Omeprazole

(4.42) - 63 đánh giá

Thuốc Omeprazole (tên chung quốc tế) hay Omeprozol là thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) và loét dạ dày – tá tràng. Vậy bạn cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc này? Đâu là liều dùng cho người lớn và trẻ em?

Tác dụng

Tác dụng của thuốc omeprazole là gì?

Thuốc omeprazole được dùng để điều trị các rối loạn về dạ dày và thực quản (như trào ngược axit, viêm loét dạ dày – thực quản). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng do viêm loét gây ra như:

  • Ợ nóng
  • Khó nuốt
  • Ho dai dẳng

Ngoài ra, tác dụng của thuốc omeprazole còn có:

  • Giúp chữa lành tổn thương dạ dày và thực quản do axit
  • Giúp ngăn ngừa loét hình thành và tiến triển
  • Có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản

Đối với thuốc omeprazole không kê đơn dùng tự điều trị chứng ợ nóng thường xuyên, có thể mất 1-4 ngày để thuốc phát huy tác dụng đầy đủ vì thuốc không thể làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn trên sản phẩm, kiểm tra kĩ các thành phần trên nhãn ngay cả khi bạn đã sử dụng các thuốc này trước đây. Các nhà sản xuất có thể thay đổi thành phần thuốc.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng omeprazole cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét tá tràng:

Dùng omeprazole 20mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Hầu hết các bệnh nhân được điều trị trong vòng 4-8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét dạ dày:

Dùng omeprazole 40mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn trong 4-8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét thực quản do ăn mòn:

Dùng omeprazole 20mg mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Liều lượng có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày dựa trên đáp ứng trên lâm sàng được mong muốn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc hội chứng Zollinger-Ellison:

  • Liều khởi đầu: dùng omeprazole 60mg uống mỗi ngày một lần. Liều dùng nên điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Liều duy trì: liều dùng có thể lên đến 120mg 3 lần một ngày. Liều dùng trên 80 mg mỗi ngày nên được chia thành các liều nhỏ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD:

  • Liều khởi đầu: dùng omeprazole 20mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn trong 4 đến 8 tuần. Liều dùng có thể tăng lên đến 40mg mỗi ngày nếu cần thiết.
  • Liều duy trì: 10-20mg mỗi ngày nếu bệnh lâu khỏi.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh đa u nội tiết:

  • Liều khởi đầu: dùng 60mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Liều dùng có thể được điều chỉnh dựa trên những đáp ứng lâm sàng được mong muốn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
  • Liều duy trì: liều dùng có thể lên đến 120 mg 3 lần một ngày. Liều dùng trên 80 mg mỗi ngày nên được chia thành các liều nhỏ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tế bào mast hệ thống:

  • Liều khởi đầu: dùng 60mg uống mỗi ngày một lần trước bữa ăn. Liều dùng có thể được điều chỉnh dựa trên những đáp ứng lâm sàng được mong muốn và khả năng dung nạp của bệnh nhân.
  • Liều duy trì: liều dùng có thể lên đến 120mg 3 lần một ngày. Liều dùng trên 80mg mỗi ngày nên được chia thành các liều nhỏ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc chứng khó tiêu:

Ngăn ngừa ợ nóng thường xuyên: dùng omeprazole 20mg uống mỗi ngày một lần, trước bữa ăn, trong vòng 14 ngày.

Liều dùng omeprazole cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh loét thực quản do ăn mòn:

Dùng uống:

Trẻ sơ sinh bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): uống 0,7 mg/kg/liều một lần mỗi ngày làm giảm thời gian pH dạ dày và thực quản nhỏ hơn 4, cũng như số lượng các lần trào ngược ở 10 trẻ sơ sinh – theo kết quả thử nghiệm.

Trẻ em và thanh thiếu niên từ 1-16 tuổi mắc bệnh trào ngược dạ dày (GERD), loét, viêm thực quản được các nhà sản xuất khuyến cáo khi dùng:

  • Từ 5kg đến dưới 10kg: dùng 5mg mỗi ngày một lần.
  • Từ 10kg đến dưới hoặc bằng 20kg: dùng 10mg mỗi ngày một lần.
  • Trên 20kg: dùng 20mg mỗi ngày một lần.

Điều trị hỗ trợ viêm loét tá tràng liên quan do Helicobacter pylori (phối hợp với điều trị bằng kháng sinh clarithromycin hoặc clarithromycin và amoxicillin) ở trẻ em:

  • Từ 15 đến 30kg: dùng 10mg 2 lần một ngày.
  • Trên 30kg: dùng 20mg 2 lần một ngày.

Lưu ý: Sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng omeprazole ở bệnh nhân dưới 1 tuổi và trẻ em ngoài điều trị trào ngược dạ dày và duy trì điều trị viêm loét thực quản do ăn mòn chưa được chứng minh.

Liều dùng thông thường cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 1-16 tuổi mắc bệnh bệnh trào ngược dạ dày, loét, viêm thực quản:

Dùng uống:

  • Từ 5kg đến dưới 10 kg : dùng 5mg mỗi ngày một lần.
  • Từ 10kg đến dưới hoặc bằng 20kg: dùng 10mg mỗi ngày một lần.
  • Trên 20kg: dùng 20mg mỗi ngày một lần.

Cách dùng

Bạn nên dùng omeprazole như thế nào?

Thuốc omeprazole thường được dùng trước khi ăn (ít nhất 1 giờ trước khi ăn). Đối với loại không kê đơn (OTC) chỉ nên dùng cách 24 giờ một lần trong 14 ngày. Dùng thuốc này vào buổi sáng trước khi bạn ăn sáng. Có thể mất tối đa 4 ngày để có hiệu lực.

Bạn cần ngừng thuốc ít nhất 4 tháng trước khi bắt đầu điều trị liệu trình 14 ngày nữa. Nếu có các triệu chứng khác và cần được điều trị trước khi đủ 4 tháng, hãy liên hệ bác sĩ.

Bạn không được nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc khi uống mà hãy nuốt cả viên. Nếu không, bạn có thể mở viên nang và rắc thuốc vào một chiếc thìa, nuốt hỗn hợp ngay lập tức chứ đừng nhai.

Ngoài ra, bạn có thể hòa tan bột với một lượng nhỏ nước. Bạn cần lưu ý dùng 1 muỗng cà phê nước cho gói 2,5mg, hoặc 1 muỗng canh nước cho gói 10mg. Bạn để hỗn hợp trong 2 hoặc 3 phút, sau đó khuấy đều và uống ngay. Để đảm bảo mình uống đúng liều lượng, bạn hãy đổ thêm ít nước với phần thuốc còn lại và uống.

Nếu bạn đã sử dụng omeprazole hơn 3 năm, bạn có thể rơi vào tình trạng táo bón

  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Tim đập nhanh bất thường
  • Mệt mỏi quá mức
  • Choáng váng, hoa mắt
  • Đau đầu nhẹ
  • Co thắt cơ
  • Một phần cơ thể bị run không thể kiểm soát (run tay)
  • Bị động kinh
  • Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Toloxatone

    (98)
    Tên gốc: toloxatoneTên biệt dược: Humoryl®Phân nhóm: thuốc chống trầm cảmTác dụngTác dụng của thuốc toloxatone là gì?Thuốc toloxatone là thuốc chống suy ... [xem thêm]

    Atenolol

    (19)
    Tác dụngTác dụng của atenolol là gì?Atenolol có thể được sử dụng kèm hoặc không kèm với các loại thuốc khác để điều trị tăng huyết áp giúp ngăn ngừa ... [xem thêm]

    Thuốc axit ibandronic

    (29)
    Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc axit ibandronic là gì?Axit ibandronic được dùng để ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương.Bệnh loãng xương làm xương mỏng ... [xem thêm]

    Posaconazole

    (98)
    Tên gốc: posaconazoleTên biệt dược: Noxafil®Phân nhóm: thuốc kháng nấmTác dụngTác dụng của thuốc posaconazole là gì?Posaconazole được sử dụng để ngăn ngừa ... [xem thêm]

    Thuốc sertraline

    (36)
    Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc sertraline là gì?Thuốc sertraline được sử dụng để điều trị trầm cảm, hoảng loạn, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối ... [xem thêm]

    Vắc-xin Dpt-HIb là gì?

    (67)
    Tác dụngTác dụng của vắc-xin Dpt-Hib là gì?Vắc-xin Dpt-Hib là vắc-xin thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc-xin, kháng huyết thanh và thuốc ... [xem thêm]

    Forlax®

    (94)
    Tên biệt dược: ForlaxHoạt chất: Macrogol 4000Tác dụngTác dụng của thuốc Forlax là gì?Thuốc Forlax chứa hoạt chất macrogol cao phân tử (4000), có tác dụng nhuận ... [xem thêm]

    Oxyfedrine

    (58)
    Tên gốc: oxyfedrineTên biệt dược: Ildamen® (Altian, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Guatemala, Panama, Ấn Độ)Phân nhóm: thuốc chống đau thắt ngựcTác dụngTác dụng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN