Bài 33 – Bảo vệ bản thân khi có thai

(4.16) - 66 đánh giá

Cái này sẽ hơi lạ với bạn phải không? Thật ra nói đầy đủ là bảo vệ mình khỏi nhiễm khuẩn khi có thai để tránh lây truyền cho bé.

Trong phần Khám sức khoẻ trước khi mang thai, mình đã đề cập một phần về bệnh truyền nhiễm. Bài này sẽ nói rõ thêm những cách giảm nguy cơ nhiễm bệnh khi mang thai.

Điều gì xảy ra khi bạn nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là nói chung các tác nhân gây bệnh, có thể là vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng. Khi mấy “bạn” này ghé thăm cơ thể, hệ miễn dịch của bạn bắt đầu hoạt động, huy động “chiến sĩ” tìm diệt, tạo ra kháng thể. Một số xét nghiệm có thể kiểm chứng bạn đã có kháng thể hay chưa, nếu có thì dù vi khuẩn xâm nhập lại, bạn yên tâm vì đã có những chiến sĩ này lo liệu.

Khi nhiễm khuẩn, cơ thể có thể có dấu hiệu báo động, có thể không. Khi có dấu hiệu báo động, một số tác nhân có thể điều trị bằng kháng sinh, một số lại không thể. Chính vì những nhập nhằng này, tốt hơn hết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Những cách đơn giản giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

  • Tiêm ngừa trước khi mang thai
  • Tìm hiểu những dấu hiệu đặc hiệu của một số bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở nơi bạn sinh sống (để biết cái nào cần đi khám ngay, cái nào có thể theo dõi thêm)
  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, tránh nơi đông người
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh
  • Tạo cho mình những thói quen tốt: vận động, uống đủ nước, dinh dưỡng lành mạnh…

Mấy điều này bạn đọc hoài, nghe hoài, đúng không? Mình không lặp lại đâu. Nói dễ quá mà, giờ thực hiện mới khó! Mình chỉ nói chuyện liên quan đến mình, đó là tiêm ngừa. Trước khi đọc tiếp, mong bạn tôn trọng quan điểm của mình. Nếu không thích tiêm ngừa, bạn không thuộc đối tượng của bài viết này.

Một số sự thật về tiêm phòng vaccine

Trước giờ, chắc bạn hay nghĩ chỉ có trẻ nhỏ mới cần tiêm phòng. Thật ra, trẻ nhỏ, trẻ lớn, vị thành niên, người lớn, ngay cả người mang thai hay chuẩn bị mang thai đều cần tiêm phòng một số bệnh lý nhất định, trong những thời điểm nhất định nào đó. Vậy vaccine có an toàn cho bà mẹ mang thai không? Đâu đó vẫn có tài liệu cho rằng vaccine chứa chất gây ngộ độc (Thimerosal), gây tự kỷ… Chọn lọc thông tin là bước đầu tiên giúp một người ra quyết định hay lựa chọn.

Đến bây giờ, đây là những điều mình biết được:

  • Hiện tại chưa có bằng chứng tin cậy cho thấy trẻ tiêm vaccine có chứa Thimerosal (chất bảo quản vaccine) tăng nguy cơ dù ở bất cứ dạng nào của tự kỷ, bất kể trẻ trai hay trẻ gái.
  • Vaccine được sản xuất theo quy trình rất nghiêm ngặt, sử dụng nhiều thập kỷ nay và chưa ghi nhận những tác hại nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ thuốc nào khác, vaccine cũng tồn tại những rủi ro phản ứng dị ứng. Đáng tiếc là chưa có cách thức hiệu quả để dự đoán phản ứng dị ứng này. Những tác dụng phụ nhỏ nhỏ như sốt nhẹ, sưng đau chỗ tiêm có thể khỏi sau 2-3 ngày.
  • Vaccine được tạo ra từ vi khuẩn chết, vi khuẩn sống làm giảm độc lực, hay bất hoạt. Bản thân những yếu tố này kích hoạt cơ thể sản xuất kháng thể, không thể gây bệnh.

Các loại vaccine và thai kỳ

  • Loại nào cần tiêm ngay cả khi đang có thai: cúm, uốn ván- bạch hầu- ho gà
  • Loại có thể tiêm ngay cả khi đang có thai: Viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm màng não, phế cầu (tại tên nó vậy, không thể viết “bình dân” hơn)
  • Loại không tiêm khi có thai: Thuỷ đậu, HPV, Sởi – quai bị – rubella
  • Xem thêm bài: "Vaccine trong thai kỳ" của Bác sĩ Nguyễn Hoàng Long

    Bài này sẽ còn tiếp tục chi tiết từng bệnh! Cuối tuần mình thư giãn vậy thôi!

    Chắc chắn sẽ có bất đồng quan điểm, và mình không nghĩ chúng ta cần đồng ý với nhau. Bảo vệ mình, bảo vệ con mình nó hẹp lắm. Cái chính là bảo vệ lẫn nhau, bảo vệ nhiều đứa trẻ trong điều kiện y tế nước nhà thua xa những nước khác, xa rất xa!

    Tài liệu tham khảo

    https://www.facebook.com/tieumy.le.35/posts/1329766470453267

    Biên dịch - Hiệu đính

    BS. Lê Tiểu My
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Nguyên nhân gây thai chết lưu sớm

    (13)
    Thai chết lưu nguyên nhân vì sao? Bác sĩ cho em hỏi thai được hơn 2 tháng mà không có tim thai, dẫn tới thai bị chết lưu là nguyên nhân vì sao ạ? Trả lời Có ... [xem thêm]

    Dậy thì ở trẻ gái

    (55)
    Thế nào là dậy thì? Dậy thì là lúc cơ thể bạn thay đổi và trở nên giống người trưởng thành hơn. Dậy thì bắt đầu khi nào? Thông thường cơ thể bắt ... [xem thêm]

    Các phương pháp điều trị vô sinh: 9 câu hỏi thường gặp

    (20)
    Biên dịch: Cao Duy Khang Hiệu đính: BS Lê Hữu Thắng Tổng quan chung Với một số người, mang thai có thể rất đơn giản, nhẹ nhàng, nhưng với những người khác, ... [xem thêm]

    Bài 12 – Khi bạn quyết định có thai

    (36)
    Chào mừng bạn đến với phần mở đầu của một hành trình làm cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn – đó là lúc bạn quyết định sẽ có con. Mang thai – sinh ... [xem thêm]

    Bài 42 – Hỏi ngắn đáp nhanh cùng người sắp thành “Bố trẻ con”

    (30)
    Tại sao phải luôn “bên cạnh” vợ mình khi cô ấy có thai? Phụ nữ mang thai có người quan tâm, lo lắng, chăm sóc sẽ có khuynh hướng sống tích cực hay tốt ... [xem thêm]

    Trầm cảm sau sanh và vai trò của người chồng

    (78)
    Một số kết quả nghiên cứu về trầm cảm sau sinh Nguy cơ trầm cảm sau sanh luôn có ở tất cả phụ nữ, không chừa một ai, có chăng chỉ là cao hay thấp thôi. ... [xem thêm]

    Kì kinh nguyệt và những điều nên biết

    (62)
    Dậy thì là gì? Dậy thì là thời điểm cơ thể bạn bắt đầu có sự thay đổi để trở thành cơ thể của người trưởng thành. Sự bắt đầu của chu kỳ kinh ... [xem thêm]

    Các biện pháp tránh thai nội tiết: cấy que, tiêm, đặt vòng và miếng dán

    (61)
    Phương pháp tránh thai nội tiết là gì? Bên cạnh phương pháp uống thuốc tránh thai và sử dụng dụng cụ tử cung có chứa nội tiết, còn có một số phương ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN