Aldosterone

(3.82) - 89 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm aldosterone

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu, nước tiểu (24 giờ)

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm aldosterone là gì?

Xét nghiệm này được dùng để đo nồng độ của aldosterone trong máu. Aldosterone là một hormone được tạo ra từ tuyến thương thận. Nó có vai trò trong việc điều hòa huyết áp. Đồng thời nó còn điều khiển quá trình hấp thu natri và kali trong cơ thể. Do đó, nó còn tác động lên việc điều hòa lượng dịch trong cơ thể.

Nếu có quá nhiều hormone này trong máu, huyết áp của bạn sẽ trở nên rất cao, nồng độ kali trong máu có thể giảm rất thấp. Đây là những dấu hiệu của hội chứng cường aldosterone.

Thông thường, nguyên nhân cường aldosterone là do có khối u ở tuyến thượng thận (thường là u lành tính). Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân khác như:

  • Suy tim;
  • Xơ gan;
  • Bệnh thận;
  • Dư thừa kali trong cơ thể;
  • Lượng natri thấp;
  • Tiền sản giật.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm aldosterone?

Xét nghiệm này được chỉ định thực hiện trong các tình huống sau đây:

  • Rối loạn nước và các chất điện giải trong cơ thể;
  • Người trẻ tuổi bị tăng huyết áp;
  • Hạ huyết áp tư thế đứng (có nghĩa là huyết áp bị giảm thấp khi bạn đứng dậy);
  • Sản xuất quá nhiều aldosterone;
  • Có các triệu chứng giảm hoạt động của tuyến thượng thận.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm aldosterone?

Các yếu tố làm sai lệch kết quả xét nghiệm bao gồm:

  • Tập thể dục quá nặng và căng thẳng có thể kích thích vỏ thượng thận tiết ra và làm tăng nồng độ aldosterone.
  • Giá trị hormone có thể bị thay đổi do tư thế, vị trí, chế độ ăn uống, biến đổi trong ngày, và thai kì.
  • Nếu các xét nghiệm được thực hiện bằng miễn dịch phóng xạ, thuốc có chứa phóng xạ dùng gần đây sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Những thuốc có thể gây tăng nồng độ bao gồm diazoxide, lợi tiểu, hydralazine, thuốc nhuận tràng, nitroprusside, kali, và spironolactone.
  • Những thuốc có thể làm giảm nồng độ aldosterone so với thực tế gồm các chất ức chế chuyển hóa angiotensin (ví dụ như captopril), fludrocortisone, propranolol, cũng như cam thảo.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm aldosterone?

Bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình xét nghiệm. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

  • Hãy để tinh thần trong trạng thái tự nhiên, thả lỏng. Một số bệnh nhân có thể hoảng sợ và cần rất nhiều hỗ trợ về mặt tâm lí.
  • Bạn nên duy trì một chế độ ăn uống dùng muối bình thường (khoảng 3 g / ngày) trong ít nhất 2 tuần trước khi lấy mẫu máu hoặc nước tiểu.
  • Bạn nên báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng để bác sĩ có thể khuyên bạn nên ngưng những loại nào có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu các thuốc này được ngưng dùng ít nhất 2 tuần trước xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm nước tiểu.
  • Không được dùng thuốc ức chế renin (ví dụ như propranolol) 1 tuần trước khi xét nghiệm.
  • Tránh dùng cam thảo trong ít nhất 2 tuần trước khi thử nghiệm bởi vì tác dụng giống như aldosterone.

Quy trình thực hiện xét nghiệm aldosterone như thế nào?

Trong lúc thu thập mẫu máu, bác sĩ hoặc chuyên viên xét nghiệm sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Trong lúc thu thập nước tiểu, bạn sẽ được hướng dẫn:

  • Bạn sẽ phải thu thập nước tiểu trong vòng 24 giờ. Đầu tiên, bạn phải đi tiểu cho hết nước tiểu và bỏ đi, sau đó bắt đầu tính 24 giờ. Từ lúc đó trở đi, bạn phải thu thập toàn bộ nước tiểu của bạn vào một cái chai .
  • Tránh để nước tiểu bị nhiễm trùng bởi phân.
  • Không cho lẫn giấy vệ sinh vào trong mẫu.
  • Giữ các mẫu nước tiểu vào tủ lạnh trong vòng 24 giờ.
  • Thu thập lần tiểu cuối cùng càng gần lúc sắp hết 24 giờ càng tốt.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm aldosterone?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

Đối với xét nghiệm máu khi:

Nằm ngửa: 3-10 ng/dL hoặc 0,08-0,30 nmol/L (đơn vị SI)

Đứng thẳng:

  • Nữ: 5-30 ng/dL hoặc 0,14-0,80 nmol/L (đơn vị SI)
  • Nam: 6-22 ng/dL hoặc 0,17-0,61 nmol/L (đơn vị SI)
  • Trẻ sơ sinh: 5-60 ng/dL
  • Trẻ 1 tuần-1 năm tuổi: 1-160 ng/dL 5-7 tuổi: 5-50 ng/dL
  • Trẻ 1-3 tuổi: 5-60 ng/dL 7-11 tuổi: 5-70 ng/dL
  • Trẻ 3-5 tuổi: 5-80 ng/dL 11-15 tuổi: 5-50 ng/dL,

Đối với xét nghiệm nước tiểu (24 giờ): 2-26 mcg / 24 giờ hoặc 6-72 nmol/24 hr (đơn vị SI)

Kết quả bất thường:

Chỉ số tăng:

Do cường aldosteron nguyên phát :

  • Khối u tuyến thượng thận sản xuất aldosteron (hội chứng Crohn);
  • Tăng sản hạch vỏ tuyến thượng thận;
  • Hội chứng Bartter.

Do cường aldosteron thứ phát :

  • Hạ natri máu;
  • Tăng kali máu;
  • Uống thuốc lợi tiểu dẫn đến thể tích tuần hoàn và giảm natri huyết;
  • Lạm dụng thuốc nhuận trường;
  • Stress;
  • Tăng huyết áp ác tính;
  • Phù toàn thân;
  • Hẹp động mạch thận;
  • Mang thai;
  • Thuốc tránh thai đường uống;
  • Giảm thể tích tuần hoàn hoặc xuất huyết;
  • Hội chứng Cushing.

Chỉ số giảm:

  • Thiếu aldosterone;
  • Thiếu renin;
  • Điều trị bằng steroid;
  • Bệnh Addison;
  • Bệnh nhân có chế độ ăn giàu natri;
  • Chứng tăng natri huyết;
  • Hạ kali máu;
  • Tiền sản giật;
  • Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn biết gì về kỹ thuật đa ký giấc ngủ?

(49)
Giấc ngủ đóng một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con người. Các rối loạn về giấc ngủ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc ... [xem thêm]

Xét nghiệm chức năng gan

(86)
Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu do gan sản xuất ra. Một kết quả bất thường cho thấy gan có vấn đề, và có thể ... [xem thêm]

Nồng độ canxi trong máu

(16)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm nồng độ canxi trong máuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm nồng độ canxi trong máu là gì?Xát nghiệm nồng ... [xem thêm]

Định lượng kháng thể kháng nhân

(67)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân (ANA)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm định lượng kháng thể kháng nhân ... [xem thêm]

Định lượng kháng thể kháng tâm động

(31)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng tâm động (centromere) (ACA)Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungĐịnh lượng kháng thể kháng ... [xem thêm]

Xét nghiệm lẩy da nội bì

(92)
Xét nghiệm lẩy da thường được sử dụng để tìm nguyên nhân của một số dạng dị ứng. Quy trình xét nghiệm lẩy da Những mẫu dị nguyên nghi ngờ là nguyên ... [xem thêm]

Soi thanh quản trực tiếp

(91)
Tên kĩ thuật y tế: Nội soi thanh quản trực tiếpBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Họng, thanh quản và dây thanh âm (function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ... [xem thêm]

Kích thích hormone vỏ thượng thận (ACTH) với Metyrapone

(23)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kích thích hormone vỏ thượng thận (ACTH) với metyrapone (Xét nghiệm kích thích ACTH với metyrapone, Xét nghiệm Metyrapone)Bộ phận cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN