Khi nào bố mẹ có thể cho con chơi nặn đất sét?

(3.95) - 73 đánh giá

Mặc dù chơi nặn đất sét rất vui và thú vị nhưng bạn chỉ nên cho con chơi khi hơn 3 tuổi để tránh những sự cố bất ngờ không mong muốn xảy ra. Vì sao vậy? Bạn hãy tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết của Chúng tôi nhé.

Đất sét là một trong những món đồ chơi được trẻ nhỏ ưa chuộng và bạn có thể dễ dàng bắt gặp đất sét ở trường mầm non, nhà sách hoặc các khu vui chơi. Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng có thể chơi nặn đất sét bởi những bé mới 1 – 2 tuổi thường thích khám phá mọi thứ nên sẽ đưa đất sét vào miệng, từ đó dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

1. Thời điểm có thể cho con chơi nặn đất sét

Một trong những lợi ích khi chơi đất sét là con sẽ được thỏa sức sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình thông qua việc nặn ra các đồ vật khác nhau. Nó cũng thúc đẩy tính cách được phát triển theo hướng lành mạnh như việc nén, cán phẳng sẽ giúp bé giải tỏa tâm lý khi đang tức giận hoặc sự kích động bị đè nén. Ngoài ra, bạn có thể cho con chơi nặn đất sét như một hình thức phạt nhẹ nhàng nếu bé chưa ngoan.

Tuy nhiên, giống như bất kỳ món đồ chơi nào, đất sét vẫn tiềm ẩn một vài rủi ro. Vì vậy, bạn nên đợi cho đến khi bé được 3 tuổi mới đưa cho con bộ đất sét đầu tiên.

2. Vì sao lại đợi đến khi con 3 tuổi?

Từng ngày trôi qua, thiên thần nhỏ sẽ càng trở nên thông minh cũng như học hỏi được thêm nhiều điều mới. Vì vậy, có một số lý do mà người lớn chỉ nên cho con chơi đất nặn khi bé từ 3 tuổi trở lên, chẳng hạn như:

  • Giảm ham muốn được nếm vật lạ: Khi bé 3 tuổi trở lên, con sẽ giảm đi hứng thú muốn khám khá mọi thứ bằng cách cho những vật có trong tay vào miệng bởi vị giác của trẻ lúc này cũng đã phát triển đầy đủ và giúp con nhận ra đất nặn không ngon miệng chút nào.
  • Hiểu được bố mẹ nói gì và nghe lời hơn: Khi đã được 3 tuổi, con sẽ hiểu được nhiều câu lệnh và lời giải thích hơn so với chỉ biết “không được” hoặc “đừng có làm”.
  • Phù hợp với sự phát triển: Trẻ dưới 3 tuổi thường chỉ xem đất nặn như một cục bột và ít có hứng thú cũng như tận dụng khả năng của món đồ chơi này.

3. Lưu ý an toàn khi cho con chơi đất nặn

Mặc dù trẻ 3 tuổi có thể chơi đất nặn nhưng không có nghĩa rằng bạn có thể cho con chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn vì các tai nạn bất ngờ như nuốt phải dị vật vẫn có khả năng xảy ra với trẻ trong độ tuổi này. Do đó, bạn không nên chủ quan mà hãy luôn ngồi bên cạnh con khi chơi món đồ chơi này nhé.

4. Cách gỡ đất sét ra khỏi tóc con

Đôi lúc trẻ nhỏ nghịch ngợm và vô tình làm đất sét bám vào tóc. Bạn có thể gỡ đất sét ra khỏi tóc con bằng cách:

Bạn cần

  • Lược răng thưa
  • Dầu xả và dầu gội.

Thực hiện

  • Nếu đất nặn vẫn còn ẩm, bạn sử dụng lược răng thưa để nhẹ nhàng loại bỏ càng nhiều đất sét ra khỏi tóc càng tốt. Nếu đất nặn đã cứng lại, hãy nhẹ nhàng gỡ từng mảng trước.
  • Làm ướt tóc thật kỹ sau đó dùng dầu gội có bọt và vuốt lên tóc con.
  • Đừng vội gỡ đất nặn ra ngay mà hãy để yên ít nhất 5 – 10 phút. Trong thời gian này, bạn tranh thủ tắm người bé.
  • Sau đó, dội sạch dầu gội và thoa dầu xả bằng lược răng thưa để chải đất nặn. Lúc này, bạn sẽ dễ dàng lấy đất sét dính ở tóc ra.
  • Cuối cùng, dùng nước xả sạch đầu bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nước tăng lực hay tăng rủi ro sức khỏe?

(62)
Nước tăng lực tuy giúp tỉnh táo được trong chốc lát nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nếu bạn uống quá thường xuyên. Món đồ uống lợi ít ... [xem thêm]

Thai nhi 10 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(37)
Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổiThai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?Tuần thứ 10 của thai kỳ, bé có kích thước cỡ quả quất, nặng khoảng 7g ... [xem thêm]

Điều trị không phẫu thuật dành cho bệnh nhân vẹo cột sống

(47)
Điều trị không phẫu thuật, không dùng thuốc đã và đang trở thành xu hướng mới trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp nhằm hạn chế thấp nhất những ... [xem thêm]

Dị ứng đậu phộng và các loại hạt ở trẻ em

(89)
Tìm hiểu chungDị ứng đậu phộng là bệnh gì?Dị ứng đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Các ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tim và những bệnh tim mạch?

(33)
Làm thế nào để kiểm soát được cân nặng nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đã từng gặp những vấn đề liên quan chẳng hạn như đau ... [xem thêm]

9 lợi ích của hạt húng quế có thể bạn chưa biết

(13)
Hạt húng quế hay còn gọi là hạt é thường sử dụng làm nguyên liệu phổ biến trong món chè sương sáo. Bạn còn có thể thưởng thức loại hạt quen thuộc này ... [xem thêm]

Kiểm tra BMI giúp phát hiện trẻ thừa cân béo phì

(90)
Trẻ em ngày nay cũng tất bật chạy đua theo nhịp sống bận rộn. Những ngày học sáng chiều lẫn học thêm ban tối khiến những bữa ăn tươm tất và đủ dinh ... [xem thêm]

Làm sáng da hữu hiệu chỉ với thảo dược

(54)
Có được một làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh là ước mong của đa số phụ nữ Việt. Chính vì mong muốn này mà một số người sẽ làm bất cứ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN