Bạn biết gì về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em?

(4.1) - 55 đánh giá

Tuy bệnh lupus ban đỏ không thường xuyên xảy ra ở trẻ em, nhưng việc hiểu rõ bệnh sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích về căn bệnh này và biết cách chăm sóc con tốt hơn.

Lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em (SLE) khác với bệnh khởi phát ở người trưởng thành theo những cách riêng biệt. Tuy nhiên, phương pháp điều trị lại có nhiều điểm chung. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc bệnh lupus ban đỏ.

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm cũng như tổn thương ở các cơ quan nội tạng, da và khớp. Thận, tim, phổi và não đều thuộc danh sách những cơ quan thường bị tác động nhiều nhất. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của bệnh đến người lớn và trẻ nhỏ có sự khác biệt rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng trải dài từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong.

Đối với người lớn, phần lớn những người mắc bệnh lupus ban đỏ là phụ nữ trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên đến 45 tuổi. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà khoa học cho rằng một phần nguyên nhân gây bệnh có liên quan mật thiết với vấn đề nội niết tố của phái nữ (estrogen).

Còn ở trẻ em, lupus phổ biến nhất ở những bé từ 15 tuổi trở lên. Trẻ mắc bệnh sẽ có khoảng thời gian bùng phát và thuyên giảm (một phần hoặc hoàn toàn) các triệu chứng. Nhiều trẻ bị bệnh lupus ban đỏ cũng có vấn đề về thận. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về thận có thể làm giảm khả năng sống của bệnh nhân mắc phải. Trong một số trường hợp, tình trạng tổn thương thận ở trẻ em với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy thận và cần phải tiến hành phẫu thuật ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống.

Bạn hãy tìm hiểu thêm về chứng bệnh này qua bài viết Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ

Lupus là một dạng rối loạn tự miễn dịch. Trong những rối loạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Nhiều yếu tố đã được chứng minh có khả năng gây ra bệnh lupus ban đỏ. Các yếu tố thường bao gồm: di truyền, tác động của môi trường và giới tính (tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam).

Dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ thường ở dạng mạn tính, nhưng chúng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời trẻ. Tình trạng sức khỏe này ảnh hưởng đến mỗi bé theo những cách khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

  • Sốt cao
  • Rụng tóc
  • Loét miệng
  • Vấn đề về thận
  • Giảm sự thèm ăn
  • Thiếu năng lượng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Số lượng hồng cầu thấp
  • Nhạy cảm với ánh mặt trời
  • Cứng, đau và sưng ở khớp
  • Rối loạn chức năng thần kinh hoặc não
  • Bạch cầu thấp hoặc số lượng tiểu cầu thấp
  • Dịch lỏng xuất hiện xung quanh phổi, tim hoặc các cơ quan nội tạng khác
  • Phát ban dạng đĩa, đây là dạng phát ban nổi ở đầu, cánh tay, ngực hoặc lưng
  • Phát ban Malar (một dạng phát ban có hình dạng như một con bướm thường xuất hiện trên sống mũi và má)
  • Hiện tượng Raynaud – một tình trạng khiến các mạch máu của ngón tay và ngón chân co thắt lại nếu bị kích thích bởi các yếu tố như cảm lạnh, căng thẳng hoặc bệnh tật.

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể giống với các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Mặt khác, điều quan trọng cần nhớ là dẫu cho cơ thể xuất hiện một số triệu chứng trên không có nghĩa rằng con bạn bị lupus ban đỏ. Nếu bạn lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tham khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đầy đủ.

Kiểm tra chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus rất khó chẩn đoán vì phạm vi rộng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi trẻ. Không có xét nghiệm một lần nào có thể xác định chính xác. Thay vào đó, bác sĩ thường đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên bệnh sử của trẻ kèm theo các triệu chứng và một loạt các xét nghiệm chẩn đoán từ vật lý cho đến hình ảnh. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá chức năng thận.
  • Chụp X-quang để quan sát mô bên trong, xương và các cơ quan nội tạng.
  • Xét nghiệm máu để tìm kiếm một số kháng thể có trong hầu hết những người bị bệnh lupus ban đỏ.
  • Xét nghiệm bổ sung để đo mức độ của một nhóm protein trong máu giúp tiêu diệt các chất lạ. Mức độ bổ sung thấp trong máu thường liên quan đến bệnh lupus.
  • Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) được sử dụng để nhận diện tình trạng viêm trong cơ thể. Mặc dù kết quả xét nghiệm phản ánh mức độ viêm nhưng đôi khi bé có thể không hề mắc bệnh lupus ban đỏ. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện lặp lại để kiểm tra phản ứng của con bạn với thuốc.
  • Tốc độ máu lắng (còn gọi là ESR) có tác dụng đo tốc độ các tế bào hồng cầu rơi xuống đáy ống nghiệm nhanh như thế nào. Khi bị sưng và viêm, các protein của máu tụ lại với nhau và trở nên nặng hơn bình thường. Do đó khi được đo, chúng sẽ rơi và lắng nhanh hơn ở đáy ống nghiệm. Thông thường, các tế bào máu rơi càng nhanh, tình trạng viêm càng nghiêm trọng.

Cách điều trị bệnh lupus

Không có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng việc điều trị có thể làm giảm một số triệu chứng của rối loạn, dựa trên:

  • Mức độ của tình trạng
  • Các cơ quan nội tạng cụ thể bị ảnh hưởng
  • Tuổi của bé, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh
  • Cách bé phản ứng với các loại thuốc và liệu pháp trị bệnh.

Nếu các triệu chứng của bệnh chỉ ở mức nhẹ điều trị có thể không cần thiết. Bé có thể được chỉ định sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để làm dịu các cơn đau khớp. Một vài biện pháp khác bao gồm:

  • Chế độ ăn uống hợp lý
  • Điều trị nhiễm trùng ngay lập tức
  • Corticosteroid nhằm kiểm soát viêm
  • Thuốc hydroxychloroquine để giảm triệu chứng
  • Nghỉ ngơi đầy và ngủ ít nhất 8 – 10 giờ vào ban đêm
  • Thuốc ức chế miễn dịch để ức chế hệ thống tự miễn dịch của cơ thể
  • Sử dụng kem chống nắng, hạn chế ra ngoài (trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều), đội mũ, mặc áo dài tay và quần dài. Ánh nắng mặt trời có thể khiến bệnh nặng hơn
  • Các kháng thể đơn dòng, như belimumab và rituximab, có thể được sử dụng cho một số trẻ nhỏ, tùy thuộc vào mức độ của bệnh và kết quả của các xét nghiệm máu nhất định.

Trẻ em bị bệnh lupus ban đỏ không nên chủng ngừa bằng virus sống, bao gồm thủy đậu, MMR (sởi, quai bị, rubella) và uống vắc-xin bại liệt. Hãy thận trọng với điều này cũng như thông báo cho bác sĩ về tình hình bệnh của bé trước khi tiêm phòng.

Chăm sóc trẻ mắc bệnh lupus ban đỏ

Trẻ em bị lupus ban đỏ cần được bác sĩ chuyên khoa thấp khớp theo dõi thường xuyên để đảm bảo bệnh được kiểm soát và các loại thuốc không gây ra tác dụng phụ. Tùy thuộc vào cơ quan nội tạng mà bệnh ảnh hưởng, trẻ em có thể cần sự chăm sóc từ các bác sĩ có chuyên môn riêng biệt.

Phương Uyên/ Chúng tôi

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gan nhiễm mỡ độ 2: Mối nguy hiểm cận kề

(86)
Gan nhiễm mỡ nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và cuối cùng là sự đe dọa đến tính mạng của bạn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu ... [xem thêm]

Phấn ong có gây tác dụng phụ lên cơ thể?

(49)
Từ lâu phấn ong đã được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần lưu ý gì khi sử dụng phấn hoa?Nhiều chuyên gia ... [xem thêm]

Thì là chữa ho, lợi sữa và nhiều công dụng khác

(74)
Thì là vốn là một loại rau thơm có nguồn gốc từ các nước giáp bờ biển Địa Trung Hải. Mùi hương của thì là cũng giống như hồi và cam thảo. Lá, thân và ... [xem thêm]

Sa tử cung khi mang thai nguy hiểm đến mức nào?

(94)
Mang thai có thể ảnh hưởng đến người phụ nữ theo nhiều cách bất ngờ. Việc các nội tiết dao động, thay đổi sinh lý và tâm lý mà mẹ bầu trải qua sẽ ... [xem thêm]

Chất thay thế đường

(30)
Chất thay thế đường là gì? Chất thay thế đường là những hợp chất hóa học hay hợp chất tự nhiên có khả năng tạo ngọt mạnh hơn nhưng chứa ít năng ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị bệnh cao huyết áp

(13)
Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị cao huyết áp nhấn mạnh đến mức khẩu phần, loại thực phẩm và lượng chất dinh dưỡng thích hợp dành cho người ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu vượt qua nỗi lo ra nhiều khí hư trong khi mang thai

(59)
Khi mang thai bạn phải trải qua nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là thời gian cơ thể bắt đầu thích nghi với thai nhi phát triển trong cơ ... [xem thêm]

Tư thế ngủ tiết lộ mối quan hệ gì giữa hai bạn?

(10)
Tư thế ngủ sẽ tiết lộ gì về bạn và anh ấy? Liệu mối quan hệ giữa bạn và anh ấy vẫn tốt đẹp hay đang gặp vấn đề mà bạn chưa nhận ra?Theo các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN