9 loại thực phẩm con bạn nên tránh ăn

(3.81) - 36 đánh giá

Chế độ dinh dưỡng của trẻ em hết sức khác biệt so với người lớn, chủ yếu là bởi cơ thể bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Sau đây là vài loại thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn:

Muối

Trẻ sơ sinh không nên ăn nhiều muối vì muối không tốt cho thận của bé. Bạn không nên thêm muối vào khẩu phần ăn của con, đồng thời cũng không nên sử dụng hạt nêm hay nước sốt để nêm nếm thức ăn cho bé vì các loại gia vị này có hàm lượng muối cao.

Lượng muối tối đa theo khuyến cáo của các chuyên gia dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:

  • Dưới 12 tháng tuổi – ít hơn 1 g muối/1 ngày (ít hơn 0.4 g sodium);
  • Từ 1 đến 3 tuổi – 2 g muối/ngày (0.8 g sodium);
  • Từ 4 đến 6 tuổi – 3 g muối/ngày (1.2g sodium);
  • Từ 7 đến 10 tuổi – 5 g muối/ngày (2 g sodium);
  • Từ 11 tuổi trở lên – 6 g muối/ngày (2.4 g sodium).

Bản thân sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng muối mà một em bé sơ sinh cần. Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng có lượng muối tương đương với lượng muối trong sữa mẹ.

Đường

Trẻ em không cần quá nhiều đường. Tổ chức sức khoẻ thế giới WHO cho rằng bạn không nên cho bé dùng hơn 5% lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bằng cách tránh cho bé ăn thức ăn vặt và dùng các thức uống có chứa nhiều đường, bạn sẽ giúp bé ngăn chặn các vấn đề về răng miệng. Tuy vậy bạn có thể sử dụng chuối nghiền nát, sữa mẹ hay sữa bột để làm ngọt món ăn của con khi cần thiết.

Mật ong

Thỉnh thoảng, mật ong có chứa vi khuẩn và có thể dẫn tới ngộ độc – đây là một chứng bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tốt nhất bạn không nên cho con ăn mật ong cho tới khi được một tuổi. Ngoài ra trong mật ong có chứa đường, vì vậy tránh dùng mật ong sẽ giúp bé ngăn chặn các vấn đề về răng.

Quả hạch

Bạn không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn các loại quả hạch, kể cả đậu phộng vì chúng có thể gây ngạt thở. Chỉ khi gia đình bạn không có tiền sử dị ứng với các loại quả hạch thì bạn mới có thể cho con ăn đậu phộng khi bé đã lớn hơn sáu tuổi bằng cách nghiền nát hoặc trộn trong bơ cho bé thưởng thức.

Thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp

Chất béo là nguồn cung cấp calo và vitamin quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn nên cho trẻ trẻ sơ sinh và trẻ em dưới hai tuổi uống sữa có hàm lượng chất béo cao, sữa chua và phô mát hơn thay vì cho bé ăn các thực phẩm có chứa ít chất béo.

Chất béo bão hoà

Bạn không cho trẻ ăn quá nhiều các thức ăn có nhiều chất béo bão hoà và chất béo có hại, chẳng hạn như khoai tây lát, bánh hamburger và bánh ngọt. Chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ con bạn bị các bệnh tim mạch về sau này.

Thịt cá mập, cá kiếm và cá maclin

Bạn không nên cho con ăn thịt cá mập, thịt cá kiếm và thịt cá maclin bởi hàm lượng thuỷ ngân trong các loại cá này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ.

Sò hến sống

Thịt hải sản có thể làm cho con bạn bị ngộ độc thực phẩm, vì thế tốt nhất bạn không nên cho trẻ ăn sò hến sống.

Trứng sống và trứng lòng đào

Trứng sống và trứng lòng đào có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé. Trẻ em trên sáu tháng tuổi có thể ăn trứng, tuy nhiên bạn phải bảo đảm rằng trứng được nấu chín cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ băn khoăn nào về chế độ dinh dưỡng của bé, hãy hỏi xin ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không?

(96)
Núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Thế nhưng, mẹ có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Hãy ... [xem thêm]

6 sai lầm khi rửa mặt khiến làn da phải kêu cứu

(23)
Trong quá trình chăm sóc da với đủ các bước cầu kỳ phức tạp thì rửa mặt chính là công đoạn đầu tiên, đơn giản và không kém phần quan trọng để chăm ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: ăn gì và tránh gì?

(70)
Có phải những gì trẻ ăn giúp tăng cường chú ý, tập trung hoặc có thể hỗ trợ điều trị chứng hiếu động thái quá không? Không có bằng chứng khoa học rõ ... [xem thêm]

Tác dụng của tỏi đen

(53)
Tỏi đen là một sản phẩm quá trình lên men cẩn thận kéo dài trong 30 ngày trong môi trường có kiểm soát ở nhiệt độ từ 140 đến 170 độ F.Sau 30 ngày tỏi ... [xem thêm]

Thực hư về việc nhiễm khuẩn do ăn hạt điều

(74)
Hạt điều hay đào lộn hột là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.Hạt điều được nhiều bà ... [xem thêm]

Tôi nên ăn gì khi bị tiểu đường thai kỳ?

(75)
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, đối với các mẹ bầu được chẩn đoán bị ... [xem thêm]

Lợi ích của nấm đông cô đối với sức khỏe bé yêu

(21)
Với nguồn chất dinh dưỡng dồi dào như selen, sắt, chất xơ, protein và vitamin C, các nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích đáng kể trong việc thêm nấm đông ... [xem thêm]

11 loại thực phẩm tốt cho da dầu nên ăn mỗi ngày

(86)
Chăm sóc da dầu khỏe đẹp thật sự không dễ dàng. Ngoài việc chăm sóc da bằng những sản phẩm chuyên dụng, bạn hãy kết đôi với 11 loại thực phẩm tốt cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN