Giúp mẹ bầu vượt qua nỗi lo ra nhiều khí hư trong khi mang thai

(3.86) - 59 đánh giá

Khi mang thai bạn phải trải qua nhiều thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là thời gian cơ thể bắt đầu thích nghi với thai nhi phát triển trong cơ thể.

Trước khi mang thai, đôi lúc bạn có xuất hiện khí hư. Tuy nhiên, bạn nên chú ý hơn với tình trạng khí hư của mình, chẳng hạn như mật độ dày đặc hay ít, màu sắc và mùi. Khi mang thai, lượng hormone estrogen đạt đến mức cao nhất. Ngoài ra, lưu lượng máu di chuyển về vùng chậu cũng tăng lên. Lớp niêm mạc tử cung hoạt động mạnh hơn bình thường làm lượng chất nhầy tử cung tăng lên. Chất nhầy này chảy vào âm đạo tạo thành dịch âm đạo.

Dấu hiệu cảnh báo bà bầu có khí hư bất thường?

Khí hư có màu trắng hoặc trắng nhạt chứng tỏ cơ thể bạn đang bình thường. Tuy nhiên, nếu khí hư kèm theo những yếu tố khác, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra xem mình có mắc bệnh gì không. Dưới đây là một số dấu hiệu báo khí hư bất thường và cần đi khám:

  • Khí hư hơi đục hoặc có màu hơi xám
  • Khí hư có mùi hôi như mùi cá hay mùi thối, có thể bạn đang bị nhiễm trùng âm đạo. Nếu cơ thể bình thường, dịch âm đạo sẽ không có mùi.
  • Nếu bạn cảm thấy ngứa ở khu vực âm đạo hay ngứa khi đi tiểu, bạn có thể bị nhiễm nấm âm đạo.

Khí hư trong tam cá nguyệt thứ 3

Đôi khi bạn nhận thấy khí hư trong âm đạo trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc những ngày cuối của thai kỳ. Ở tam cá nguyệt thứ 3, chất nhầy chảy ra ngoài qua đường âm đạo. Chất nhầy giống như một hàng rào bảo vệ giữ cổ tử cung luôn đóng từ những tháng đầu thai kỳ. Điều này giúp thai nhi luôn được bảo vệ khỏi vi trùng hoặc bất kỳ chất nào tiếp cận tử cung. Khi cơ thể bạn sẵn sàng sinh con (sau tuần thứ 36 của thai kỳ), chất nhầy bắt đầu lỏng hơn và chảy ra ngoài âm đạo.

Nguyên nhân chảy máu âm đạo khi mang thai

1. Các nguyên nhân không lây nhiễm

  • Viêm cổ tử cung là tình trạng các tế bào mỏng bên trong cổ tử cung lan tới bề mặt cổ tử cung.
  • Viêm âm hộ là một tình trạng nhiễm trùng khiến bạn cảm thấy ngứa, bỏng rát ở khu vực bên trong và ngoài âm đạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể tiếp xúc với các chất kích thích hay chất dị ứng.
  • Nguyên nhân sinh lý là một tình trạng tự nhiên của cơ thể và không có cách ngăn chặn nó xảy ra mặc dù nó có thể được điều trị nếu được chẩn đoán kịp thời.

2. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

  • Nấm men Candida là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm trên toàn thế giới. Nó có thể dẫn đến cảm giác ngứa, rát trong âm đạo và các vùng lân cận, dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.
  • Viêm âm đạo xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong vùng âm đạo. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn âm đạo, các dấu hiệu và triệu chứng có thể không phải lúc nào cũng rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn ngửi thấy mùi hôi từ dịch âm đạo, có thể là bạn bị viêm âm đạo.
  • Bệnh lậu do một loại vi khuẩn gây ra hiện tượng nhiễm trùng, thường lây truyền qua đường tình dục.
  • Nhiễm khuẩn Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người.
  • Nhiễm trùng roi âm đạo ảnh hưởng đến nam và nữ giới.

Nguy cơ có thể xảy ra khi khí hư là dấu hiệu của bệnh

Dưới đây là một vài loại nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất:

1. Nhiễm nấm men

Khi mang thai, lượng hormone của cơ thể thay đổi liên tục. Kết quả, bạn có nguy cơ nhiễm nấm men cao hơn. Ngoài ra, khi mang thai, lượng dịch trong âm đạo có chứa nhiều đường hơn khi không mang thai. Điều này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men.

2. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo do vi khuẩn thường không gây triệu chứng nào. Tình trạng này làm ảnh hưởng xấu đến thai kỳ và thai nhi. Nếu bạn bị nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai, bạn có nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc con có thể nhỏ hơn so với bình thường. Nếu bạn đã từng sinh non và hiện tại con quá nhỏ so với lần mang thai trước, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra chính xác có phải do viêm âm đạo.

3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trong trường bạn có các dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo, đầu tiên, bác sĩ sẽ đề nghị bạn kiểm tra về bệnh nhiễm trùng nấm men. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là khi bạn vẫn có quan hệ tình dục và không dùng các biện pháp phòng vệ an toàn (bao cao su) trong thai kỳ.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến sinh non và gây ra nhiều trường hợp nhiễm trùng tử cung sau khi sinh. Ngoài ra, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền sang thai nhi trong khi mang thai hoặc tại thời điểm sinh. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến bé sinh ra bị nhẹ cân, mất thị lực, không thể nghe, tổn thương não và thai nhi tử vong.

Làm gì để ngăn nhiễm trùng âm đạo?

  • Không quan hệ tình dục với nhiều người, đặc biệt là khi mang thai. Tốt nhất, nên quan hệ tình dục với một bạn tình duy nhất và đảm bảo cả 2 đều không mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
  • Đừng dùng vòi sen rửa vùng âm đạo vì âm đạo có chức năng tự rửa sạch. Nếu bạn thường xuyên dùng vòi sen để rửa âm đạo, nó có thể có tác dụng ngược lại và loại bỏ các vi khuẩn tốt từ âm đạo, gây mất cân bằng hệ vi sinh tại chỗ. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
  • Bạn nên làm khô khu vực xung quanh âm đạo đúng cách sau mỗi lần rửa âm đạo. Vi khuẩn sinh sôi nảy nở tốt nhất ở những vùng ấm và ẩm. Do đó, nếu âm đạo và vùng lân cận của bạn không khô, cơ hội sinh sản vi khuẩn sẽ cao hơn. Nó sẽ làm bạn tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
  • Mặc quần lót không quá chật và chọn loại quần may bằng vải cotton để giúp thấm hút mồ hôi và giúp tránh mồ hôi tích tụ làm khu vực âm đạo ẩm ướt, nhờ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm có mùi hương và chất khử mùi trên vùng âm đạo. Không sử dụng bọt tắm vì có thể gây kích ứng vùng âm đạo và cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 lời khuyên cho chế độ ăn uống của trẻ vị thành niên

(84)
Dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho tất cả mọi người, dinh dưỡng lại càng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ vị thành niên. Tuy ... [xem thêm]

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quangBộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quangTìm hiểu ... [xem thêm]

Phim sex: Tưởng không hại nhưng lại hại không tưởng!

(45)
Có một thực tế là rất nhiều người thích xem phim sex. Đặc biệt là phái mạnh. Coi phim sex có thể giúp bạn tự thỏa mãn nhu cầu tình dục, nhưng liệu nó có ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

(56)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

9 lời khuyên dinh dưỡng cho chàng trai tuổi dậy thì

(84)
Khi con bạn bước vào tuổi dậy thì, khoảng 10 tuổi ở bé gái và 12 tuổi ở bé trai, trẻ sẽ thường xuyên thèm ăn và mau đói khi vận động. Hãy cùng Chúng tôi ... [xem thêm]

Để chụp ảnh bé sơ sinh đẹp, bạn phải có chiêu

(73)
Theo quan niệm dân gian, nhiều người tin rằng nên kiêng chụp ảnh trẻ sơ sinh vì đó là chiếc máy bắt hồn trẻ, đặc biệt là khi bé ngủ. Thật ra, điều này ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị say cà phê?

(87)
Cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo hơn nhưng đôi khi sẽ khiến bạn khó chịu với các triệu chứng say cà phê như bồn chồn, run tay chân, mất ngủ… Nếu biết ... [xem thêm]

17 tháng

(45)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Thói la hét của bé bắt đầu xuất hiện và rõ ràng thói quen này chẳng dễ chịu chút nào. Hệt như cách bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN