Bà bầu ăn dưa leo được không? Tốt hay xấu trong thai kỳ?

(3.92) - 37 đánh giá

Dưa leo hay dưa chuột là loại rau quả rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của gia đình Việt. Nhưng nhiều mẹ bầu bày tỏ thắc mắc không biết ăn dưa leo có được hay không? Mời bạn đọc qua bài viết sau để rõ câu trả lời nhé!

Dưa chuột với vị thanh mát, giòn tan được xem là món ăn hấp dẫn đối với hầu hết chị em phụ nữ. Tuy chỉ là món ăn dân dã, nhưng loại rau ăn quả này lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.

Giải đáp bà bầu ăn dưa leo được hay không

Như vừa đề cập ở trên, bà bầu ăn dưa chuột hoàn toàn là điều tốt vì loại quả này bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ. Cụ thể, một quả dưa chuột chứa đến 95% là nước. Đây chính là lý do vì sao mà nó có thể thỏa mãn cơn khát đồng thời thanh lọc những độc tố trong cơ thể. Bên cạnh đó, dưa chuột còn rất giàu axit hữu cơ, chất xơ, vitamin nhóm B, A, C, PP, E, magiê, niken, bạc, axit folic, phốt pho, sắt. Chúng đều là những vi chất chống xơ cứng tự nhiên được dùng để hạ sốt rất hiệu quả và giữ cho mẹ bầu có một trái tim khỏe mạnh.

Bật mí những lợi ích với sức khỏe khi mẹ bầu ăn dưa chuột

Những lợi ích mà phụ nữ có được từ việc ăn dưa leo thường xuyên gồm:

  • Dưa chuột chứa rất ít calo, vì thế không gây nên tình trạng béo phì
  • Dưa leo là một nguồn cung cấp nước thanh khiết tự nhiên tuyệt hảo để ngăn ngừa tình trạng mất nước
  • Ăn dưa chuột với một lượng vừa đủ còn giúp lợi tiểu, tốt hơn cho thận và giảm chứng sưng tấy
  • Những chất chống oxy hóa trong dưa leo như vitamin C, A, K và beta-carotene có khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch của người mẹ, giúp kháng lại những căn bệnh truyền nhiễm
  • Nhờ hiệu quả lợi tiểu tự nhiên, dưa chuột còn có công dụng hạ huyết áp

Dưa leo là loại rau quả hội đủ mọi yếu tố mà một thai nhi cần để có thể phát triển bình thường: canxi, sắt, magiê, kali, kẽm và các sinh tố như vitamin B1, B2, B3, B9 hay còn gọi là axit folic.

Những tác dụng phụ nếu không ăn dưa leo hợp lý

Mọi thứ đều có hai mặt, dưa leo cũng vậy. Nếu ăn dưa leo không điều độ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ăn quá nhiều dưa chuột kích thích tăng cường tiểu tiện, dẫn đến mất nước ở mẹ bầu. Phản ứng phụ cũng khiến mẹ bầu bị đầy hơi, chướng khí, dẫn đến chứng phình bụng, khó tiêu. Mẹ bầu nên tránh ăn dưa leo muối mặn và cay nếu bị sưng phù và cao huyết áp.

Chọn mua và bảo quản dưa chuột như thế nào?

Đầu tiên, bạn chọn mua những trái dưa leo có vỏ xanh sáng, không bị thâm giập, có vết đốm và còn phấn. Đừng chọn những trái dưa lớn hay có vỏ quá bóng, vì chúng có nguy cơ cao đã bị phun thuốc nitrat quá nhiều và vẫn còn dư lượng thuốc tồn tại bên trọng. Mùi hương của chúng cũng rất quan trọng. Những trái dưa leo chất lượng thường có mùi thơm mát rất đặc trưng và không bị lẫn tạp chất. Vậy nên nếu bà bầu ăn dưa chuột thấy có mùi lạ thì nên bỏ đi ngay.

Cần bảo quản dưa leo trong tủ lạnh để dùng trong vòng 10−12 ngày, gói trong giấy hoặc túi bóng để ở ngăn mát tủ lạnh cách xa ngăn đá. Bạn cũng có thể cắt dưa leo thành từng lát gói trong giấy bóng để bảo quản trong tủ lạnh. Có thể bảo quản rau củ theo cách này trong khoảng 2−3 tháng. Hãy nhớ là bạn không nên bảo quản dưa leo chung với các loại trái cây như táo, chuối, cà chua, dưa hấu, vì chúng có thể sản sinh ra axit ethylin làm hư rau quả. Hãy nhớ không nên rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh, vì như thế chúng sẽ bị bốc mùi rất nhanh sau đó.

Trong khi mang thai, mẹ bầu có thể thưởng thức hương vị tươi mát của dưa leo và thu được lợi ích sức khỏe từ nó. Nếu có thể tự trồng được rau củ hữu cơ trong vườn nhà thì đúng là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho mẹ bầu. Mặc dù vậy, dưa leo từ các nông trại hữu cơ cũng là lựa chọn không tồi nếu bạn biết chọn lựa và bảo quản đúng cách sao cho an toàn cho bản thân và con yêu.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi đã trả lời rõ thắc mắc bà bầu ăn dưa leo được không của bạn. Dựa trên những thông tin này, mẹ bầu có thể cân nhắc thêm một lựa chọn nữa cho thực đơn dinh dưỡng của mình để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như thiên thần nhỏ trong bụng.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sữa A2: Sự lựa chọn cho người gặp vấn đề đường tiêu hóa

(84)
Sữa A2 được đồn thổi là loại sữa giúp cung cấp dinh dưỡng dồi dào và hạn chế các triệu chứng tiêu hóa khó chịu. Vậy sữa A2 có tốt như tin đồn ... [xem thêm]

Prolactin là gì? Khi nào thì mức prolactin cao?

(81)
Prolactin là một hormone (nội tiết tố) quan trọng, có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cơ thể. Bình thường ở cả nam và nữ đều có một lượng nhỏ ... [xem thêm]

Mẹo giúp bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác cho bé

(74)
Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cách sờ lên trán, nhưng đó không được xem là cách chính xác để kiểm tra thân nhiệt bé.Ngày nay, ... [xem thêm]

Mẹo phòng ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn

(61)
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa phổ biến làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh tuy ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho bé: nhiều chưa hẳn đã tốt

(78)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

Bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ: Nguyên nhân và triệu chứng

(41)
Viêm đa khớp là một căn bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh ở phụ nữ lại cao hơn nhiều so với nam giới. Theo một nghiên ... [xem thêm]

Xuất tinh ngoài âm đạo có thật sự giúp tránh thai?

(69)
Xuất tinh ngoài là gì? Xuất tinh ngoài âm đạo là thuật ngữ y học trong quan hệ tình dục khi người nam rút dương vật ra khỏi âm đạo của người nữ trước ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chấn thương đầu gối khi đá bóng

(13)
Có hai nguyên nhân chính gây chấn thương đầu gối khi đá bóng là nhuyễn sụn xương bánh chè và rách dây chằng trước. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN