Leukemia là tên gọi khác của bệnh bạch cầu. Đó là tình trạng ung thư máu hoặc ung thư tủy xương. Tủy xương là nơi tạo ra các tế bào máu. Khi các tế bào này gặp vấn đề bất ổn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống bạch cầu.
Leukemia có 4 dạng bệnh là bạch cầu lympho cấp tính, bạch cầu lympho mãn tính, bạch cầu dòng tủy cấp tính và bạch cầu dòng tủy mãn tính. Dù mắc phải dạng nào, bệnh nhân cũng sẽ gặp phải những chuyển biến xấu về sức khỏe.
Leukemia thường xảy ra phổ biến ở đối tượng trẻ em dưới 15 tuổi và người từ 55 tuổi trở lên. Bệnh bạch cầu có thể gây tử vong nhưng y học có nhiều cách để điều trị và kiểm soát các triệu chứng của nó.
Triệu chứng bệnh bạch cầu
Những dấu hiệu bệnh leukemia dễ nhận biết nhất bao gồm:
- Cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi
- Thường xuyên bị sốt cao, ớn lạnh
- Đau nhức xương khớp
- Đau đầu thường xuyên kèm theo cảm giác buồn nôn
Người mắc bệnh bạch cầu cũng thường có những triệu chứng phổ biến sau:
Máu khó đông
Các tế bào bạch cầu chưa phát triển hoàn thiện và lấn át tiểu cầu sẽ khiến cho quá trình đông máu bị ức chế. Điều này có thể khiến bệnh nhân dễ bị bầm tím trên da dù chỉ có va chạm rất nhẹ, dễ chảy máu và vết thương rất lâu lành.
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Tế bào bạch cầu được xem là “đội quân” giúp cơ thể chống lại các nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạch cầu bị tổn thương hoặc hoạt động không đúng cách thì hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy yếu, người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn.
Thiếu máu
Tủy xương tạo hồng cầu. Khi tủy xương bị ức chế sẽ khiến số lượng hồng cầu bị thụt giảm gây ra tình trạng thiếu máu. Người thiếu máu có thần sắc nhợt nhạt, da xanh và rất dễ bị đuối sức.
Giảm cân nhanh
Người mắc bệnh bạch cầu có gan và lá lách bị giãn nở to hơn bình thường. Khi đó, chức năng của gan và lá lách bị suy yếu khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém. Điều này khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy no bụng, đầy hơi nên sẽ ăn ít hoặc không muốn ăn. Lâu dần, bệnh nhân sẽ giảm cân rất nhanh.
Dù đó là những triệu chứng bệnh bạch cầu phổ biến nhưng cũng có thể những biểu hiện này đang cảnh báo một tình trạng sức khỏe khác. Để chẩn đoán bệnh chính xác, bạn cần được bác sĩ thăm khám sức khỏe hoặc thực hiện vài xét nghiệm liên quan để tìm ra nguyên nhân.
Chẩn đoán bệnh leukemia
Khi khám bệnh, có thể bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất của bạn và hỏi thêm một số thông tin về tình hình sức khỏe của những người thân trong gia đình. Điều này giúp bác sĩ xác định có yếu tố di truyền xuất hiện trong ca bệnh của bạn hay không.
Bác sĩ cũng sẽ ưu tiên kiểm tra các dấu hiệu thiếu máu, giảm cân nhanh để xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy máu để tiến hành xét nghiệm.
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiến hành thủ tục xét nghiệm tủy xương. Để làm được việc này, bác sĩ phải lấy mẫu tủy từ cơ thể bạn. Mẫu tủy xét nghiệm bạch cầu thường được lấy từ khu vực ức (phần ngực) hoặc đùi (xương bánh chè, đầu gối).
Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bạn có mắc bệnh bạch cầu hay không, loại bệnh bạch cầu bạn đang mắc là gì và giai đoạn bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn chính xác hơn về phác đồ điều trị cho trường hợp của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh leukemia
Bệnh bạch cầu xảy ra khi DNA của tế bào máu chưa phát triển hoàn thiện. Những tế bào này thường có màu trắng và đã bị phá hủy vì một nguyên nhân nào đó.
Điều này làm cho các tế bào máu phân chia liên tục tạo nên số lượng lớn trong tủy xương của người bệnh.
Theo quy luật tự nhiên, các tế bào máu khỏe mạnh, bình thường sẽ chết đi sau một thời gian hoạt động để tủy xương sản sinh ra tế bào mới. Tuy nhiên, các tế bào máu bị bệnh không bị đào thải theo quy luật tự nhiên mà chúng cứ nhân lên thành số lượng lớn theo thời gian, chiếm nhiều không gian sống trong tủy xương, chèn ép các tế bào máu khỏe mạnh.
Các yếu tố rủi ro cao khiến bạn dễ mắc bệnh leukemia bao gồm:
- Sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm benzen hoặc hóa chất độc hại
- Đã từng sử dụng phương pháp hóa trị để chữa bệnh ung thư
- Hút thuốc lá
- Người thường xuyên nhuộm tóc cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Theo nghiên cứu phân tích trên 720 người mắc bệnh bạch cầu, có đến 600 bệnh nhân nhuộm tóc quá 2 lần trong năm. Đặc biệt, các loại thuốc nhuộm tóc càng đậm màu có khả năng gây bệnh càng cao. Nguyên nhân được giải thích là do trong thuốc nhuộm tóc có chứa nhiều hàm lượng các chất oxy hóa. Khi các chất này ngấm vào trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và phân chia của các tế bào. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu. Các chuyên gia y tế khuyến cáo chúng ta không nên nhuộm tóc quá 2 lần/năm.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc nhuộm tóc dưới mọi hình thức.
Bệnh bạch cầu cũng có thể xảy ra do yếu tố di truyền. Ngoài ra, người mắc hội chứng down có nguy cơ mức bệnh cao hơn người khác vì đã có những sự biến đổi nhiễm sắc thể nhất định. Sự biến đổi nhiễm sắc thể có liên quan mật thiết để yếu tố lỗi gene gây ra nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
Có nhiều ý kiến cho rằng người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với năng lượng điện từ cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh leukemia nhưng nghiên cứu khoa học không có đủ bằng chứng xác nhận điều này.
Các nhóm bệnh bạch cầu phổ biến
Leukemia được chia làm 4 nhóm chính: bạch cầu lympho cấp tính, bạch cầu lympho mãn tính, bạch cầu dòng tủy cấp tính và bạch cầu dòng tủy mãn tính.
Ỏ người mắc bệnh, tế bào bạch cầu sẽ trải qua nhiều giai đoạn phân chia trong suốt vòng đời của chúng.
Bạch cầu cấp tính xảy ra ở những tế bào máu chưa hoàn thiện. Chúng phát triển rất nhanh trong tủy và máu của bệnh nhân để lấn át và kiềm hãm chức năng hoạt động của các tế bào trưởng thành. Trong khi đó, bệnh bạch cầu mãn tĩnh có quá trình phát triển chậm hơn nhưng lại khó loại bỏ hơn so với tế bào bạch cầu cấp tính.
Cách chữa bệnh leukemia
Bệnh bạch cầu tồn tại ở nhiều dạng. Tùy thể trạng của từng bệnh nhân mà bệnh gây ra nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh leukemia cũng phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và khả năng đáp ứng liệu trình của từng bệnh nhân.
Theo số liệu thống kê từ năm 1975, cơ hội sống thêm 5 năm hoặc hơn sau khi chẩn đoán của người mắc bệnh bạch cầu là 33,1%. Đến năm 2009, con số này đã tăng lên đến 62,9%.
Với nền y học tiến bộ như hiện nay, bệnh bạch cầu có thể chữa khỏi hoàn toàn theo khoảng 5 năm điều trị. Đây là khoảng thời gian trung bình được giới y học thống kê. Thời gian này có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào tình hình chữa bệnh thực tế ở từng người.
Thông thường, bệnh bạch cầu được điều trị bằng phương pháp hóa trị. Phác đồ điều trị bắt đầu càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tế bào trên cơ thể.
Các phương pháp điều trị khác được cân nhắc bao gồm:
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Ở phương pháp này, bác sĩ chỉ nhắm chọn các tế bào máu đang bị lỗi để loại bỏ chúng khỏi cơ thể.
- Xạ trị
- Phẫu thuật
- Ghép tế bào gốc
Những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu mãn tính không cần điều trị trong giai đoạn đầu nhưng cần phải theo dõi chuẩn xác mọi diễn tiến của bệnh để có sự can thiệp kịp thời. Trong suốt thời gian này, bệnh nhân phải thận trọng và thăm khám bác sĩ thường xuyên, đúng định kỳ.
Với loại bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính, bệnh nhân có thể được chỉ định ghép tủy xương. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao hơn ở những bệnh nhân trẻ tuổi.