9 điều bạn nên nhớ khi làm móng tay vào dịp Tết

(4.47) - 58 đánh giá

Khi bạn làm móng tay vào dịp Tết, nguy cơ bị nhiễm khuẩn sẽ cao hơn bình thường vì các tiệm làm móng phải phục vụ đông khách hơn. Làm sao để bạn có thể an tâm tân trang cho bộ móng mà không phải lo lắng các rủi ro về da liễu hoặc các bệnh truyền nhiễm?

Bạn có thể thấy vô vàn tiệm làm móng xung quanh nơi mình sống. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, những nơi làm đẹp này thường trở nên quá tải. Các nhân viên không có đủ thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc cẩn thận cho bộ móng của bạn. Thậm chí nhiều tiệm làm móng còn vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua sức khỏe khách hàng.

Do đó, việc tìm hiểu kỹ một tiệm làm móng là điều rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Hãy lưu ý 9 điều sau đây để bạn có thể làm móng tay vừa đẹp mắt lại an toàn trong dịp Tết nhé!

1. Lựa chọn thợ làm móng tay chuyên nghiệp

Kềm cắt móng, đồ dũa móng, kềm cắt da và các loại hóa chất như aceton, acrylates, polymer tổng hợp là những dụng cụ cần thiết để giúp bạn có được bộ móng tay xinh xắn hơn. Thợ làm móng tay phải có khả năng sử dụng thành thạo các dụng cụ này.

Đừng ngần ngại hỏi thợ làm móng tay về giấy chứng nhận làm nail hoặc chứng chỉ tham gia các khóa học liên quan. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ hóa chất nào, hãy thử nghiệm trước để xem có gây dị ứng với cơ thể hay không.

2. Tìm đến tiệm làm móng tay đảm bảo vệ sinh

Uy tín của một tiệm làm móng tay có thể được phản ánh qua cách tổ chức không gian và bàn làm móng gọn gàng và sạch sẽ. Trước khi làm móng cho bạn, thợ nail phải dọn dẹp sạch bàn làm móng của họ và loại bỏ găng tay cũ. Sau đó, họ phải rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn và yêu cầu bạn cũng vệ sinh tay. Đây là một cách hiệu quả để chống các bệnh truyền nhiễm.

Hãy quan sát thật kỹ khi bước vào một tiệm làm móng. Bạn có thể an tâm hơn khi làm móng tay tại một nơi mà mọi thứ đều được sắp xếp vô cùng gọn gàng và sạch sẽ.

3. Đừng đọc tạp chí cũ trong tiệm làm móng tay

Mặc dù nghe hơi bất ngờ, nhưng những tạp chí mà bạn có thể xem trong khi chờ đợi thường chứa một nguồn vi khuẩn khổng lồ. Vì chúng không được xử lý bằng dung dịch kháng khuẩn, và các cuốn tạp chí này đã qua tay rất nhiều người.

Nếu muốn tìm hiểu về các xu hướng nail mới nhất, bạn chỉ nên lựa chọn các cuốn tạp chí mới nhất trên kệ để giảm thiểu rủi ro nhiễm khuẩn.

4. Dụng cụ làm móng tay cần được khử trùng

Thao tác khử trùng bộ dụng cụ làm móng trước khi sử dụng luôn là điều quan trọng. Đặc biệt thợ làm móng tay phải thực hiện trước mặt bạn. Ngoài ra, nên có một hình vuông nhỏ trên túi dùng để đựng dụng cụ cần khử trùng, chẳng hạn như ban đầu nó có màu xám. Sau khi khử trùng thì được dán ký hiệu màu hồng đậm hoặc nâu nhạt, tùy thuộc vào cách khử trùng khác nhau.

Thợ làm móng tay nên trực tiếp vệ sinh bộ dụng cụ trước mặt bạn. Điều này đảm bảo rằng dụng cụ đã được làm sạch hết vi khuẩn từ các khách hàng trước và an toàn cho bạn sử dụng.

5. Que gỗ và khăn lau chỉ nên sử dụng một lần

Các que gỗ đã sử dụng được đặt trong các thùng phân loại chất thải. Thậm chí ở một số nơi, thợ làm móng tay còn bẻ gãy que gỗ sau khi sử dụng. Tuy nhiên, nhiều tiệm làm móng tay muốn tiết kiệm tiền bằng cách đặt một chiếc khăn lau dưới bàn tay của khách hàng và dũa nhẹ một vài lần cho sạch rồi sử dụng cho người tiếp theo.

Thói quen dùng chung dụng cụ làm móng tay rất nguy hiểm cho sức khỏe vì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Do đó, bạn hãy chú ý đến cách sử dụng que gỗ và khăn lau trong tiệm làm móng tay nhé.

6. Thời gian làm móng tay tốn ít nhất một giờ

Bạn nên hỏi thợ làm móng tay rằng cần tốn bao nhiêu thời gian cho việc làm móng. Nếu họ bảo chỉ mất khoảng 30 phút thì bạn nên lựa chọn một nơi khác. Vì một bộ làm móng đơn giản đã mất khoảng 1 giờ, bao gồm cắt da tay và móng trong khoảng 40 phút, 20 phút sơn móng tay (tẩy dầu, sơn lót, 2 lớp sơn màu và miếng dán).

Quá trình làm móng tay có thể được thực hiện nhanh hơn, nhưng bộ móng sẽ trở nên xấu đi chỉ sau một tuần. Chỉ khi được thực hiện đúng cách và chuyên nghiệp, bạn mới có một bộ móng xinh đẹp và bền lâu hơn trong dịp Tết sắp đến.

7. Sử dụng loại sơn móng tay chất lượng

Trước khi bắt đầu, hãy hỏi thợ làm móng tay về những dụng cụ mà họ sẽ sử dụng có tốt không. Vì các loại sơn màu rẻ tiền có thể làm khô móng tay của bạn. Hàm lượng axit cao có thể thâm nhập vào móng và làm hỏng cấu trúc bên trong móng tay.

Bạn nên lựa chọn các tiệm salon làm móng tay uy tín và chuyên nghiệp. Họ sẽ cam kết sử dụng các loại dụng cụ và bộ sơn móng tay với chất lượng tốt.

8. Bạn chỉ nên cắt sửa móng tay khỏe mạnh

Nếu có những vết xước nhỏ trên da tay hoặc có các bệnh về móng, tốt nhất là bạn không nên cắt sửa hay đụng chạm gì đến chúng. Một số tiệm salon an toàn và uy tín sẽ không bao giờ thực hiện với những bàn tay bị thương. Đồng thời bạn cũng nên điều trị dứt điểm trước khi làm móng cho dịp lễ Tết.

Bạn không nên đến các tiệm salon có thợ làm móng tay không chú ý đến tình trạng của khách. Dù dụng cụ đã được khử trùng thì bàn tay của bạn cũng vẫn có khả năng bị nấm hoặc một số bệnh ngoài da khác.

9. Tránh để móng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất

Nhiều dụng cụ làm móng có mùi nồng và khó chịu, khi tẩy chùi sơn móng cũ, bụi acrylic sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Đó là lý do vì sao bàn làm móng phải được trang bị hệ thống thông gió.

Trong khi chờ đến lượt mình, bạn có thể quan sát cách làm việc của thợ làm móng tay. Bạn và thợ đều nên dùng mặt nạ hoặc khẩu trang để tránh bị ảnh hưởng do hóa chất.

Để làm móng tay an toàn cho dịp năm mới, bạn nên mang theo dụng cụ cá nhân của bạn. Ngoài ra, bạn nên làm móng tay sớm hơn một tuần hay 10 ngày trước Tết để tránh gặp những rủi ro cho sức khỏe vì tình trạng quá tải của các tiệm làm móng nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thiếu ngủ

(66)
Thiếu ngủ thường là một tình trạng xảy ra do ảnh hưởng của một bệnh lý khác hay áp lực từ cuộc sống, công việc, học tập… Từ đó, chúng gây ra các ... [xem thêm]

Hội chứng tiền kinh nguyệt

(46)
Định nghĩaHội chứng tiền kinh nguyệt là gì?Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng thường xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của ... [xem thêm]

Bà bầu bị sốt rét: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

(58)
Bà bầu bị sốt rét có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mẹ lẫn con. Tuy nhiên, phòng ngừa và điều trị sẽ giúp xua tan đi nỗi lo lắng. ... [xem thêm]

10 bài tập thể dục tuyệt vời tại bàn làm việc

(29)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

Ăn gì tốt cho bệnh thoái hoá khớp gối?

(81)
Đối với một số người bị thoái hóa khớp gối, việc kiểm soát bệnh có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu chỉ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng trong chế ... [xem thêm]

4 bí quyết cần nhớ nếu bạn muốn giảm cân nhanh sau sinh

(49)
Giảm cân sau sinh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều sản phụ. Chỉ một chút thay đổi trong lối sống, tăng cường tập luyện và kiên trì thì ... [xem thêm]

Kiểm tra ngay 8 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu kali

(14)
Kali là một trong những chất vô cùng cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Kali giúp tạo sức cho cơ, vận hành hệ thần kinh và giúp tim mạch ... [xem thêm]

Phun môi có được ăn chuối không? Ăn gì và kiêng gì để nhanh lên màu đẹp

(26)
Sau khi phun môi, các chị em sẽ rất chú trọng đến vấn đề chăm sóc và ăn uống. Trong đó, không ít người thắc mắc rằng phun môi có được ăn chuối ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN