9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P2)

(4.27) - 10 đánh giá

Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!

Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một số chất dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn kiêng trước khi sinh của bạn cần có protein, axit folic, iodine, canxi và sắt khi bạn mang thai. Những dưỡng chất này được tìm thấy rất nhiều trong quả mơ. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải rửa chúng đúng cách để loại bỏ ký sinh trùng và vi khuẩn có hại dẫn đến ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn listerose và toxoplasmosis gây ra.

Giá trị dinh dưỡng của quả mơ

Quả mơ khi chín có vị chua ngọt, mùi thơm đặc trưng. Không những vậy, loại quả này còn có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều vitamin và chất chống oxy hóa mạnh:

  • Calo: 48kcal
  • Carbohydrate: 11g
  • Protein: 1,4g
  • Chất xơ: 2g
  • Chất béo: 0,4g
  • Vitamin A: 180ug
  • Vitamin B6: 0,054mg
  • Vitamin C: 10mg
  • Vitamin E: 0,089mg
  • Vitamin K: 3,3ug
  • Canxi: 13mg
  • Sắt: 0,39mg
  • Magie: 10mg
  • Phốt pho: 23mg
  • Kali: 259mg
  • Natri: 1mg
  • Kẽm: 0,20mg

Lợi ích về sức khỏe của quả mơ trong thai kỳ

Quả mơ có nhiều công dụng giúp ích cho mẹ bầu trong thời kỳ thai nghén:

  • Mơ có khả năng cung cấp calo để đáp ứng nhu cầu calo tăng lên của phụ nữ mang thai khi bào thai đang phát triển.
  • Hàm lượng chất xơ của quả mơ có khả năng bảo vệ các bà mẹ khỏi các vấn đề như táo bón, trĩ.
  • Mơ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết thích hợp và do đó ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Hàm lượng sắt, đồng và cobalt của quả mơ rất cao giúp ngăn ngừa thiếu máu và làm giảm mất cân bằng oxy hóa khi mang thai.
  • Axit folic trong quả mơ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các dị tật bẩm sinh như bệnh nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất và chất dinh dưỡng trong quả mơ như , silic, photpho, kali, sắt và canxi còn giúp tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.

Quả mơ có đầy đủ các giá trị dinh dưỡng về mặt y học. Tuy nhiên, hãy kham khảo ý kiến của bác sĩ trong thời kỳ mang thai để giữ an toàn ở mọi thời điểm.

Lưu ý các rủi ro khi ăn quả mơ trong thời kỳ mang thai

Mặc dù quả mơ có giá trị dinh dưỡng rất cao nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng chỉ tiêu thụ trong giới hạn cho phép. Ăn quá nhiều mơ là không tốt và bạn có thể gặp các phản ứng phụ khi tiêu thụ quá mức.

  • Tiêu thụ quá nhiều mơ có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh và gây cảm giác rất khó chịu trong thời kỳ mang thai.
  • Nếu bạn ăn mơ chưa chín, nó có thể gây tức bụng dẫn tới cảm giác rất khó chịu.
  • Quả mơ chứa sulfur dioxide gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, nếu bạn nhạy cảm với sulfites, hãy tránh xa chúng.
  • Lá mơ chứa hàm lượng laetrile hóa học rất lớn và có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, hãy chắc chắn rằng bạn loại bỏ hạt trước khi ăn và chỉ ăn 5 quả mỗi ngày.
  • Ăn quá nhiều quả mơ có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt và nhức đầu.

Quả mơ có vị đắng vì nó chứa hàm lượng amygdalin cao. Đây là một loại độc tố được giải phóng từ glycoside amygdalin trong quá trình tiêu hóa. Các axit này có thể gây ra các triệu chứng như suy hô hấp, nôn mửa và chuột rút. Ăn nhiều mơ cũng có thể dẫn đến tê liệt đường hô hấp trong trường tệ nhất.

Như bạn có thể thấy, quả mơ có nhiều giá trị chữa bệnh. Nếu bạn thỉnh thoảng ăn chúng, khoảng 1-3 lần trong tuần, nó sẽ không gây ra vấn đề gì hết. Mang thai là thời điểm bạn tăng cân và có thể bạn sẽ thấy trọng lượng của bạn tăng lên 11-16 kg. Vì vậy, bạn phải kiểm tra không những là quả mơ mà cả lượng thức ăn tiêu thụ trong quá trình mang thai.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung quả mơ vào chế độ ăn hằng ngày.

Lợi ích của quả mơ đối với sức khỏe trẻ nhỏ

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của quả mơ:

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Quả mơ rất giàu vitamin A, có tác dụng rất tốt đối với thị lực của bé. Không những vậy, trẻ nhỏ được cho ăn mơ thường xuyên còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, từ đó bé có đủ sức đề kháng để chống chọi với cảm lạnh, ho và nhiều căn bệnh khác.

2. Tốt cho đường ruột

Việc ăn quả mơ có thể giúp bé giảm táo bón. Nguyên nhân là do loại quả này có chứa rất nhiều chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải các rối loạn thường gặp. Nếu trẻ bị táo bón, bạn hãy thử cho bé dùng 6 đến 8 quả mơ xem sao nhé.

3. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Quả mơ có khả năng làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Không những vậy, lượng kali và natri cao có trong loại quả này còn giúp duy trì máu ở mức ổn định, tránh huyết áp cao và các vấn đề khác liên quan đến tim mạch.

4. Điều trị nhiễm trùng

Mơ rất giàu vitamin A, giúp tiêu diệt trứng giun có trong đường ruột. Không những vậy, loại quả này còn giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng để chống chọi lại các loại ký sinh trùng. Đặc biệt, chất xơ có trong quả mơ còn giúp loại bỏ giun và các loại ký sinh trùng khác một cách dễ dàng thông qua việc tiêu hóa.

5. Phát triển trí não

Quả mơ rất giàu magie và kali, 2 chất khoáng này có khả năng giúp trẻ phát triển trí não toàn diện.

6. Tốt cho làn da

Nếu bé đang gặp phải các vấn đề như da không mềm mại, sắc tố da không tốt… mẹ hãy cho bé dùng mơ thường xuyên. Bởi lượng vitamin A, E và axit oleic có trong dầu của thịt quả mơ sẽ giúp da bé khỏe mạnh chỉ sau một thời gian ngắn.

Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn quả mơ?

Bạn có thể chọn những quả mơ chín ngọt để cho bé tập ăn bốc hoặc tán nhuyễn ra cho bé ăn khi bé được hơn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá ổn định và có thể tiêu hóa tốt những thực phẩm rắn.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn sợ hệ tiêu hóa của bé còn yếu, bạn nên cho bé ăn quả mơ hấp hoặc chần. Ngoài ra, nếu muốn, bạn cũng có thể bắt đầu cho bé ăn khi bé được 4 tháng và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng trước khi làm điều đó nhé.

Cách chọn và bảo quản quả mơ

Khi mua mơ cho con ăn, bạn nên chọn mua mơ nhập khẩu vì loại mơ này có vị ngọt trẻ mới ăn được. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điều sau khi chọn mua loại quả này:

Mơ tươi:

  • Chọn những quả chín có màu vàng cam, chắc, tránh mua những quả có màu vàng nhạt hoặc vàng lục.
  • Chọn những quả chín cây vì chúng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Bạn có thể nhận biết bằng cách nếm thử, mơ chín cây thường có vị ngọt đặc trưng.
  • Đừng chọn những quả cứng hoặc những quả lốm đốm, nứt, giập, mềm, nhão.

Mơ khô:

  • Mua mơ khô hữu cơ, xem kỹ thành phần để đảm bảo rằng trong sản phẩm không có chứa sulfur dioxide, một chất có thể gây dị ứng và các vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh.
  • Mơ hữu cơ có màu đậm hơn, vì vậy hãy chọn loại mơ có màu càng đậm thì càng tốt.

Mơ đóng hộp:

  • Chọn những sản phẩm không chứa đường để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Nếu mua nước ép trái cây đóng hộp, hãy chọn loại không có đường.

Để bảo quản mơ, bạn cần:

  • Sau khi mua mơ tươi về, bạn nên ăn càng sớm càng tốt vì chúng rất nhanh hỏng và héo
  • Bảo quản mơ tươi trong túi giấy, có lót giấy xốp hay khăn giấy vì mơ chín mọng rất dễ bị giập.
  • Bảo quản mơ trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp để làm chậm quá trình chín, khiến mơ lâu hỏng hơn.

Cho bé ăn mơ có cần bóc vỏ không?

Khi cho bé ăn mơ, bạn không nhất thiết phải gọt vỏ bởi vỏ quả mơ cũng mềm và chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, nếu sợ rằng như vậy không đảm bảo vệ sinh, bạn có thể loại bỏ lớp vỏ ngoài bằng cách khía nhẹ vài đường trên quả mơ rồi cho vào nước sôi một lúc sau đó vớt ra nhúng vào nước đá để vỏ quả tự bong ra.

Quả mơ có gây dị ứng cho trẻ sơ sinh không?

Việc ăn mơ rất hiếm khi bị dị ứng nhưng vẫn có trường hợp gặp phải. Khi bị dị ứng, lưỡi, môi, mặt hoặc cổ họng của bé sẽ sưng lên, đôi khi bé cũng có cảm giác ngứa ran trong miệng. Một số trẻ còn gặp phải vấn đề hô hấp nghiêm trọng, gọi là sốc phản vệ. Thông thường, các triệu chứng dị ứng sẽ giảm dần rồi biến mất.

Theo quan sát, sau khi ăn mơ, một số trẻ còn có thể bị đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là cơ thể bé không dung nạp mơ.

Một số lưu ý cần nhớ khi cho trẻ ăn mơ để tránh dị ứng

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ trước khi thêm mơ vào chế độ ăn của bé:

  • Khi mới cho bé dùng quả mơ, hãy để khoảng cách giữa các bữa xa nhau để cơ thể bé thích nghi dần với món ăn mới. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp bạn biết được liệu bé có bị dị ứng với quả mơ không hay bé bị dị ứng với một loại thực phẩm nào khác.
  • Nếu bảo quản mơ nghiền hoặc xay nhuyễn trong tủ đông, hãy đợi cho đến khi chúng tan và trở về nhiệt độ phòng rồi hãy cho bé ăn.
  • Phần lớn các loại trái cây mua ở các chợ đều bị nhiễm thuốc trừ sâu. Do đó, sau khi mua về, bạn đừng chỉ rửa bằng nước mà hãy ngâm với nước muối khoảng 30 phút trước khi cho bé ăn nhé.
  • Cho bé ăn những trái chín mọng bởi trong trái mơ xanh có thể có chứa chất độc.
  • Để giữ màu cho món mơ khô, người ta thường xử lý bằng sulfur dioxide, một chất có thể gây độc cho bé. Do đó, trước khi cho bé ăn mơ khô, bạn hãy ngâm quả mơ trong nước ít nhất nửa giờ.

3 món ăn ngon từ quả mơ mà bạn có thể chế biến cho bé

Dưới đây là công thức chế biến một số món ăn ngon từ quả mơ mà bạn có thể thử:

1. Mơ khô nghiền với táo

Mơ khô rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Khi được ăn chung với táo, món ăn này sẽ cực kỳ bổ dưỡng. Món ăn này phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn cần chuẩn bị:

  • Mơ sấy khô và ngâm trong nước ấm
  • Táo đã gọt vỏ

Cách làm:

Cắt nhỏ mơ khô và táo, sau đó đem đi hầm cho đến khi mềm. Đổ ra một cái chén, tán nhuyễn và cho bé ăn.

2. Mơ nghiền với chuối

Mơ nghiền với chuối chắc chắn sẽ là một món ăn vô cùng thơm ngon và bổ dưỡng đối với trẻ nhỏ. Món ăn phù hợp với trẻ từ 6 tháng trở lên. Bạn cần chuẩn bị:

  • Mơ tươi
  • Chuối

Cách làm:

Cắt đôi quả mơ và đun sôi trong trong vài phút. Khi mơ mềm và mịn, vớt ra và gọt vỏ. Cho mơ và chuối vào máy, xay nhuyễn và đổ ra chén cho bé thưởng thức.

3. Sinh tố mơ xoài

Món ăn này phù hợp với trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên. Bạn cần chuẩn bị:

  • 1 quả xoài
  • Quả mơ khô
  • Sữa

Cách làm:

Gọt vỏ và cắt nhỏ xoài. Ngâm quả mơ trong nước ấm trong ít nhất nửa giờ và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào máy, xay nhuyễn và cho bé thưởng thức.

Mơ là một trong những thực phẩm ăn dặm rất tốt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hãy nhớ thực hiện theo một số lưu ý trên để tránh nguy cơ bé bị dị ứng nhé.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

13 cách làm mặt nạ chuối trị nám da và tóc xơ rối

(42)
Ở Việt Nam, chuối là loại trái cây rất được ưa chuộng. Chúng không chỉ là loại thực phẩm giàu chất xơ tốt cho cơ thể mà còn có rất nhiều công dụng ... [xem thêm]

6 cách đơn giản giúp con tự chăm sóc da

(96)
Để có được một làn da đẹp và trẻ trung, bạn cần bỏ ra không ít nỗ lực mỗi ngày. Diện mạo của bạn vào sáng hôm sau phụ thuộc rất nhiều vào sự ... [xem thêm]

Mẹ nên cho bé bú bao nhiêu lần một ngày?

(78)
Lúc đầu, bạn cần phải cho bé bú thường xuyên ít nhất tám đến mười hai lần trong 24 giờ (thậm chí nhiều hơn nếu bé muốn) và cho bé bú cạn ít nhất một ... [xem thêm]

Hội chứng dải sợi ối: Nguy hiểm nhưng khó phát hiện

(57)
Hội chứng dải sợi ối là một tình trạng bất thường ở túi ối nhưng ít người biết đến và có thể gây dị tật nghiêm trọng cho thai nhi.Túi ối là lớp ... [xem thêm]

Điều trị vết thương bằng phẫu thuật thẩm mỹ

(76)
Hằng năm, có khoảng hàng triệu người, cả nam và nữ, đã chọn cách làm đẹp bằng dao kéo. Tuy nhiên, phẫu thuật thẩm mỹ luôn có hai mặt tốt và xấu.Việc ... [xem thêm]

Top 3 bài tập hỗ trợ và phòng ngừa u xơ tử cung

(83)
Hiệu quả của việc tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quát đâu, nếu lựa chọn đúng thì nó sẽ tác động không nhỏ đến từng căn bệnh riêng ... [xem thêm]

Làm sao để giảm cholesterol trong cơ thể?

(77)
Bạn có biết rằng nếu giảm cholesterol mỗi 10% trong cơ thể thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm xuống từ 20–30% cùng các bệnh nguy hiểm khác?Hầu ... [xem thêm]

7 điều bạn nên nghĩ trước khi đi ngủ

(88)
Dạo này bạn hay suy nghĩ vẩn vơ nằm mãi mà chẳng ngủ được? Hãy suy nghĩ về những điều tích cực nhất trước khi đi ngủ, bạn sẽ thiếp đi lúc nào không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN