giản với một ống thổi ở một đầu và thang đo ở một đầu khác. Một mũi tên bằng nhựa nhỏ chuyển động khi không khí được thổi vào ống, đo tốc độ dòng không khí. Khi bạn tiến hành kiểm tra, bạn sẽ:

  • Hít vào càng sâu càng tốt;
  • Thổi vào ống thổi càng nhanh và mạnh càng tốt. Đừng đặt lưỡi của bạn vào trước ống thổi;
  • Làm điều này 3 lần;
  • Ghi chú tốc độ cao nhất của cả ba lần.

Nếu bạn ho hoặc hắt hơi khi thở ra, bạn sẽ cần phải bắt đầu thực hiện lại.

Bao lâu thì bạn cần thực hiện bài kiểm tra?

Để xác định “thể trạng tốt nhất của bản thân”, các bệnh nhân nên đo lường lưu lượng đỉnh của họ:

  • Ít nhất hai lần một ngày trong vòng 2 đến 3 tuần;
  • Vào buổi sáng khi thức dậy và vào cuối buổi chiều hay đầu buổi tối;
  • 15 đến 20 phút sau khi sử dụng thuốc đồng vận beta 2 dạng hít, tác dụng nhanh (thuốc hen suyễn).

Một loại thuốc đồng vận thông thường có tên albuterol, được đặt theo tên thương hiệu Proventil và Ventolin. Loại thuốc này có tác dụng làm thư giãn các cơ xung quanh đường hô hấp và giúp gia tăng đường kính của đường hô hấp.

Trong phần 2, Hello Bác sĩ sẽ phác họa cho bạn biết cần chuẩn bị gì trước khi kiểm tra lưu lượng thở ra đỉnh và đọc kết quả của kiểm tra này như thế nào. Bạn đón đọc ngay sau bài viết này nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Dùng sao cho an toàn?

(91)
Dung dịch vệ sinh phụ nữ không chỉ giúp làm sạch mà còn cân bằng độ pH vùng kín. Bạn có biết cách lựa chọn và cách dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ an toàn ... [xem thêm]

Những sai lầm khiến serum trở thành “thần chết” của làn da

(27)
Serum được xem là một liệu pháp giúp con gái “tự điều trị” các vấn đề da tại nhà. Thế nhưng, bạn đã bao giờ thắc mắc, vì sao sử dụng những dòng ... [xem thêm]

Làm trắng da: Cẩn thận những nguy cơ!

(47)
Khi nhắc đến nghệ, chắc rằng đa phần các bạn đều sẽ liên tưởng đến thứ gia vị tuyệt vời cho món cà ri hoặc các món ăn khác. Nhưng công dụng của ... [xem thêm]

Vì sao một số thuốc chỉ tác dụng phụ lên bệnh nhân nữ?

(35)
Thay vì chọn cách giảm cân cấp tốc, có hại cho sức khỏe, hãy xây dựng thực đơn giảm cân khoa học và hiệu quả bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng, so sánh sự ... [xem thêm]

6 lợi ích của rượu bia khi – uống – đúng – liều – lượng

(33)
Như chúng ta đã biết, uống quá nhiều rượu bia có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống ở mức độ hợp lý có thể đem lại những lợi ích không ngờ. ... [xem thêm]

Làm sao để cắt giảm khẩu phần ăn mà không cảm thấy đói? (Phần 2)

(57)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

(21)
Tìm hiểu về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cungĐốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị bằng nhiệt cho ... [xem thêm]

Cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ để không bị ngộ độc

(42)
Nhiệt kế thủy ngân là vật dụng y tế phổ biến trong gia đình. Tuy nhiên, với cấu tạo vỏ ngoài bằng thủy tinh, dụng cụ này rất dễ rơi vỡ, làm phát tán ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN