5 giai đoạn của giấc ngủ bạn cần biết

(3.83) - 78 đánh giá

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu cũng như ăn uống. Nó góp phần giúp bạn phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cân bằng khẩu vị, điều chỉnh các hormone cũng như cung cấp năng lượng và sự tỉnh táo sau khi bạn thức dậy.

Ngược lại, tình trạng thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến vùng hải mã – phần trước của não bộ có liên quan đến sự sáng tạo và sự hoạt động của trí nhớ. Do đó, giấc ngủ chiếm vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn đấy.

Thời lượng giấc ngủ là bao lâu sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh?

Thời lượng giấc ngủ khuyến nghị mỗi đêm của mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình là tuổi tác. Chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh cần ngủ đủ 16 tiếng mỗi ngày;
  • Trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ đủ 9 tiếng mỗi ngày;
  • Người trưởng thành cần ngủ đủ 7–8 tiếng mỗi ngày;
  • Phụ nữ đang mang thai cần ngủ nhiều hơn vài tiếng so với bình thường trong vòng 3 tháng đầu khi mang thai.

5 giai đoạn của giấc ngủ bạn cần biết

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta thường trải qua 5 giai đoạn: giai đoạn 1, 2, 3, 4 và giai đoạn ngủ REM xen kẽ giữa 4 giai đoạn.

Giai đoạn REM: Quá trình mắt chuyển động nhanh

Giai đoạn ngủ REM sẽ xuất hiện trong khoảng 70–90 phút sau khi ngủ, và xuất hiện lặp lại sau đó khoảng 90 phút giữa mỗi giai đoạn. Thời lượng REM sẽ dài hơn vào ban đêm và khi trời gần sáng. Nhịp thở của bạn sẽ thở gấp gáp hơn, đồng thời bạn sẽ thở bất thường và không sâu. Các cơ bắp vùng tay, chân tạm thời sẽ trở nên bị tê liệt.

Giai đoạn 1: Ngủ không sâu

Giai đoạn này được cho là giai đoạn vô nghĩa nhất trong chu kỳ giấc ngủ, tuy nhiên nó lại chiếm đến 50% thời lượng giấc ngủ. Trong thời gian này, bạn sẽ bắt đầu chìm vào giấc ngủ và dễ bị tỉnh giấc. Mắt bạn sẽ chuyển động chậm dần và các cơ bắp sẽ bắt đầu thư giãn.

Cũng trong giai đoạn này, nhiều người thường gặp phải các cơn co thắt cơ đột ngột – hay còn gọi là hiện tượng co giật mạnh.

Giai đoạn 2: Bắt đầu chìm vào giấc ngủ

Trung bình, người trưởng thành thường dùng hầu hết thời lượng giấc ngủ mỗi đêm để ngủ trong giai đoạn 2. Trong thời gian này, nhịp thở và nhịp tim của bạn sẽ trở nên đều đặn, đồng thời mắt sẽ bắt đầu ngừng chuyển động. Bạn dần chìm sâu vào giấc ngủ và trở nên tách biệt khỏi những tiếng động và chuyển động xung quanh. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ giảm dần. Sóng não (được đo bằng điện cực) của bạn dần trở nên chậm hơn. Thỉnh thoảng, não bộ sẽ xuất hiện các đợt sóng nhanh gọi là “sleep spindle”.

Ngoài ra, mức độ hormone cortisol trong cơ thể bạn có xu hướng giảm dần. (Mặc dù sau đó, mức cortisol sẽ tăng trở lại trong suốt đêm, giúp tăng cường sự tỉnh táo khi thức dậy vào buổi sáng).

Giai đoạn 3 và 4: Ngủ sâu

Đây là giai đoạn phục hồi của giấc ngủ – khoảng thời gian bạn lấy lại năng lượng cũng như sửa chữa và phát triển mô cơ.

Trong hai giai đoạn này, huyết áp của bạn sẽ dần giảm xuống, nhịp thở sẽ chậm lại. Đồng thời, mắt của bạn sẽ ngừng di chuyển và các cơ bắp sẽ bắt đầu thư giãn.

Trong giai đoạn 3, các sóng não cực chậm – gọi là sóng delta, sẽ bắt đầu xuất hiện xen kẽ cùng các sóng nhỏ và nhanh hơn.

Ở giai đoạn 4, não của bạn sẽ tạo ra hầu hết các đợt sóng delta riêng biệt.

Sự cung cấp máu đến các cơ bắp của bạn sẽ được tăng cường. Lúc này, các hormone sẽ được sản sinh (như hormone tăng trưởng – hormone đóng vai trò cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, bao gồm các cơ).

Sau khi vừa thức dậy từ giấc ngủ sâu, cơ thể bạn sẽ không thể điều chỉnh ngay lập tức. Do đó, bạn thường cảm thấy mất thăng bằng và phương hướng trong vòng vài phút sau khi bị đánh thức.

Hãy đảm bảo chất lượng cuộc sống hằng ngày bằng cách ngủ đủ giấc mỗi đêm nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mách bố mẹ chế độ ăn uống khi bé bị tiểu đường

(48)
Việc lên kế hoạch bữa ăn cho người bệnh tiểu đường không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, mà còn có thể phòng ngừa các biến chứng như bệnh tim mạch ... [xem thêm]

Nam giới có nên uống sữa đậu nành?

(74)
Nam giới thường hay lo ngại về việc uống sữa đậu nành có thể làm giảm “sức mạnh của đàn ông”. Liệu điều này có đúng hay không?Sữa đậu nành có ... [xem thêm]

Thuốc nam chữa bệnh suy tim: Vàng thau lẫn lộn, làm sao chọn đúng?

(21)
Mệt mỏi vì bị suy tim mãi không khỏi, nhiều người tìm đến các bài thuốc nam với hy vọng có thể tìm kiếm loại thuốc nam chữa bệnh suy tim. Thế nhưng, thị ... [xem thêm]

Tập thể dục – Thói quen nhỏ, kết quả lớn

(43)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cà tím: 7 lý do để ăn, 4 lý do để tránh

(24)
Bà bầu ăn cà tím có được không, có nên không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nếu ăn số lượng vừa phải, cà tím sẽ là loại thực phẩm tốt cho bạn. ... [xem thêm]

Cách kể chuyện bé nghe dành cho ông bố tuyệt vời

(78)
Bạn muốn kể cho con nghe nhiều câu chuyện nhưng không biết làm thế nào? Hãy đơn giản hóa mọi chuyện và làm theo cách kể chuyện bé nghe của Chúng tôi ... [xem thêm]

Dùng bao cao su có an toàn tuyệt đối không? Lý giải vì sao dùng bao cao su vẫn có thai

(56)
Dùng bao cao su có an toàn tuyệt đối không? Tại sao dùng bao cao su vẫn có thai? Hai câu hỏi này vẫn đang là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai ... [xem thêm]

4 thành phần có trong chất bôi trơn bạn KHÔNG nên dùng

(27)
Chất bôi trơn có thể được xem như một trong những cứu cánh khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên nếu chọn sai loại, bạn có thể gây hại cho sức khỏe của chính ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN