Nguyên nhân gây bệnh sỏi mật không chỉ có một, mà là sự hội tụ của nhiều yếu tố, bao gồm: bất thường trong quá trình sản xuất dịch mật; ứ trệ dịch mật kéo dài, viêm đường mật và nhiễm trùng dịch mật. Ngoài ra, yếu tố cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chính gây sỏi mà các phương pháp Tây y hiện đại khó có thể tác động.
Một buổi sáng Chủ nhật, anh Đức Trí (30 tuổi) đang chơi với con ngoài sân thì ôm bụng đau quằn quại. Chị Ngọc Nguyệt, vợ anh Trí, vội vàng đưa anh vô bệnh viện khám thì mới biết anh bị viêm túi mật cấp tính do sỏi và bác sĩ nói rằng có thể sẽ phải cắt túi mật. Trước đây, anh từng có những biểu hiện sớm của bệnh như thường xuyên ăn uống không ngon miệng, cảm thấy khó chịu trong bụng… nhưng anh ít để ý và nghĩ rằng các triệu chứng đó không quan trọng nên không đi kiểm tra sức khỏe.
Vậy mắc sỏi túi mật có nhất thiết phải mổ không và có thể chữa bệnh tận gốc? Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên.
Chức năng của túi mật, dịch mật và những dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật
Túi mật là một túi nhỏ có hình quả lê nằm dưới gan và ở phía bên phải của bụng. Chức năng chính của túi mật là dự trữ và cô đặc dịch mật, một loại men tiêu hóa màu vàng nâu được sản xuất bởi gan. Dịch mật hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ chất béo, đồng thời cũng là dung môi để hòa tan các chất thải độc hại do gan thải ra.
Sỏi túi mật có thể là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp trong đó sỏi cholesterol là dạng sỏi phổ biến nhất. Nguyên nhân hình thành sỏi cholesterol do rối loạn chuyển hóa cholesterol ở gan khiến lượng cholesterol tăng cao vượt quá khả năng hòa tan của muối mật hoặc túi mật giảm co bóp làm gia tăng nguy cơ kết tụ sỏi. Còn sỏi sắc tố mật liên quan nồng độ cao bất thường của sắc tố mật bilirubin, do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, xơ gan, thiếu máu huyết tán…
Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật
80% trường hợp mắc sỏi túi mật không đau, không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có cũng chỉ là những dấu hiệu mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, buồn nôn, lợm giọng… Chỉ đến khi sỏi di chuyển hoặc gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, các triệu chứng của sỏi mật mới bộc lộ rõ ràng:
- Cơn đau quặn bụng: Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới sườn phải và lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh. Những cơn đau có thể xảy ra sau một bữa ăn chứa nhiều dầu, mỡ và tình trạng này có thể tái phát nhiều lần.
- Sốt: Là do nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể sốt cao, rét run nhưng đôi khi cũng có sốt nhẹ, sốt kèm với đau bụng hoặc kéo dài.
- Vàng da: Mức độ vàng da ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào mức độ tắc mật. Vàng da có thể xuất hiện từ vàng nhẹ đến vàng đậm và đi kèm với hiện tượng phân lẫn máu hoặc ngứa da.
- Triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như sợ thức ăn nhiều dầu mỡ. Người bệnh có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi hoặc đầy bụng.
Có nhất thiết phải phẫu thuật sỏi túi mật khi sỏi chưa gây biến chứng?
Đa số các trường hợp sỏi túi mật không nhất thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong trường hợp sỏi di chuyển gây tắc nghẽn đường dẫn mật hoặc viêm túi mật tái diễn hay khi sỏi chiếm 2/3 túi mật làm mất khả năng co bóp, tống xuất dịch mật, thì phẫu thuật cắt túi mật là cần thiết để phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng khác có thể xảy ra.
Phẫu thuật cắt túi mật không quá phức tạp nhưng bạn có nguy cơ phải đối diện với một số biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, tổn thương đường mật, xuất huyết, rò dịch mật…
Đặc biệt, sau mổ không ít trường hợp người bệnh gặp phải hội chứng sau cắt túi mật (PCS) với các triệu chứng tương tự lúc chưa phẫu thuật gồm: đau bụng, ợ nóng và tiêu chảy kéo dài. Sau khi cắt túi mật không phải là hết, sỏi vẫn có khả năng phát triển ở ống mật chủ hay đường ống dẫn mật nằm trong gan. Với những rủi ro kể trên, nhiều bệnh nhân luôn băn khoăn với việc sống chung với bệnh hay tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Giải pháp khác cho sỏi túi mật ngoài phẫu thuật
Tuy phẫu thuật là giải pháp phổ biến cho bệnh nhân mắc sỏi túi mật nhưng bạn e ngại những tai biến có thể xảy ra sau khi thực hiện cắt bỏ túi mật? Thật ra, ngoài phẫu thuật, còn có các phương pháp khác điều trị sỏi túi mật không phẫu thuật như dùng thuốc hòa tan sỏi mật. Bệnh nhân sẽ được cho sử dụng thuốc Actigall (Ursodiol) để điều trị sỏi túi mật cholesterol kích thước dưới 1,5cm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp có thể mất vài tháng hoặc thậm chí cả năm mới có thể tan sỏi. Nếu sỏi đã bị vôi hóa, sỏi sắc tố mật thì phương pháp điều trị này thường không hiệu quả.
Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, đối với các bệnh về gan mật, Đông y luôn là một lợi thế bởi hoạt động của hệ thống gan mật là một khối thống nhất, theo tác động hai chiều, tương hỗ nhau. Vì thế, việc điều trị cần hướng tới sự cân bằng chức năng của cả hệ thống mới có thể giải quyết triệt để bệnh sỏi mật.
Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, cho biết 8 thảo dược truyền thống gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần và Kim tiền thảo được coi là “khắc tinh” của sỏi mật. Chúng có khả năng tác động lên toàn hệ thống gan mật giúp tăng cường chức năng gan, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bào mòn sỏi hiệu quả trong nhiều trường hợp sỏi chưa gây biến chứng nặng, thành túi mật mỏng, kích thước sỏi không quá lớn.
Lựa chọn một sản phẩm thảo dược uy tín đang dần trở thành xu hướng mới trong điều trị sỏi mật. Và bạn có thể tìm thấy 8 thảo dược “khắc tinh” của sỏi mật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang – một trong số ít các sản phẩm từ đông dược dành riêng cho người sỏi mật đã được nghiên cứu đánh giá về hiệu quả và mức độ an toàn khi sử dụng.
Để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị sỏi mật, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh