Tinh dầu hương thảo: 9 lý do nên dùng và cách tự làm

(3.83) - 12 đánh giá

Tinh dầu hương thảo là một trong những thành viên nổi bật trong đại gia đình tinh dầu nhờ vào mùi thơm cũng như các tác dụng tốt đối với sức khỏe của người dùng.

Mặc dù được biết đến nhiều nhất như một loại gia vị thực phẩm, hương thảo còn là một cây thuốc và dược liệu phổ biến trên toàn thế giới. Thêm vào đó, tinh dầu hương thảo cũng đã được ứng dụng vào y học dân gian. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ bật mí những lợi ích mà loại dầu này mang lại kèm theo cách thức để tạo ra 1 lọ dầu hương thảo cho riêng mình.

Tác dụng của tinh dầu hương thảo

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu hương thảo có nhiều tác dụng tích cực với một số vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay. Các tác dụng bao gồm:

1. Tăng cường sức đề kháng

Khi nói đến việc bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật, chất chống oxy hóa là một trong những vũ khí lợi hại nhất. Tinh dầu hương thảo có chứa myrcene, một loại hóa chất có vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp săn lùng các gốc tự do có thể làm hỏng các tế bào và vô hiệu hóa chúng. Do đó, việc ngửi dầu hương thảo thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

2. Giảm đau cơ và đau khớp

Khả năng giảm đau của tinh dầu hương thảo là một điểm nổi bật khác khi bàn đến lợi ích của loại tinh dầu này. Nhờ vào hàm lượng 1,8-cineole (hay còn gọi là eucalyptol), alpha-pinene và long não mà dầu hương thảo có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống nôn.

Ngoài ra, từ xa xưa ở phương Tây, người ta đã dùng dầu để giảm đau cơ, đau khớp, bong gân cùng các triệu chứng viêm khớp và thấp khớp trong nhiều năm.

3. Tăng cường tuần hoàn máu

Dầu hương thảo khi dùng ngoài da sẽ góp phần cải thiện lưu thông máu ở khu vực được massage. Biện pháp này còn đem đến những lợi ích khác như giảm đau, giúp đông máu nhanh, tăng tốc độ chữa lành vết thương cũng như thúc đẩy sự phát triển của tóc.

4. Chữa đau đầu

Những cơn đau đầu và đau nửa đầu thường xuyên làm bạn khó chịu? Vậy thì hãy thử một số biện pháp sau nhé: Xoa một vài giọt dầu hương thảo giữa hai lòng bàn tay, sau đó khum lòng bàn tay lại rồi đặt lên mũi và miệng. Đặc tính giảm đau mạnh mẽ của loại tinh dầu này sẽ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu và giúp bạn trở lại với hoạt động thường ngày.

5. Giúp cải thiện hoạt động hô hấp

Nếu bạn đang gặp phải chứng rối loạn hô hấp và muốn tìm kiếm một biện pháp tự nhiên để cải thiện, hãy nghĩ đến tinh dầu hương thảo nhé.

Hợp chất eucalyptol và long não có trong dầu giúp làm giãn phế quản phổi, hỗ trợ không khí lưu thông tốt hơn. Từ đó giúp giảm nhẹ một số vấn đề về hô hấp như nghẹt mũi, ho, cảm lạnh, đau họng cũng như điều trị các triệu chứng dị ứng đường hô hấp và viêm xoang hoặc hen suyễn.

6. Giảm stress

Theo chuyên gia, bạn nên cẩn thận khi thường xuyên cảm thấy căng thẳng tột độ do hiện tượng adrenaline rush gây nên. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một loại nội tiết tố có tên cortisol, hormone này có nguy cơ phá hỏng sự cân bằng trong nội tiết tố và làm rối loạn quá trình trao đổi chất, tạo điều kiện cho các loại bệnh có cơ hội được “ghé thăm”.

Tuy nhiên, mùi hương từ tinh dầu hương thảo đã được ca ngợi về khả năng làm giảm mức độ cortisol đáng kể. Do đó, nếu cảm thấy tinh thần mệt mỏi vào cuối ngày, hãy thư giãn bằng liệu pháp mùi hương từ loại tinh dầu này bạn nhé.

7. Tinh dầu hương thảo giúp khử mùi

Dầu hương thảo tỏa ra một mùi hương đáng yêu và không thể so sánh với bất kỳ mùi hương nào khác. Bạn sẽ dễ dàng tìm được sản phẩm làm thơm hoặc khử mùi có thành phần từ loại dầu này.

8. Tăng cường sức khỏe răng miệng

Một nửa muỗng cà phê dầu hương thảo hòa tan cùng một cốc nước cất có tác dụng như một loại nước súc miệng tuyệt vời. Khả năng kháng khuẩn của dầu hương thảo giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và mảng bám tích tụ. Ngoài ra, hợp chất trong tinh dầu thậm chí còn loại bỏ vi khuẩn Streptococcus sobrinus ăn sâu vào răng, đóng vai trò là nguyên nhân chính gây sâu răng.

9. Giảm mụn, ngừa lão hóa

Tinh dầu hương thảo khi được dùng trên da sẽ giúp giảm viêm do mụn trứng cá gây nên. Chưa dừng lại ở đó, loại tinh dầu này cũng có tác dụng giảm bọng bọng mắt, cải thiện lưu thông để đem lại vẻ sáng khỏe cho làn da, chống lại các dấu hiệu lão hóa.

Mẹo hay để sử dụng tinh dầu hương thảo

Tinh dầu hương thảo có nhiều cách sử dụng khác nhau mà bạn không nên bỏ qua, chẳng hạn như:

Cải thiện trí nhớ: Trộn 3 giọt dầu hương thảo với 1/2 thìa dầu dừa và chà lên cổ hoặc dùng máy khuếch tán tinh dầu khoảng 1 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp tăng cường khả năng tiếp thu và nhận thức, hỗ trợ cho quá trình học tập hoặc làm việc đạt hiệu quả hơn.

♥ Làm dày tóc: Bạn có thể tự làm cho mình 1 hỗn hợp dầu massage có tác dụng làm dày tóc. Công thức là 20ml dầu ô liu: 5 giọt dầu hương thảo: 5 giọt dầu hoa oải hương : 2 giọt dầu sả.

Trộn đều dầu với nhau, sau đó bôi lên thân tóc và ủ từ 30 phút đến 1 giờ. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy mái tóc ngày càng đẹp và tràn đầy sức sống.

♥ Tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt: Trộn 2 giọt dầu hương thảo với 1/2 thìa dầu nền và nhẹ nhàng xoa bóp khu vực bên dưới tinh hoàn.

♥ Giảm đau: Trộn 2 giọt tinh dầu hương thảo, 2 giọt tinh dầu bạc hà và 1 thìa cà phê dầu dừa. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp dầu này chà lên các cơ hoặc khớp đang bị đau để tăng cường lưu thông và giảm viêm.

♥ Cải thiện chức năng túi mật: Trộn 3 giọt dầu hương thảo với 1/4 thìa dầu dừa và chà lên vùng da ở hạ sườn phải hai lần mỗi ngày. Đây là vị trí gần túi mật nhất.

Hỗ trợ bệnh lý thần kinh và đau thần kinh: Bạn hãy lấy 2 giọt dầu hương thảo, 2 giọt dầu hoa cúc, 2 giọt dầu cây bách và 1/2 thìa dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân trộn đều với nhau. Sau đó dùng hỗn hợp dầu này chà lên vùng bị ảnh hưởng nhằm giảm nhẹ triệu chứng.

Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy dầu hương thảo tại hầu hết các của hàng hương liệu. Tuy nhiên, có một điều mà bạn cần biết là không phải tất cả sản phẩm đều có chất lượng như nhau và do đó khi chọn mua, hãy chắc chắn rằng tinh dầu của bạn là nguyên chất 100% hoặc có nhãn hữu cơ.

Tinh dầu hương thảo kết hợp tốt với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hoa oải hương, nhũ hương, thảo quả, cây xô thơm, gỗ tuyết tùng, sả, hoa phong lữ, tinh dầu hoa cúc và tinh dầu bạc hà.

Cách làm tinh dầu hương thảo tại nhà

Nếu muốn tự tay làm cho bản thân một lọ tinh dầu từ hương thảo, bạn có thể tham khảo gợi ý sau nhé:

♠ Nguyên liệu

  • 1 bát (chén) đầy lá hương thảo tươi
  • 2 bát dầu ô liu (hoặc dầu hướng dương, dầu bơ, dầu dừa, dầu nho… tùy vào sự lựa chọn của bạn)
  • 1 miếng vải sạch
  • Nồi nấu chậm (slow cooker)

♠ Cách thực hiện

Bước 1: Rửa sạch và phơi khô lá hương thảo

Bước 2: Cho lá vào nồi, sau đó bỏ 2 bát dầu vào

Bước 3: Chỉnh nhiệt độ của nồi ở mức nhỏ, nấu trong vòng 6 – 7 giờ

Nếu không có nồi, bạn có thể thay thế bước này bằng cách cho lá vào lọ thủy tinh rồi để ở nơi có ánh sáng nhiều tr0ng vòng 1 tuần.

Bước 4: Sau khi dầu đã được tiết ra, bạn đổ dầu qua miếng vải sạch để lọc lấy thành phẩm cuối cùng.

♠ Bảo quản

Bạn nên để dầu ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp từ với ánh nắng mặt trời để giữ được chất lượng.

Lưu ý cần nhớ khi dùng tinh dầu

  • Bạn hãy pha loãng dầu hương thảo với các loại dầu nền khác như dầu ô liu, dầu dừa để tránh gây ra hiện tượng kích ứng da.
  • Khi sử dụng dầu hương thảo, tránh việc vô tình thoa lên vùng mắt, niêm mạc và bất kỳ khu vực da nhạy cảm nào.
  • Giữ tinh dầu xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Tinh dầu hương thảo không nên được dùng ngoài da hoặc khuếch tán trong không khí xung quanh trẻ nhỏ dưới sáu tuổi.
  • Uống tinh dầu hương thảo có thể tương tác với thuốc chống đông máu (làm loãng máu), thuốc lợi tiểu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu hương thảo, đặc biệt là nếu bạn đang mang thai, cho con bú, dùng thuốc.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trà hoa cúc – Thức uống thần kỳ cho sức khỏe người Việt

(34)
Trà hoa cúc không chỉ là thức uống thơm ngon mà còn có tác dụng kháng khuẩn, chống vi khuẩn gây cảm cúm, giảm mỡ trong máu và giúp giải tỏa căng thẳng một ... [xem thêm]

Cắt bỏ khối phồng bìu lành tính

(77)
Tìm hiểu chungKhối phồng bìu lành tính là gì?Khối phồng vùng bìu lành tính là một khối phồng xuất hiện ở bìu nhưng không phải ung thư. Hầu hết các ... [xem thêm]

12 lý do khiến trẻ nhỏ thường hay quấy khóc và cách dỗ dành

(57)
Khóc chính là cách trẻ thông báo cho bố mẹ biết trẻ đang đói, bị đau, đang rất sợ hãi, buồn ngủ và nhiều cảm xúc khác nữa. Làm thế nào để biết chính ... [xem thêm]

10 mẹo để đối phó với trẻ kén ăn

(63)
Có phải đứa trẻ chưa tới tuổi đến trường của bạn thường từ chối ăn bất mọi thứ trừ gà viên chiên giòn? Hay bé ham chơi đùa tới mức không thèm ăn? ... [xem thêm]

Nguồn canxi cho mẹ bầu không dung nạp lactose

(98)
Canxi là một trong những khoáng chất rất quan trọng trong thai kỳ. Canxi có nhiều trong sữa, vậy nếu bạn mắc chứng không dung nạp lactose, không thể dùng sữa ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu tăng cường sức khỏe để bé không ốm khi đi học

(28)
Bé nào đi nhà trẻ thời gian đầu cũng thường hay bị bệnh. Muốn tránh điều này, bạn cần có trong tay một số bí quyết hữu ích để tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm

(49)
Nỗi kinh hoàng đối với những gia đình có con nhỏ là việc trẻ khóc đêm làm cho giấc ngủ của trẻ và bố mẹ bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng mệt mỏi cho ... [xem thêm]

Tác nhân hàng đầu làm khởi phát bệnh lý trứng cá đỏ

(99)
Bệnh Rosacea (hay còn gọi là chứng đỏ mặt) là một bệnh về da, gây mẩn đỏ ở mặt và thường tạo ra những vết màu đỏ, mụn đỏ hay mụn mủ. Bệnh làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN