Phải dạy con rửa tay đúng cách từ bây giờ để phòng chống virus Corona (2019-nCoV)

(3.84) - 34 đánh giá

Rửa tay là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu mà bạn cần ưu tiên dạy trẻ để bảo vệ con yêu trước hàng loạt các mối nguy bệnh tật, nhất là khi bệnh hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (2019-nCoV) đang hoành hành như hiện nay.

Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus… trong số đó có rất nhiều vi sinh vật gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vệ sinh tay được coi là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí có thể giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn lên tới 47%.

Chính vì vậy, để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh, nhất là trong bối cảnh chủng virus Corona mới đang hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, bạn hãy dạy trẻ kỹ năng hữu ích này ngay lập tức.

Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về tầm quan trọng của việc dạy con rửa tay đúng cách nhé.

Tại sao cha mẹ nên dạy con rửa tay đúng cách càng sớm càng tốt?

Thời gian gần đây, truyền thông liên tục đưa tin về một loại virus xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Theo các chuyên gia cho biết, đây là loại virus mới thuộc chủng Corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus này thuộc họ virus gây bệnh từ cảm lạnh thông thường cho đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Sở dĩ virus này có tên là “Corona” là do khi soi dưới kính hiển vi, con virus này có hình ảnh trông giống như chiếc vương miện hoặc hào quang. Do đó mà các nhà khoa học đặt tên nó theo tiếng Latin là “corona” với ý nghĩa như trên.

Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguồn gốc của Corona xuất phát từ đâu. Chỉ biết ca nhiễm bệnh đầu tiên xảy ra tại khu chợ hải sản Vũ Hán và các ca bệnh không ngừng tăng lên.

Do đó, rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sạch khuẩn là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh tật, nhất là những bệnh dễ lây như bệnh đường tiêu hóa hay hô hấp. Không những vậy, việc dạy cho trẻ kỹ năng này sớm còn giúp trẻ tăng sự tự tin và rèn luyện tính độc lập của trẻ:

Bàn tay là nơi “trú ngụ” của hàng triệu loại vi khuẩn khác nhau

Các loại vi sinh vật bám trên bàn tay có thể được chia thành hai loại: vi sinh vật “lưu trú” thời gian dài và vi sinh vật “lưu trú” ngắn hạn.

  • Vi sinh vật lưu trú thời gian dài thường không gây bệnh, chúng luôn sống trên tay và không thể loại bỏ.
  • Vi sinh vật lưu trú ngắn hạn là những vi sinh vật bám lên tay khi bạn ho, hắt hơi hoặc do chạm vào thực phẩm hoặc vật dụng bị ô nhiễm hay tiếp xúc với bàn tay của người có mang mầm bệnh. Nếu không loại bỏ sớm, những vi sinh vật này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng.

Bàn tay là một “ổ” vi khuẩn do mỗi ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người, nhiều thứ khác nhau và hầu hết trong số chúng đều chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại, chẳng hạn như các chuyên gia Trung Quốc đã phát hiện ra dấu vết của virus Corona tồn tại trên tay nắm cửa nên virus có thể dễ dàng lây lan sang nhiều người khác nhau dù không có tiếp xúc trực tiếp. Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, cách tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sạch khuẩn.

Ngăn ngừa bệnh lây lan

Rửa tay đúng cách là một trong những việc quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng bởi các bệnh truyền nhiễm như cúm và tiêu chảy chủ yếu lây lan qua bàn tay. Theo thống kê, việc không rửa tay đúng cách là nguyên nhân cơ bản lây nhiễm hơn 50% các dịch bệnh trên toàn thế giới. Ngoài ra, khoảng ¼ các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm là do không có thói quen rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách. Theo ước tính, nếu tất cả mọi người, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều duy trì thói quen này thì chúng ta có thể cứu sống khoảng một triệu người mỗi năm trên toàn thế giới.

Khi nào nên dạy con về việc rửa tay

Dạy trẻ các kỹ năng sinh vệ sinh cá nhân, đặc biệt là việc dạy con rửa tay đúng cách khi mà dịch bệnh do chủng virus Corona mới đang hoành hành như hiện nay là điều cực kỳ quan trọng. Bạn không cần phải đợi trẻ lớn mới bắt đầu dạy trẻ mà có thể giải thích với trẻ ngay từ khi bé còn nhỏ.

Với trẻ từ độ tuổi mới biết đi cho đến khoảng 3 tuổi, bạn hãy giúp bé rửa tay thường xuyên và nhắc đi nhắc lại về thói quen này. Khi trẻ lên 3, bạn có thể để trẻ tự rửa tay và đứng bên cạnh quan sát, giúp đỡ để đảm bảo rằng trẻ rửa tay sạch sẽ và đúng cách. Đến khi trẻ được khoảng 4 – 5 tuổi, bạn có thể để trẻ tự rửa tay, tuy nhiên, bạn cần kín đáo “ngầm” quan sát xem con đã rửa tay đúng cách, đúng thời điểm hay chưa để uốn nắn kịp thời. Đến khi trẻ được 5 tuổi, con bạn sẽ bắt đầu nhớ khi nào cần rửa tay và bạn sẽ thấy trẻ chủ động thực hiện việc này mà không cần phải nhắc nhở.

Việc dạy trẻ rửa tay và hình thành thói quen rửa tay đúng cách, đúng thời điểm nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế thì không như bạn nghĩ. Cũng giống những kỹ năng khác, việc dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách để bảo vệ bản thân trước nhiều mầm bệnh lây nhiễm cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm rất lớn từ cha mẹ. Nếu bạn không chú tâm, không nhắc nhở trẻ thường xuyên, chắc chắn trẻ cũng sẽ “xem nhẹ” kỹ năng quan trọng này.

Dạy con rửa tay đúng cách

Bạn đừng nghĩ rằng đến một độ tuổi nào đó, trẻ sẽ tự động biết cách rửa tay. Thực tế, trẻ nhỏ cần bạn chỉ dạy điều này cho đến khi trẻ đủ tuổi để tự làm. Không những vậy, dù trẻ đã tự làm được, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên bởi vi sinh vật bám trên tay thường có kích thước siêu nhỏ nên khó thấy được bằng mắt thường, nếu trẻ rửa tay nhanh, qua quýt thì nguy cơ chúng còn bám lại trên tay là rất cao.

Các thời điểm bạn nên nhắc trẻ rửa tay với nước rửa tay sạch khuẩn:

  • Trước khi ăn
  • Trước và sau khi chạm vào vết thương
  • Trước khi chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh
  • Sau khi chạm vào một bề mặt nơi công cộng, một con vật hay chạm vào đồ chơi, dây xích, rác và chất thải…
  • Sau khi ho hoặc hắt hơi vào tay
  • Rửa tay bất cứ lúc nào thấy bẩn

Kỹ thuật rửa tay thường quy dành cho người lớn và trẻ nhỏ đều giống nhau. Mỗi lần mất khoảng 60 giây để rửa và lau khô tay, tương đương với thời gian hát bài “Năm ngón tay ngoan”. Khi dạy trẻ rửa tay, hãy nhớ giải thích từng bước cho trẻ. Tập trung quan sát trẻ để đảm bảo rằng trẻ đang rửa tay đúng cách và đừng quên khen ngợi khi trẻ rửa tay xong nhé.

Trước khi bắt đầu, hãy nhớ:

  • Loại bỏ đồ trang sức, đồng hồ đeo tay bởi những vật dụng này làm cho việc rửa tay trở nên khó khăn hơn.
  • Nếu trên tay có vết thương hở, hãy dùng băng keo cá nhân che lại.

Kỹ thuật rửa tay đúng cách:

  • Làm ướt tay bằng nước, bạn có thể dùng cả nước ấm lẫn nước lạnh
  • Cho một ít xà phòng diệt khuẩn vào lòng bàn tay và chà 2 bàn tay vào nhau trong ít nhất 20 giây. Nếu sử dụng nước rửa tay sạch khuẩn có ion bạc thì chỉ cần chà 2 bàn tay vào nhau trong 10 giây là đã sạch khuẩn, rất phù hợp cho các bé năng động, vội vã”.
  • Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại.
  • Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón.
  • Khum các ngón tay lại và chà mặt trên các ngón tay của bàn tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Vặn xóa nhẹ ngón cái của bàn tay này trong lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Chụm các đầu ngón tay lại rồi miết lên lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay bằng khăn sạch.

Xà phòng sạch khuẩn: Người bạn đồng hành không thể thiếu trong mùa dịch Corona đang ở cao điểm

Dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách là điều quan trọng nhưng bên cạnh việc đó, bạn cũng chú ý đến việc cả gia đình mình đang rửa tay bằng gì. Nhiều cha mẹ cho rằng chỉ cần rửa tay với nước hoặc các loại xà phòng thông thường là được, chỉ cần tay nhìn thấy trắng – không mùi nghĩa là đã sạch. Bên cạnh đó, có nhiều cha mẹ không mấy quan tâm đến việc chọn xà phòng rửa tay cho cả gia đình.

Theo thống kê, có tới 64% bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn. Các bà mẹ cũng không chú trọng đến việc dạy con trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân và môi trường xung quanh ngay từ nhỏ, kể cả thói quen rất đơn giản: rửa tay bằng xà phòng sạch khuẩn sau khi chơi, sau khi vệ sinh, trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn. Trong khi đó, theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần một động tác rửa tay sạch là đã giảm tới 35 – 47% nguy cơ nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thương hàn… Việc rửa tay với xà phòng sạch khuẩn được hiểu như liều vắc-xin hiệu quả, tiết kiệm mà lúc cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc chọn xà phòng và nước rửa tay con. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ hay có thói quen rửa tay vội vàng, nếu chỉ rửa tay bằng các loại nước rửa tay thông thường sẽ rất khó diệt sạch được các loại vi sinh vật gây hại. Do đó, bạn cần trang bị cho bé và cả gia đình sản phẩm nước rửa tay hoặc xà phòng có thành phần sạch khuẩn siêu tốc như ion bạc để đảm bảo loại bỏ sạch hết vi khuẩn nhé.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thử ngay 7 cách tẩy lông trên cơ thể (Phần 1)

(82)
Dạo quanh một vòng siêu thị, đôi khi có thể bạn sẽ cảm thấy hơi chóng mặt vì bên cạnh rất nhiều những sản phẩm giúp bạn có được mái tóc khỏe và ... [xem thêm]

Cai thuốc lá: tránh xa rượu bia và cà phê!

(34)
Thèm nicotine là một triệu chứng mà tất cả những người hút thuốc sẽ phải đối mặt khi cố gắng bỏ thuốc lá. Có rất nhiều cách giúp bạn xoa dịu cơn ... [xem thêm]

Dạy bé kỹ năng xử lý khi bị kẹt trong thang máy

(23)
Ngày nay, có nhiều gia đình chọn sống ở chung cư hay thường xuyên đến các trung tâm thương mại nên trẻ nhỏ cũng có nhiều điều kiện tiếp cận và sử dụng ... [xem thêm]

11 lợi ích sức khỏe khi bạn tắm buổi sáng

(21)
Bạn có thể tắm buổi sáng như một cách để khởi động ngày mới. Vậy thói quen tắm vào buổi sáng có tốt không? Thực tế, thói quen tắm buổi sáng không ... [xem thêm]

Loại sản phẩm thay thế nicotine nào thích hợp với bạn?

(79)
Liệu pháp thay thế nicotine (NRT) có thể giúp giảm các triệu chứng cai nghiện khó khăn và sự thèm muốn mà 70% đến 90% người hút thuốc cho là lý do duy nhất ... [xem thêm]

5 thắc mắc khi cai thuốc lá bằng châm cứu

(45)
Bạn có muốn cai thuốc lá không? Nếu bạn muốn bỏ thuốc lá, vậy xin chúc mừng bạn đã có một quyết định đúng đắn vì sức khỏe của bản thân cũng như ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị khô da: Mẹ đừng chần chừ tìm cách chữa!

(81)
Với các tác nhân hóa học, vật lý và vi khuẩn nhiều như hiện nay, da của trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng rất nhạy cảm và thiên khô. Nếu mẹ không chăm sóc da ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

(46)
Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người. Đa phần các ca nhiễm dại ở người đều do bị chó dại cắn. May mắn thay, bệnh dại ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN