Bạn có biết cách chữa viêm gan B?

(4.2) - 74 đánh giá

Hiện nay, thuốc chữa viêm gan B vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc viêm gan bạn có thể áp dụng.

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus này được truyền từ người sang người thông qua các chất dịch cơ thể, bao gồm cả máu hoặc tinh dịch.

Viêm gan B có thể gây ra một loạt các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Đau bụng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Buồn nôn, nôn
  • Mắt hoặc da có màu vàng

Viêm gan B có chữa được không?

Ngày nay, viêm gan B chưa có thuốc chữa trị. Các nhà nghiên cứu đang xem xét việc sử dụng công nghệ ADN để ngăn chặn quá trình sinh sản của virus trong cơ thể. Đồng thời, họ cũng đang tìm cách nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp tiêu diệt virus. Vì thế, cần phải có nhiều nghiên cứu dài hạn hơn được thực hiện để các phương pháp chữa trị tiềm năng này trở thành hiện thực.

Mặc dù chưa có cách chữa trị nhưng có một số phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm gan B. Hãy cùng tìm hiểu về các loại viêm gan B khác nhau và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Sự khác nhau giữa viêm gan B cấp tính và mạn tính là gì?

Viêm gan B có thể ở tình trạng cấp tính hoặc mạn tính:

  • Viêm gan B cấp tính: xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Viêm gan B mạn tính: kéo dài ít nhất là 6 tháng. Những người mắc phải viêm gan B loại này thường phải mang virus HBV đến cuối đời.

Hầu hết bệnh nhân viêm gan B cấp tính có thể hồi phục hoàn toàn. Thậm chí, bệnh còn không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Ngược lại, những người bị viêm gan B mạn tính thường cần điều trị để giúp kiểm soát tình trạng. Viêm gan B mạn tính cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh xơ gan và một số loại ung thư gan.

Nguy cơ phát triển bệnh viêm gan B mạn tính phụ thuộc vào lần đầu tiên họ được chẩn đoán nhiễm virus. Trẻ em, đặc biệt là những trẻ em dưới 5 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B sẽ có nguy cơ cao bệnh trở thành mạn tính. Người lớn ít có khả năng bị viêm gan B mạn tính hơn. Hãy nhớ rằng virus viêm gan B có thể xuất hiện trong nhiều năm trước khi cơ thể bắt đầu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Cách chữa viêm gan B cấp tính

Viêm gan B cấp tính thường không cần phải điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên theo dõi các triệu chứng bệnh và làm xét nghiệm máu thường xuyên để xác định xem virus còn tồn tại trong cơ thể bạn hay không.

Trong quá trình hồi phục, bạn hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạn cũng có thể dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, với bất kỳ cơn đau bụng nào xuất hiện.

Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bất kỳ triệu chứng nào của bạn nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể cần dùng thuốc kháng virus theo toa để tránh nguy cơ tổn thương gan tiềm ẩn.

Chữa viêm gan B mạn tính như thế nào?

Giống như viêm gan B cấp tính, viêm gan B mạn tính có thể không cần điều trị y tế. Một số bệnh nhân sẽ cần theo dõi các triệu chứng và xét nghiệm gan thường xuyên để tránh tổn thương gan vĩnh viễn.

Điều trị viêm gan B mạn tính thường liên quan đến thuốc kháng virus như:

  • Tiêm peginterferon alfa-2a
  • Thuốc kháng virus đường uống, chẳng hạn như tenofovir hoặc entecavir

Thuốc kháng virus có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương gan. Tuy vậy, thuốc hiếm khi loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Do đó, mục tiêu điều trị là có tải lượng virus trong máu thấp nhất có thể.

Nếu bạn mắc phải viêm gan B mạn tính, bạn cần phải theo dõi sáu tháng một lần để xét nghiệm máu, xác định tải lượng virus và kiểm tra tình trạng sức khỏe gan. Dựa trên kết quả, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc cho phù hợp. Một số người bị viêm gan B mạn tính nặng có thể được chỉ định ghép gan.

Viêm gan B có phòng ngừa được không?

Viêm gan B thường lây lan qua quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm vô tình hay cố ý. Tuy chưa có thuốc chữa viêm gan B nhưng bạn có thể thực hiện một vài biện pháp để phòng ngừa cũng như giảm lây lan virus HBV sang người khác như:

  • Sử dụng các biện pháp an toàn (như dùng bao cao su) trong quan hệ tình dục
  • Xét nghiệm viêm gan B định kỳ
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân có thể dính máu cho người xung quanh, chẳng hạn như dao cạo râu, bàn chải đánh răng
  • Không dùng chung ống hoặc kim tiêm

Vắc xin viêm gan B

Tiêm vắc xin viêm gan B là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm gan B. Vắc xin này được chia thành 3 liều và tiêm trong vòng 6 tháng. Ở nhiều quốc gia, trẻ sơ sinh sẽ nhận được liều vắc xin đầu tiên sau khi sinh.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh khuyến nghị tất cả các trẻ em dưới 19 tuổi cần phải được tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Người lớn cũng có thể nhận được đề nghị tiêm vắc xin nếu có nguy cơ nhiễm trùng cao do các nguyên nhân sau:

  • Đi du lịch hoặc sinh sống tại khu vực có nhiều người nhiễm viêm gan B
  • Thường xuyên quan hệ tình dục với một hay nhiều người
  • Làm việc trong môi trường y tế
  • Sử dụng các thuốc tiêm đường tĩnh mạch

Nếu bạn bị phơi nhiễm với virus viêm gan B và chưa được tiêm vắc-xin, hãy liên lạc với bác sĩ ngay. Họ có thể tiêm cho bạn liều vắc xin đầu tiên, sau đó bạn sẽ cần theo dõi để nhận được các liều còn lại trong vài tháng tới.

Bác sĩ cũng có thể kê toa một loại thuốc gọi là kháng thể (immunoglobulin) viêm gan B. Thuốc này hoạt động nhanh chóng để chống lại virus trong thời gian ngắn.

Cả hai phương pháp trên đều hoạt động tốt nhất trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus.

Kết luận

Hiện nay, không có thuốc chữa viêm gan B nhưng một số phương pháp sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như xơ gan.

Nếu bạn bị viêm gan B, bạn hãy cố gắng đi xét nghiệm máu sáu tháng một lần hoặc lâu hơn để theo dõi tải lượng virus và sức khỏe gan.

Nếu chẳng may bạn có nguy cơ phơi nhiễm viêm gan B, cách tốt nhất là tiêm vắc xin viêm gan B tại cơ sở y tế gần nhất nếu chưa từng tiêm phòng trước đây.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 câu nói khiến chàng yêu bạn nhiều hơn

(12)
Bạn có thể kỳ vọng người yêu sẽ nói những lời ngọt ngào để chứng minh tình cảm của anh ấy dành cho mình mà không biết anh ấy cũng muốn nghe những ... [xem thêm]

Món ăn tốt cho mẹ bầu khi đi làm không nên bỏ qua

(21)
Mẹ bầu đi làm nên ăn gì để thai nhi có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết? Chúng tôi sẽ giới thiệu một số món ăn tốt cho mẹ bầu để mẹ đi làm vẫn ... [xem thêm]

Tác động của thuốc hen suyễn Singulair với tình trạng ngủ hay gặp ác mộng

(87)
Một nghiên cứu quy mô lớn năm 2017 tại Hà Lan cho thấy, thuốc trị hen suyễn Singulair có sự tác động đáng kể đối với một số vấn đề về thần kinh như ... [xem thêm]

27 tuần

(97)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 27, bé sẽ có thể:Đứng vịn vào một ai đó hoặc một vật nào đó;Phản đối nếu bạn cố ... [xem thêm]

Lợi ích bất ngờ từ bột sắn dây dành cho mẹ bầu

(42)
Nhiều bà bầu nghĩ đến việc sử dụng bột sắn dây để giải nhiệt cho cơ thể vì sắn dây từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm có tính ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu bà bầu bị trĩ có nên sinh thường

(19)
Phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón trong thời gian mang thai và đó cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị trĩ. Tùy vào mức độ ... [xem thêm]

8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng

(43)
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Song đôi khi con sốt cao lại khiến bạn lo lắng, bối rối không biết làm gì khi bé sốt cao. ... [xem thêm]

Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

(71)
Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ sinh non phải chào đời trong khi các cơ quan đều chưa phát triển hoàn thiện hoặc thậm chí có trẻ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN