Triệu chứng sẩy thai

(4.39) - 83 đánh giá

Triệu chứng sẩy thai thường gặp nhất là ra máu âm đạo

Triệu chứng của sẩy thai rất đa dạng, có thể là vệt nhỏ hoặc dịch nâu đà hoặc ra máu nhiều và màu đỏ tươi. Chảy máu có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Tuy nhiên, ra máu âm đạo lượng ít tương đối phổ biến trong quý I của thai kì (12 tuần đầu) và không có nghĩa là sản phụ bị sẩy thai.

Nếu sản phụ có ra máu âm đạo, cần gặp bác sĩ tại khoa sản hoặc khoa tiền sản (EPU) tại cơ sở y tế địa phương càng sớm càng tốt.

Triệu chứng khác của sẩy thai bao gồm:

  • Chuột rút và đau bụng dưới.
  • Ra dịch âm đạo.
  • Tổ chức được tống ra từ âm đạo.
  • Không còn các triệu chứng khi mang thai như mệt mỏi và đau ngực.

Khi nào cần đến trợ giúp y tế khẩn cấp?

Sẩy thai ngoài tử cung thường hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng này nguy hiểm vì có thể dẫn đến chảy máu trong. Triệu chứng thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Đau bụng nhiều và dai dẳng, thường đau một bên.
  • Chảy máu âm đạo hoặc dạng vết, thường xảy ra sau khi bắt đầu cơn đau.
  • Đau lan lên vai.
  • Tiêu chảy và nôn.
  • Cảm thấy uể oải và chóng mặt, có thể ngất.

Những triệu chứng này thường xuất hiện khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 14 của thai kì. Nếu sản phụ gặp bất kì triệu chứng nào ở trên, lập tức đến khoa cấp cứu gần nhất. Nếu không thể tự đi, hãy ấn 115 để gọi xe cấp cứu.

Thai trứng

Trong một số ít trường hợp, ra máu âm đạo là do thai trứng. Thai trứng là tình trạng nhau thai phát triển bất thường, dẫn đến một khối tế bào bất thường trong tử cung thay vì thai nhi.

Thai trứng thường được phát hiện trong lần siêu âm đầu tiên, ở tuần thứ 10-16 của thai kì.

Tài liệu tham khảo

http://www.nhs.uk/Conditions/Miscarriage/Pages/Symptoms.aspx

Biên dịch - Hiệu đính

Phan Thị Ngọc Hà - Ths. BS. Nguyễn Hoàng Long
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài 29 – Ông bố tương lai cần làm gì

(63)
Mai là ngày Valentine, mình viết bài này dành cho các anh chồng, đặc biệt là những anh đang mong con. Mà thật ra, đã từ lâu, mình thấy hình như các anh bị “bỏ ... [xem thêm]

Nhiễm nấm âm đạo có thể điều trị tận gốc được không?

(61)
Nhiễm nấm âm đạo có điều trị tận gốc được không? Thưa bác sĩ, tôi năm nay 26 tuổi, có một em bé. Hiện tại tôi đang sử dụng phương pháp ngừa thai ... [xem thêm]

Bài 2: Hành trình mang thai – hành trình kỳ diệu

(76)
Tổng quan Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh trong vòi trứng, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung, làm tổ và phân chia. Mầm sống hình thành trong bạn – ... [xem thêm]

Chảy máu âm đạo sau sinh: Khi nào cần gọi bác sĩ?

(83)
Sau khi sinh thường hoặc sinh mổ, bạn sẽ bị chảy máu và xuất tiết âm đạo. Điều này được gọi là chảy máu từ tử cung sau sinh. Đó là cách mà cơ thể ... [xem thêm]

Bài 58: Mất ngủ trong thai kỳ

(42)
Có mẹ nào đang bị mất ngủ khi mang thai hành hạ không? Chắc là mệt lắm, ban ngày căng thẳng, stress, lo đủ chuyện trời trăng mây nước, đêm nằm xuống chỉ ... [xem thêm]

Sa niệu dục – điều trị sa niệu dục

(67)
Sa niệu dục xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ-dây chằng nâng đỡ các cơ quan trong khung xương chậu (vùng chậu) của người phụ nữ. Kết quả là ... [xem thêm]

Chẩn đoán và xử trí thai lưu

(45)
Làm sao để chẩn đoán thai lưu? Khám thai định kì sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu như có bất thường thai phụ sẽ được kiểm ... [xem thêm]

Tăng huyết áp thai kỳ

(36)
Tăng huyết áp đang là một vấn đề đáng quan tâm khi mang thai, đặc biệt đối với những phụ nữ đã được chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính trước đó. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN