Bật mí 9 lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với trẻ em

(3.59) - 60 đánh giá

Bé yêu đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc đau tai? Hãy thử sử dụng tỏi để trị bệnh cho con xem. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của loại thảo mộc này đấy.

Người lớn có thể thích tỏi đơn giản vì chúng kích thích vị giác, giúp bữa ăn được ngon hơn. Vậy đối với trẻ em thì sao? Tỏi hữu ích với các bé như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé

Tỏi là gì?

Tỏi là một loại gia vị đồng thời cũng là một loại thảo dược phổ biến với hương vị cay nồng và độc đáo. Tỏi đã được trồng trên 3.000 năm và có chứa một hợp chất tự nhiên allicin, chất chứa trong nhiều loại thực vật. Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, tốt cho sức khỏe và có khả năng chữa bệnh.

Ích lợi của tỏi đối với trẻ em

1. Chữa trị các bệnh đường ruột

Tỏi giúp điều trị một số rối loạn đường ruột, chẳng hạn như viêm đại tràng, tiêu chảy và kiết lị. Loại thảo mộc này có hiệu quả khi diệt những con giun độc hại có trong ruột mà không ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của các vi khuẩn hữu ích trong ruột. Vì vậy, bố mẹ nên thêm một lượng nước ép tỏi thích hợp vào bữa ăn của bé để loại trừ các loại vi khuẩn gây hại cho đường ruột.

2. Chữa trị đau tai

Tỏi có tính chất chống nấm, kháng sinh và kháng virus nên đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa khỏi đau tai ở trẻ em. Các mẹ có thể sử dụng hỗn hợp dầu tỏi, trộn với dầu ô liu để chữa bệnh đau tai. Bé sẽ giảm đau nhanh chóng.

3. Điều trị tăng huyết áp

Tỏi được xem như là một liệu pháp thảo dược có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp ở trẻ em. Allicin giúp thư giãn mạch máu và làm giảm tác hại của cao huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, tỏi giúp giảm kết tập tiểu cầu và phòng chống huyết khối ở trẻ em.

4. Điều trị nhiễm trùng mắt

Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như quercetin và vitamin C. Những chất này khá hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng mắt và sưng mắt ở trẻ. Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng tỏi thích hợp nhất trong điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ.

5. Điều trị cảm lạnh và ho

Tỏi sống có nhiều đặc tính giúp chữa cảm lạnh và ho. Một khi các bé gặp phải các triệu chứng của cảm lạnh, cho bé ăn 2 tép tỏi tươi đã được nghiền để làm giảm nhẹ các triệu chứng. Bé sẽ cảm thấy khỏe hơn đấy.

6. Xử lý vết thương bị nhiễm trùng

Tỏi có các đặc tính kháng khuẩn giúp điều trị vết thương bị nhiễm trùng ở trẻ em. Những vết thương nhiễm trùng thường chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ của bé. Dùng nước ép tỏi pha loãng, thoa vào các vết thương để tiêu diệt các vi khuẩn độc hại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn. Nước ép tỏi phải được pha loãng để tránh gây kích ứng da cho bé.

7. Tăng cường hệ tiêu hóa

Bổ sung tỏi vào bữa ăn thông thường của bé để tránh nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Tỏi giúp ruột non và ruột già hoạt động trơn tru và tiêu hóa hiệu quả. Tỏi cũng chữa được chứng kích ứng và viêm dạ dày ở trẻ em và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

8. Chữa vết mẩn đỏ

Tỏi hoạt động như một chất tẩy rửa da tự nhiên. Loại thảo dược này có tính kháng khuẩn giúp làm dịu các triệu chứng kích ứng da ở trẻ nhỏ.

9. Điều trị hen suyễn

Tỏi luộc có thể làm giảm hen cho bé. Bạn nên cho con uống một ly sữa có chứa 3 tép tỏi luộc mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ giúp hạn chế các cơn hen.

Tỏi rất an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải đảm bảo chỉ cung cấp lượng tỏi thích hợp. Uống quá nhiều tỏi hoặc bôi nhiều nước ép tỏi trên da có thể gây hại cho bé. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng tỏi để đạt được kết quả tốt nhất.

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bố mẹ nhận thấy được ích lợi của tỏi dành cho các con và áp dụng vào việc chăm sóc bé nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các thực phẩm không tốt bạn cần tránh xa

(56)
Có nhiều loại thực phẩm không tốt mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên ăn. Chúng chẳng những được chế biến từ những thực phẩm không tươi ... [xem thêm]

Broccoli (Bông cải xanh) giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

(47)
Bổ sung Brocoli (bông cải xanh) vào bữa ăn mỗi tuần có thể bảo vệ cơ thể bạn khỏi ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà nghiên cứu tin rằng một chất gọi là ... [xem thêm]

16 bí quyết nhỏ khi vào bếp giúp bạn sống khỏe hơn

(36)
Thức ăn bị nhiễm khuẩn hay thiếu vệ sinh trong cách chế biến là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai. Việc chủ ... [xem thêm]

Bố mẹ cần làm gì khi con cắn móng tay?

(24)
Đối với một số trẻ em, cắn móng tay đã thành thói quen và là cách để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn không tốt. Vậy bố mẹ ... [xem thêm]

Điều trị bệnh gout bằng những phương pháp nào?

(70)
Bệnh gout có khỏi hoàn toàn được không? Thực ra, điều trị bệnh gout dứt điểm là điều khá khó khăn, vì đây là bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ ... [xem thêm]

Có cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

(20)
Viêm da tiếp xúc là bệnh da liễu mà da sẽ nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Thông thường, sẽ không cần xét nghiệm để chẩn đoán viêm da ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục như thế nào?

(17)
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tình dục cao hơn so với người bình thường. Song một nghiên cứu cho thấy chỉ có ... [xem thêm]

Hiến máu có những tác dụng phụ nào?

(10)
Hiến máu là một nghĩa cử cứu người cao đẹp và đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, đối với số ít người hiến máu, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể gặp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN