Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(4.39) - 85 đánh giá

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở các tĩnh mạch nằm bên ngoài hậu môn. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế nhưng, tin mừng là các biện pháp điều trị tại nhà có thể chữa lành hầu hết tổn thương do bệnh trĩ ngoại mang lại.

Bệnh trĩ thường hình thành khi bạn trải qua nhiều căng thẳng trong khi đi đại tiện trong thời gian dài, có thể là do dùng sức để rặn quá mạnh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hoặc do phân cứng khó đi ra ngoài.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới lớp da xung quanh hậu môn – nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường có xu hướng gây đau đớn ở người bệnh.

Nếu bệnh trĩ ngoại không thuyên giảm sau 1–2 tuần, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân để bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ thường đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng bao gồm:

  • Nâng tạ hoặc những đồ vật nặng
  • Chế độ ăn có ít chất xơ
  • Béo phì
  • Đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài
  • Mang thai
  • Bụng báng nước (cổ trướng) – tình trạng tích tụ chất lỏng gây áp lực lên dạ dày và ruột

Bệnh trĩ ngoại được phân biệt với các loại trĩ khác chủ yếu là do vị trí của búi trĩ, chẳng hạn như:

  • Bệnh trĩ nội hình thành bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng có thể chảy máu khi đi tiêu.
  • Sa búi trĩ là tình trạng bệnh trĩ nội đôi khi tiến triển phình ra ngoài hậu môn. Tùy từng mức độ mà búi trĩ có thể tự co lại vào trong hoặc cần có lực tác động để đẩy chúng vào.

Trong khi đó, bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn và có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn trĩ nội.

Lưu ý là một người có mắc nhiều loại bệnh trĩ cùng một thời điểm.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại thường gây ngứa và đau vùng hậu môn. Bạn thậm chí còn cảm nhận thấy búi trĩ khi dùng tay chạm vào khu vực quanh hậu môn. Búi trĩ ngoại có màu hơi hồng hơn so với vùng da ở xung quanh.

Đi ngoài ra máu

Những người bị trĩ ngoại có thể nhìn thấy có máu trong phân của họ. Máu thường xuất hiện trên bề mặt phân và có màu đỏ tươi vì chảy trực tiếp từ búi trĩ bị tổn thương chứ không phải máu từ vị trí khác trong đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, lượng máu chảy khi đi đại tiện không quá nhiều. Nếu bạn thấy có nhiều máu khi đi đại tiện, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.

Cục máu đông bên trong búi trĩ

Trĩ huyết khối hình thành do các tĩnh mạch bị phình ra bên trong búi trĩ có cục máu đông. Kết quả là dòng máu không lưu thông được và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh.

Cơ thể thường có cơ chế làm tiêu biến cục máu đông, giúp giảm bớt triệu chứng bệnh và cảm giác đau. Khi cục máu đông biến mất, búi trĩ bên ngoài đôi khi sẽ để lại lớp da thừa quanh hậu môn. Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ phần da dư này nếu chúng dễ bị dính phân và khó làm vệ sinh sạch sẽ.

Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng cách đánh giá những triệu chứng bạn đang có cũng như tiến hành kiểm tra thể chất.

Nếu như bạn nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh trĩ ngoại, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi vì có một số triệu chứng như chảy máu có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng khác:

  • Ung thư hậu môn
  • Nứt hậu môn
  • Ung thư đại trực tràng
  • Bệnh viêm đường ruột (IBD)
  • Áp xe quanh hậu môn
  • Mụn thịt dư (skin tag)

Cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Các phương pháp để điều trị trĩ ngoại bao gồm biện pháp tại nhà và phẫu thuật.

Điều trị bệnh trĩ tại nhà

Các biện pháp tại nhà bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại bao gồm:

  • Tắm nước ấm
  • Làm sạch hậu môn thật nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện, nên sử dụng khăn lau ẩm hoặc vải bông
  • Chườm khăn bọc đá lạnh lên hậu môn để giảm sưng
  • Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như paracetamol, ibuprofen để giảm bớt khó chịu
  • Bôi một số thuốc mỡ, kem bôi trĩ có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em“.

Phẫu thuật loại bỏ trĩ

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí American Family Physician, phẫu thuật loại bỏ búi trĩ ngoại trong vòng 72 giờ từ nó xuất hiện có khả năng giảm đau hiệu quả hơn những phương pháp điều trị khác.

Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật sau khi gây tê tại chỗ.

Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều biện pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại tại nhà được liệt kê ở trên để giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải luôn thảo luận cùng bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Mời bạn đọc thêm bài viết “Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai“.

Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Điều mấu chốt để phòng bệnh trĩ ngoại phát triển là hạn chế tình trạng táo bón xảy ra, tránh làm cho phân khô, cứng, khó đi ra ngoài.

Một số cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ bao gồm:

  • Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt
  • Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên
  • Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh (chơi game, đọc báo, lướt mạng…)

Nếu bạn thường bị táo bón hoặc tái phát lại bệnh trĩ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh trĩ ngoại có khả năng tự chữa lành. Để giúp quá trình đó diễn ra nhanh hơn, bạn cần thực hiện các biện pháp để giảm táo bón, tránh căng thẳng khi đi đại tiện. Khi bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại kèm theo những cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ và điều trị theo chỉ định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

12 thực phẩm cần tránh nếu bạn bị tiêu chảy khi mang thai

(88)
Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể khiến mẹ bầu bị mất nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Nếu bị đau bụng, ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn có biết lợi ích của sản phẩm gốc thực vật?

(89)
Với những thành phần lành tính từ thiên nhiên, lợi ích của sản phẩm gốc thực vật không chỉ an toàn cho trẻ nhỏ mà còn mang đến nhiều lợi ích tốt cho ... [xem thêm]

Béo phì

(24)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

Tinh dầu thiên nhiên: Vừa đa năng lại tốt cho sức khỏe!

(24)
Tinh dầu thiên nhiên là những chiết xuất tinh túy nhất từ các loại hoa cỏ và thảo dược như sả chanh, hoa bưởi, hoa oải hương… Đây không chỉ là liệu ... [xem thêm]

Bạn đã hiểu hết về canxi?

(57)
Có lẽ bạn luôn nghĩ rằng canxi chỉ có ích cho xương, nhưng thực sự nó còn mang tới nhiều lợi ích khác nữa mà bạn vẫn chưa khám phá ra. Canxi rất quan trọng ... [xem thêm]

11 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả bơ với phụ nữ mang thai

(21)
Thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu cần làm quen với những món ăn lành mạnh. Bổ sung những loại trái cây giàu dinh dưỡng như quả bơ là điều vô cùng quan trọng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về Inulin?

(94)
Inulin thuộc một loại chất xơ có tên là fructan. Chất này có trong một số thực vật với tác dụng chính nhằm tích trữ năng lượng, và thường được tìm ... [xem thêm]

Bé 3 đến 4 tuổi biết làm gì?

(86)
3 tuổi đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé, mở ra một thế giới mới nơi bé có thể thoả sức tưởng tượng những điều tuyệt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN