3 điều bạn cần biết về chứng khô miệng để phòng tránh

(3.97) - 60 đánh giá

Chứng khô miệng không chỉ đơn giản nhắc nhở bạn phải uống nhiều nước hơn mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng.

Chứng khô miệng (xerostomia) là tình trạng miệng không có đủ nước bọt để giữ độ ẩm. Đây không chỉ là một triệu chứng khó chịu mà còn là một dấu hiệu có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị.

1. Vì sao bạn bị khô miệng?

Khô miệng có thể gặp ở mọi đối tượng trong các khoảng thời gian khác nhau, đặc biệt là giai đoạn lo lắng, khó chịu hoặc căng thẳng. Nhưng đối với một số người, khô miệng đôi khi xảy ra khi các tuyến nước bọt không hoạt động bình thường. Đây còn là một tác dụng phụ rất hay gặp của hơn 400 loại thuốc.

Bên cạnh đó, khô miệng cũng có thể là kết quả của các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị và hóa trị, hoặc các bệnh nhất định (hội chứng Sjögren, HIV/AIDS, bệnh tiểu đường). Có nhiều người lớn tuổi bị khô miệng nhưng đó không phải là điều bình thường trong quá trình lão hóa.

2. Nhận biết chứng khô miệng

Dấu hiệu đầu tiên của khô miệng là họng và niêm mạc cảm thấy khô rát, đôi khi gây ra cảm giác nóng rát, lưỡi giảm vị giác. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra sâu răng, miệng có mùi hôi và viêm nhiễm.

Ở một số trường hợp, khô miệng còn được nhận biết khi miệng xuất hiện vết lở loét kéo dài, môi bị nứt nẻ. Các vết lở còn xuất hiện quanh khóe miệng. Thiếu nước bọt có thể gây ra bệnh nướu răng và sâu răng.

3. Kiểm soát chứng khô miệng

Nước bọt là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình tiêu hóa thực phẩm. Nước bọt không chỉ giữ ướt miệng mà còn giúp ngăn ngừa sâu răng, kiểm soát vi khuẩn, virus và nấm trong miệng. Nếu không tiết đủ nước bọt, sâu răng có thể phát triển hoặc dễ loét miệng dẫn tới nhiễm trùng.

Vì vậy, khi có dấu hiệu của tình trạng khô miệng, bạn cần chú ý những lời khuyên dưới đây:

  • Đánh răng hàng ngày bằng kem đánh răng có chất fluoride và bàn chải có lông mềm. Nếu lông bàn chải khô cứng gây đau rát, hãy thử ngâm bàn chải trong nước ấm.
  • Xoa bóp bên ngoài theo hướng hàm răng mỗi ngày một cách nhẹ nhàng. Tránh sử dụng chỉ nha khoa nếu răng chảy máu hoặc đau nhức. Đến gặp nha sĩ nếu bạn tiếp tục gặp các vấn đề về lợi.
  • Tránh thức ăn nhiều đường và uống nước càng nhiều càng tốt. Chải răng ngay sau khi ăn.
  • Khám răng định kì và đến nha sĩ để vệ sinh răng ít nhất hai lần trong năm. Nha sĩ của bạn có thể khuyến nghị giúp bạn loại kem đánh răng có chất fluoride đặc biệt hoặc đề nghị hướng điều trị để bảo vệ răng của bạn.
  • Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tăng lưu lượng nước bọt.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí vào ban đêm để hít thở độ ẩm trong khi ngủ.

Ngoài ra, bị khô miệng còn do lối sống sinh hoạt không lành mạnh như uống quá nhiều rượu vào buổi tối dẫn đến cơ thể bị khử nước. Khô miệng nếu để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe, do đó khi có biểu hiện khô miệng trong khoảng thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra phương án điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Casein protein là gì mà giúp bạn nuôi dưỡng cơ bắp?

(58)
Casein là protein, whey cũng là protein. Vậy casein protein là gì mà có thể giúp nuôi dưỡng cơ bắp và sự khác biệt giữa hai loại protein này như thế nào?Dưới ... [xem thêm]

Bạn đã sử dụng chỉ nha khoa đúng cách?

(80)
Chỉ nha khoa là vật dụng trong ngành nha khoa giúp lấy thức ăn thừa và quét sạch các mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn tẩy trang Halloween từ đầu đến chân

(25)
Tẩy trang là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da của các chị em phụ nữ. Việc lựa chọn loại tẩy trang nào phù hợp cũng được phái đẹp cân nhắc ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết trước khi dùng thuốc ngủ

(26)
Thuốc ngủ có thể giúp bạn ngủ dễ dàng khi bị căng thẳng hoặc do những tình trạng khác làm bạn tỉnh táo. Tất cả thuốc ngủ thường được bác sĩ kê toa ... [xem thêm]

Làm sao trị chứng giảm ham muốn ở phụ nữ?

(86)
Tình trạng giảm ham muốn ở phụ nữ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên như bệnh lý y khoa, thuốc hay các xung đột trong mối quan hệ. Nếu không muốn vấn ... [xem thêm]

14 loại thức uống lành mạnh bạn nên uống buổi sáng

(51)
Loại thức uống lành mạnh mà bạn có thể dùng không chỉ có nước lọc mà còn là nước dừa, trà xanh, trà gừng, nước ép rau, nước lô hội… Hãy đa dạng ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều hơn bình thường

(16)
“Xì hơi” có lẽ là cụm từ mà khiến nhiều người xấu hổ khi nhắc tới nó, nhưng sự thực là mọi người ai cũng “xì hơi”. Dù là hoạt động sinh lý cơ ... [xem thêm]

Bé bị hen suyễn vẫn thoải mái đi du lịch

(42)
Việc trẻ bị suyễn không phải là lý do ngăn cản bạn lên kế hoạch cho một kì nghỉ gia đình, cho trẻ tham gia cắm trại qua đêm hoặc đi du lịch cùng bạn bè. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN