9 vị trí không nên đặt smartphone để tránh tác hại điện thoại

(4.22) - 66 đánh giá

Bạn rất yêu quý chiếc smartphone của mình và gần như mang theo chúng cả ngày? Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chiếc điện thoại có thể gây ra nhiều tác hại không ngờ đấy. Hello Bacsi liệt kê cho bạn 9 vị trí – theo khuyến cáo của các nhà khoa học – bạn không nên đặt điện thoại gần để không gây hại cho cả thiết bị lẫn bản thân bạn.

Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều sở hữu một chiếc điện thoại cho riêng mình. Smartphone giờ đây gần như là một vật bất ly thân, được người dùng đem theo khắp mọi nơi mọi lúc, kể cả khi đi tắm và đi ngủ. Tuy nhiên, không phải vị trí nào cũng sẽ an toàn để đặt điện thoại. Bạn hãy đọc hết bài viết để xem mình có đang đặt điện thoại sai chỗ hay không và những tác hại có thể xảy đến nếu gặp những lỗi sai này nhé.

1. Đặt điện thoại ở túi quần phía sau

Chắc hẳn là bạn cảm thấy để điện thoại vào những chiếc túi nhỏ phía sau quần sẽ rất tiện lợi và thoải mái. Tuy nhiên, để điện thoại ở vị trí này sẽ gây ra nhiều tác hại:

  • Smartphone có màn hình cảm ứng, và nếu điện thoại bạn còn nhạy, chúng sẽ cảm ứng cả những thứ khác nữa chứ không chỉ mỗi ngón tay của bạn đâu. Do đó, rất nhiều trường hợp đã dẫn đến điện thoại được ấn cuộc gọi khẩn cấp mà bạn thậm chí không hay biết. Theo thống kê, có đến 30% cuộc gọi khẩn cấp chỉ là vì những lý do vô tình như vậy.
  • Bạn có thường cảm thấy đau ở chân và bụng? Đây có thể là một tác động của việc để điện thoại ở túi quần sau đấy.
  • Thỉnh thoảng, những sai lầm ngớ ngẩn có thể xảy ra, như bạn quên mất điện thoại ở đâu, bạn dễ làm rớt và đôi khi sẽ vô tình ngồi lên khiến điện thoại bị nứt, vỡ.

2. Đặt điện thoại ở túi quần phía trước

Đàn ông thường không mang thêm giỏ xách như phụ nữ, vì vậy túi quần phía trước sẽ là một vị trí cực kỳ lý tưởng để đựng điện thoại. Tuy nhiên, việc này sẽ không tốt cho sức khỏe của “cánh mày râu” một chút nào. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sóng điện từ mà điện thoại phát ra sẽ gây nhiều tác động xấu đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Nam giới để điện thoại trong túi quần càng thường xuyên thì nguy cơ và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ càng cao.

3. Tác hại khi điện thoại được đặt kế bên hông

Theo một số nghiên cứu, việc bạn để điện thoại gần vùng hông, đùi của mình sẽ tác động và làm suy yếu xương hông. Vì vậy, nếu cần thiết, bạn hãy để điện thoại vào một cái túi xách dày để làm giảm tác động của nó và bảo vệ xương tốt hơn.

4. Tác hại của điện thoại khi đặt áp sát da

Bạn không nên để điện thoại áp sát da của bạn. Nguyên nhân là vì trong lúc sử dụng, vi khuẩn có trên nút bấm và màn hình điện thoại sẽ lây sang da mặt. Đồng thời, sóng điện từ sẽ tiếp xúc trực tiếp và gần bạn hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để nghe điện thoại đúng cách? Bạn hãy để điện thoại gần tai và cách xa ít nhất 0,5–1,5cm để nghe điện thoại an toàn nhé.

5. Cắm sạc điện thoại qua đêm

Quá trình sạc điện thoại thực chất sẽ không gây hại gì đến sức khỏe của bạn (trừ khi bạn ở gần và bị ảnh hưởng bởi sóng điện từ trong lúc sạc). Nhưng tốt nhất là bạn không nên để điện thoại sạc qua đêm. Việc này không những làm giảm tuổi thọ của pin mà còn khiến chúng hoạt động ngày càng kém hiệu quả.

6. Đặt điện thoại ở những nơi quá lạnh

Nếu ngoài trời nhiệt độ đang quá thấp, đặc biệt là khi thấp hơn cả 0 độ C, hãy giữ kỹ điện thoại của bạn. Đừng để chúng ở ngoài trời lạnh hoặc trong xe đậu bên đường quá lâu. Nhiệt độ thay đổi nhiều rất có hại cho các thiết bị và phụ kiện điện thoại.

Nếu bạn để điện thoại ở trời lạnh một thời gian dài rồi lại đem vào một nơi ấm áp, sự ngưng tụ và tan chảy của nước sẽ làm hỏng những bộ phận bên trong của điện thoại. Nếu bạn cần phải ra ngoài thường xuyên vào mùa lạnh, hãy mua hoặc tự làm một chiếc ốp hay vỏ đựng mới để giữ ấm cho điện thoại nhé.

7. Đặt điện thoại ở những nơi quá nóng

Không chỉ nhiệt độ thấp mà nhiệt độ cao cũng sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử. Vào những ngày trời nóng, để quên điện thoại trong xe hoặc cho nó phơi nắng ngoài biển đều làm điện thoại nóng lên và dễ bị chập. Đặt điện thoại gần lò nướng cũng sẽ chịu tác động tương tự. Bạn nhớ lưu ý để điện thoại tránh xa các thiết bị tạo nhiệt cao nhé!

8. Để điện thoại gần trẻ (trên xe đẩy em bé)

Những bà mẹ bận bịu và vội vã thường để điện thoại vào xe đẩy của con để vừa tiện chăm con lại vừa dễ dùng điện thoại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết việc để điện thoại gần trẻ có thể gây nguy hiểm cho bé.

Bên cạnh việc trẻ sẽ tiếp xúc quá sớm với điện thoại và chịu nhiều tác động xấu, thiết bị này còn có thể đưa tới hậu quả là con thường sẽ dễ mắc các vấn đề về hành vi như tăng động thái quá hay chứng rối loạn khả năng tập trung. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến não cũng như sự phát triển của trẻ.

9. Tác hại khi để điện thoại gần đầu khi ngủ

Đây là những lý do mà bạn tuyệt đối không nên để điện thoại dưới gối hay gần đầu khi chuẩn bị đi ngủ:

  • Vào ban đêm, điện thoại sẽ thường phát sáng và có tiếng kêu từ các thông báo, có thể là từ mạng xã hội như Facebook. Những ánh sáng không cần thiết này sẽ tác động tới việc sản xuất melatonin, từ đó gây ra các vấn đề về giấc ngủ.
  • Nếu cứ để điện thoại ở gần đầu thì không lâu sau bạn sẽ luôn cảm thấy đau đầu và chóng mặt.
  • Đã có nhiều trường hợp điện thoại bị phát nổ và cháy rụi. Khi bạn đặt điện thoại dưới gối, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều. Một chiếc điện thoại lúc sạc pin sẽ bắt đầu tỏa nhiệt. Tuy nhiên, lớp vỏ gối và drap giường lại ngăn chặn hoạt động này, nhiệt không thể tỏa ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn và còn tăng nguy cơ phát nổ. Tốt nhất là nên để điện thoại sạc ở một nơi xa bạn và xa cả giường bạn nữa nhé.
  • Bên cạnh đó, nếu để điện thoại gần đầu khi ngủ, bức xạ điện từ sẽ ảnh hưởng tới não, mắt và giấc ngủ của bạn. Xem ngay những lợi ích của việc không sử dụng điện thoại trước khi ngủ để làm động lực từ bỏ ngay thói quen cực kỳ có hại này nhé.

Trong xã hội hiện đại, bạn sẽ cần đến smartphone mọi lúc để làm việc, học tập và giải trí. Tuy nhiên, việc sử dụng và đặt điện thoại ra sao để an toàn và giảm thiểu tác hại của chúng vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Hy vọng, qua bài viết vừa rồi, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

(73)
Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị nhưng bạn chỉ nên cho con chơi khi hơn 3 tuổi để tránh những sự cố bất ngờ không mong muốn xảy ra. Vì sao ... [xem thêm]

Đau nửa đầu bên trái và những điều cần biết

(57)
Cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện bất ngờ có thể là dấu hiệu đáng báo động. Để điều trị hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên ... [xem thêm]

Điều trị dị ứng bằng phương pháp giải mẫn cảm

(60)
Phương pháp giải mẫn cảm với một loại dị ứng nguyên cụ thể để điều trị dị ứng (có lẽ thường được gọi là “tiêm dị ứng nguyên”), là một ... [xem thêm]

13 cách làm mặt nạ chuối trị nám da và tóc xơ rối

(42)
Ở Việt Nam, chuối là loại trái cây rất được ưa chuộng. Chúng không chỉ là loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho cơ thể mà còn có rất nhiều công dụng ... [xem thêm]

7 bí quyết giúp tình yêu sau hôn nhân không bị chôn vùi

(44)
Bạn mới kết hôn và lo sợ hôn nhân sẽ là nấm mồ chôn của tình yêu? Nếu bạn luôn tôn trọng và đối xử với nửa kia ngọt ngào như thuở ban đầu thì tình ... [xem thêm]

Hội chứng Asherman

(50)
Tìm hiểu về hội chứng AshermanHội chứng Asherman là gì?Hội chứng Asherman là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra ở tử cung. Ở những phụ nữ mắc bệnh này, ... [xem thêm]

5 vấn đề xoay quanh việc niềng răng

(79)
Ở độ tuổi nào bạn có thể niềng răng? Niềng răng cần lưu ý điều gì? Niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Đó là những câu hỏi nhiều người thường thắc ... [xem thêm]

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(85)
Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN