27 tuần

(3.61) - 97 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Vào tuần thứ 27, bé sẽ có thể:

  • Đứng vịn vào một ai đó hoặc một vật nào đó;
  • Phản đối nếu bạn cố gắng lấy đồ chơi của bé đi;
  • Cố gắng để có được một món đồ chơi ngoài tầm với;
  • Chuyền khối lập phương hoặc vật dụng khác từ tay này sang tay kia;
  • Tìm kiếm vật bị rơi;
  • Cào ngón tay vào các vật nhỏ và nhặt lên giữ trong nắm tay (vậy nên hãy giữ các vật gây nguy hiểm ra khỏi tầm tay bé);
  • Nói bập bẹ, kết hợp nguyên âm và phụ âm như ga-ga-ga, ba-ba-ba, ma-ma-ma, da-da-da;
  • Sẵn sàng để thử ăn thức ăn cầm tay;
  • Tự ăn bánh quy giòn hoặc các loại thức ăn khác cầm trên tay.
  • Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Bé có thể sẽ cho bạn biết rằng bé đã sẵn sàng để thử tự ăn từ rất sớm bằng cách cầm lấy chiếc thìa mà bạn đang đút bốc thức ăn từ chén của bạn. Hãy chia bốn, năm miếng thức ăn vào khay thức ăn của bé hoặc vào một cái đĩa không vỡ. Để giảm nguy cơ nghẹt thở, tốt nhất bạn nên cho bé ăn khi ngồi thẳng trên ghế cao hơn là ngồi tựa trong xe đẩy.

Bé có thể thèm ăn nhưng lại không có nhiều răng, vì vậy hãy bắt đầu với các loại thực phẩm mà bé có thể nhai bằng nướu hoặc dễ tan trong miệng. Khi bé lớn, bạn có thể cho bé tập ăn các loại thức ăn có kích thước lớn hơn.

Bạn hãy cùng bé xem sách để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của bé và giúp bé thêm yêu thích việc đọc sách. Con bạn lúc này có thể chưa có đủ kiên nhẫn để ngồi yên trong khi bạn đọc một câu chuyện, nhưng đừng vội thất vọng. Cho dù con bạn bao nhiêu tuổi đi nữa, đọc sách cũng sẽ mang đến cho bé một cơ hội tuyệt vời để hoà nhập với xã hội bên ngoài.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Tùy vào từng tình trạng cụ thể của bé, bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra thể chất tổng quát, sử dụng kỹ thuật chẩn đoán và thủ tục thực hiện cũng rất khác nhau. Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra toàn bộ hoặc hầu hết các điều sau:

  • Tiêm chủng lần ba nếu bé có sức khỏe tốt và không có chống chỉ định nào khác. Hãy thảo luận chắc chắn với bác sĩ về bất kỳ phản ứng nào có thể xảy ra trước khi tiêm.
  • Hãy hỏi bác sĩ: phản ứng gì có thể xảy ra cho trẻ khi tiêm chủng lần ba? Bạn nên đối phó với các phản ứng đó như thể nào? Khi bé có những phản ứng nào thì bạn nên gọi cho bác sĩ? Những loại thực phẩm nên cho bé ăn vào lúc này là gì?

Mẹ nên biết thêm những gì?

Đến phòng cấp cứu

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng bạn nên có sự chuẩn bị phòng ngừa trường hợp xấu nhất. Các lý do phổ biến nhất với trẻ nhỏ phải đến phòng cấp cứu là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tắc nghẽn đường ruột hoặc lên cơn suyễn. Ngoài ra, khi con bạn trở nên tò mò và hoạt động nhiều hơn, bé có thể nuốt hoặc hít vào một vật thể hoặc té ngã và bị chấn thương hoặc bị rách đâu đó và cần được khâu lại.

Nếu bé bị khó thở vì bất kì lý do nào hoặc bị sốc phản vệ, hãy gọi 115. Trước khi tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra, bạn nên biết phòng cấp cứu gần nhất ở đâu (lý tưởng nhất là tại một bệnh viện nhi) và đường để đi đến đó. Nhân viên phòng cấp cứu sẽ yêu cầu bạn điền một số giấy tờ, vì vậy hay luôn giữ bên mình thông tin bảo hiểm sức khỏe của bạn và tên, số điện thoại bác sĩ của con bạn.

Hãy cho bé thấy rằng bạn đang bình tĩnh và mọi thứ vẫn trong tầm kiểm soát, ngay cả khi bạn không thực sự cảm thấy như vậy. Bé có thể cần được bạn an ủi và quan tâm săn sóc nhiều hơn để có thể bớt lo lắng. Mang theo túi tã, quần áo để thay, một số sách hay đồ chơi yêu thích của bé và thức ăn đủ cho một hoặc hai lần ăn. Khi làm thủ tục, hỏi xem bạn có thể cho bé ăn trong lúc chờ đợi được không (bởi vì bạn sẽ phải đợi lâu hơn với những kiểm tra X-quang đặc biệt và trong trường hợp nếu bé được bác sĩ cho ăn).

Chuyển sang uống sữa bò

Bạn không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé được một tuổi. Nếu có thể, hãy cho bé tiếp tục bú ít nhất trong năm đầu tiên (và cả sau đó miễn là hai mẹ con đều muốn điều này). Khi bạn không thể cho bú nữa, bạn có thể cho bé dùng sữa tăng cường chất sắt cho trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chọn loại sữa bột nào cho bé khi bạn quyết định cho bé cai sữa mẹ.

Khi bé đã chuyển sang uống sữa bò được một năm, hãy chắc chắn bạn sử dụng sữa nguyên chất, chứ không phải là sữa gầy (không béo) hoặc ít béo. Sữa nguyên chất thường được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sau hai tuổi, mặc dù một số bác sĩ cho phép việc sử dụng sữa 2% béo ở trẻ trên 18 tháng.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Đánh răng cho bé

Có nhiều lý do bạn cần chăm sóc tốt răng miệng của bé. Trước hết, vì chúng sẽ giữ vị trí cho răng vĩnh viễn sau này. Sâu răng và rụng những chiếc răng đầu tiên có thể làm biến dạng miệng vĩnh viễn. Hơn nữa, bé cũng cần răng sữa để cắn và nhai trong nhiều năm trước khi được thay răng vĩnh viễn. Răng hư có thể ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của bé. Răng khỏe mạnh cũng rất quan trọng cho sự phát triển khả năng nói và cả ngoại hình – cả hai điều này đều rất quan trọng để bé tự tin khi trưởng thành. Cuối cùng, bạn hãy bắt đầu tập cho bé đánh răng sớm. Những thói quen chăm sóc răng tốt sẽ là nền tảng vững chắc đảm bảo răng của bé sẽ khỏe mạnh.

Bạn có thể dùng một miếng gạc, khăn mặt sạch ẩm ướt, bao ngón tay dùng một lần được thiết kế đặc biệt hoặc bàn chải với lông chải mềm, bàn chải đánh răng dùng cho trẻ nhỏ (với không nhiều hơn ba hàng lông) được làm ẩm bằng nước để làm sạch răng của bé. Bạn hãy lau sạch hoặc chải răng cho bé sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Hãy chú ý nên chải nhẹ nhàng. Hãy nhớ lau ở lưỡi, vì lưỡi cũng là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh. Không nên dùng kem đánh răng, tuy nhiên bạn vẫn có thể cho chút ít kem đánh răng để tăng hương vị cho bàn chải nếu điều đó làm bé thích thú hơn với việc đánh răng.

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, dinh dưỡng hợp lý cũng có tác động tương tự đến sức khỏe răng miệng của bé. Hãy bắt đầu cho bé ăn uống đầy đủ ngay từ bây giờ. Hãy bảo đảm bé được bổ sung đủ lượng canxi, phốt pho, flo, các khoáng chất và vitamin khác (đặc biệt là vitamin C, giúp duy trì sức khỏe của nướu) và hạn chế các thực phẩm giàu đường tinh luyện (bao gồm bánh quy) hoặc đường tự nhiên gây dính răng (như trái cây khô, thậm chí nho khô). Những điều này có thể giúp ngăn ngừa những cơn đau đi kèm với sâu răng và chảy máu nướu răng. Bạn nên hạn chế số lần cho bé ăn đồ ngọt (ngay cả với những bé khỏe mạnh) xuống chỉ còn một hoặc hai lần một ngày vì càng nhiều đường nạp vào cơ thể thì nguy cơ sâu răng càng cao. Hãy cho bé ăn đồ ngọt trong các bữa ăn – khi chúng ít gây hại nhất, thay vì cho bé ăn vào giữa các bữa ăn. Ngoài ra hãy chải răng ngay sau khi cho bé ăn đồ ngọt.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đầu tiên sẽ diễn ra vào giữa tháng thứ 6 và tháng thứ 12 đối với trẻ có nguy cơ sâu răng cao, chẳng hạn như những bé có thói quen đi ngủ với một chai nước trái cây hoặc sữa bột, các bé hay gặp ác mộng hoặc ngủ mớ ban ngày hoặc những bé dành nhiều thời gian trong ngày ngậm chai vào miệng cũng có nguy cơ sâu răng. Khám răng càng sớm, cơ hội ngăn ngừa các bệnh về răng càng cao. Nếu bé bị răng thưa, răng bé thường sẽ khít lại về sau nên những trường hợp này hiếm khi cần sự can thiệp sớm của bạn và nha sĩ.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích vàng của ánh nắng với đôi mắt

(83)
Ánh nắng mặt trời đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trẻ vị thành niên tiếp xúc nhiều với ánh nắng ... [xem thêm]

Stevia – chất làm ngọt tự nhiên không chưa calo

(23)
Stevia là gì? Từ “stevia” thật ra được dùng để chỉ cây Stevia rebaudiana , một loại cây họ Cúc ở vùng Nam Mỹ. Chỉ có vài bộ phận của cây có vị ... [xem thêm]

Ngân hàng sữa mẹ và những điều bạn cần biết

(60)
Ở Việt Nam, ngân hàng sữa mẹ có lẽ vẫn chưa là một khái niệm phổ biến. Tháng 1/2016, Việt Nam đã đưa vào hoạt động một ngân hàng sữa mẹ đầu tiên ... [xem thêm]

Giải oan tin đồn paraben trong mỹ phẩm gây ung thư

(45)
Trong những năm gần đây, paraben là một chủ đề nóng thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có mấy ai biết được chính xác paraben là gì và những ... [xem thêm]

Vùi dương vật ở trẻ: không khó trị nhưng nên phát hiện và chữa sớm

(74)
Vùi dương vật ở bé trai tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bình thường cũng như tâm tâm sinh lý của trẻ. ... [xem thêm]

Tình nguyện và những điều nên biết

(31)
Hoạt động tình nguyện sẽ đem đến cho bạn một cơ hội để thay đổi xã hội và thay đổi ngay cả cuộc sống của chính bạn. Nếu bạn buồn khi thấy đài ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người cao tuổi: bạn cần phải làm gì?

(46)
Một số mẹo nhỏ trong cách lựa chọn thực đơn cũng như chế biến và bài trí món ăn sẽ giúp việc đảm bảo dinh dưỡng cho người cao tuổi trở nên dễ dàng ... [xem thêm]

Mọc mụn ở đầu nhũ hoa: Cách nhận biết dấu hiệu nguy hiểm

(50)
Tình trạng mọc mụn ở đầu nhũ hoa hay núm vú là lành tính và khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn nên phải cảnh giác nếu thấy các nốt sưng hay mụn trên núm vú ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN