Với nguồn chất dinh dưỡng dồi dào như selen, sắt, chất xơ, protein và vitamin C, các nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích đáng kể trong việc thêm nấm đông cô vào chế độ ăn uống của bạn và bé.
Người Trung Quốc đã sử dụng nấm đông cô (hay còn gọi là nấm hương) cho mục đích y học hơn 6.000 năm. Do đó, nó đã trở thành biểu tượng cho tuổi thọ của châu Á. Loại nấm ăn được đặc biệt này là loại nấm trồng phổ biến thứ hai trên thế giới.
Nguồn cung cấp vitamin B
Nấm đông cô cung cấp các vitamin B phức tạp có lợi cho sự trao đổi chất bằng cách giúp cơ thể chuyển đổi thực phẩm thành năng lượng. Vitamin B cũng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, bảo vệ con bạn khỏi bị thiếu máu. Chỉ cần ăn 4 chiếc nấm là bạn đã có 1/7 lượng chất riboflavin, 1/5 lượng chất niacin và 1/6 lượng vitamin B6 khuyến nghị mỗi ngày. Nấm khi nấu chín có ít vitamin hơn và loại nấm khô chứa ít riboflavin hơn nấm tươi.
Công dụng giảm cholesterol
Một hợp chất tìm thấy trong nấm đông cô có tên khoa học là eritadenine đã được chứng minh là có thể làm giảm mức cholesterol trong máu. Eritadenine giúp làm tăng mức cholesterol trong phân giúp giảm mức cholesterol trong máu.
Giúp chống ung thư
Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu nấm hương nhận thấy loại nấm này có một số tác dụng chống khối u trên động vật. Tuy nhiên việc nghiên cứu cần phải tiến hành thêm để ứng dụng chúng ở người. Những ảnh hưởng này có thể xuất phát từ khả năng của nấm để tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng chứa một hợp chất được gọi là lentinan được chứng minh là tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng và một số bệnh khác. Lentinan có thể làm giảm và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư trong khi tăng cường hoạt động để chống lại khối u bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein tấn công ung thư.
Chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lại các gốc tự do làm biến đổi tế bào dẫn đến ung thư. Nấm hương có chứa một chất chống oxy hóa mạnh là L-ergothioneine. Các nghiên cứu cho thấy nấm hương chứa nồng độ L-ergothioneine cao hơn gan gà và mầm lúa mì, hai nguồn thực phẩm trước đây được cho là có chứa nhiều nồng độ L-ergothioneine nhất.
Một số món ăn ngon bồi bổ sức khỏe từ nấm hương
Nấm hương là loại thực phẩm khá lành tính và có rất ít trường hợp xảy ra tác dụng phụ cho cơ thể. Trong một số trường hợp hiếm hoi, một số người sẽ bị phát ban khi ăn hoặc tiếp xúc với nấm hương do chất lentinan trên bề mặt nấm gây ra.
Mẹ có thể làm thử các món như gà hầm nấm đông cô, bầu dục xào nấm đông cô hoặc nấm đông cô xào hải sâm để chiêu đãi cũng như chăm sóc sức khỏe bé yêu và gia đình Tuy nhiên, mẹ cũng nên cân nhắc vì sử dụng bột nấm trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và viêm da.
Như vậy, ngoài được dùng như một món ăn ngon, nấm hương còn là có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy cân nhắc bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày bạn nhé!