8 triệu chứng có thể liên quan đến xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

(4.41) - 46 đánh giá

Triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch thường không quá đặc trưng và dễ bị người bệnh bỏ qua. Tìm hiểu về những dấu hiệu bất thường có khả năng liên quan đến bệnh này sẽ giúp bạn quan tâm hơn đến sức khỏe.

Rất nhiều triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch xuất phát từ tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu quá thấp dẫn đến chảy máu quá mức. Lượng tế bào tiểu cầu ở mức bình thường sẽ giúp kiểm soát quá trình đông, cầm máu. Hầu hết tình trạng chảy máu thường xuất hiện dưới da và có hình dạng giống như vết bầm tím, do đó bạn có thể chủ quan bỏ qua mà không nghi ngờ gì.

Các triệu chứng khác của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể liên quan đến xuất huyết nội và ngoại nghiêm trọng hơn.

Sau đây, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về 8 triệu chứng bất thường có thể liên quan đến xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

1. Xuất hiện các nốt sưng đỏ trên da

Một trong những triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu thường thấy nhất là hiện tượng đốm xuất huyết (petechiae) ở trên da. Đây là những vết sưng nhỏ, có màu đỏ nhìn thấy trên da do xuất huyết dưới da gây nên. Đốm xuất huyết ban đầu trông giống như các đốm phát ban đỏ nhưng hơi sưng lên, nằm rải rác, thỉnh thoảng có những đốm màu tía. Nếu bạn nhận thấy có các đốm xuất huyết hoặc bất kỳ tình trạng phát ban bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

2. Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

Các vết bầm tím là kết quả của những chấn thương tại chỗ khiến mao mạch bị vỡ ngay bên dưới bề mặt da. Máu chảy ra từ những mao mạch bị vỡ dồn lại một chỗ và tạo ra những vết bầm xanh và đen. Vết bầm sau đó chuyển sang màu vàng rồi mờ dần theo thời gian khi máu được tái hấp thu vào cơ thể. Đây thường không phải là một vấn đề đáng lo ngại.

Rất nhiều lý do có khả năng gây ra những vết bầm tím. Người cao tuổi thường dễ xuất hiện các vết bầm tím trên người do lớp da yếu dần theo thời gian. Tác hại từ ánh sáng mặt trời đôi lúc cũng liên quan đến những vết bầm trên da.

Bạn có thể nhận thấy da xuất hiện nhiều vết bầm tím bất thường, đặc biệt là ở tay và chân. Thậm chí, bạn có thể phát hiện những vết bầm mới sau khi ngủ dậy hoặc bị bầm tím mà không có chấn thương nào xảy ra.

Vết bầm tím dễ dàng xuất hiện trên da cũng có thể là triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Khi nồng độ tiểu cầu trong máu thấp, máu sẽ khó đông hơn bình thương và bạn dễ bị bầm tím sau những chấn thương rất nhỏ. Những vết bầm do xuất huyết giảm tiểu cầu gây ra thường được gọi là ban xuất huyết. Các vết ban này hay có màu tím, thậm chí có khả năng xuất hiện bên trong miệng.

3. Chảy máu nướu

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có thể gây ảnh hưởng đến nướu, dẫn đến tình trạng chảy máu ngoài. Theo Viện Tim, Phổi và Máu thì chảy máu nướu liên quan đến xuất huyết giảm tiểu cầu có khả năng xảy ra trong quá trình làm răng. Nướu thường dễ bị chảy máu trong quá trình làm sạch răng thông thường hay các quy trình nha khoa khác. Trường hợp nghiêm trọng, chảy máu nướu có khi xảy ra khi đánh răng hay dùng chỉ nha khoa.

Hiện tượng này dễ bị nhầm lẫn với viêm nướu răng thay vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Tuy nhiên, trong lúc làm sạch răng, nha sĩ sẽ nhận thấy các vết bầm do xuất huyết bên trong miệng.

4. Thường xuyên chảy máu mũi

Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) xảy ra khi vùng da mỏng ở bên trong mũi bị chảy máu. Tình trạng này tương đối phổ biến và có nhiều nguyên nhân liên quan, bao gồm:

  • Dị ứng
  • Cảm lạnh
  • Viêm xoang
  • Dùng thuốc làm loãng máu

Chảy máu mũi thường xuyên liên quan đến việc người bệnh gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong tuần. Nếu bạn bị chảy máu cam liên tục mặc dù đã cố gắng giữ sức khỏe và giữ ấm cho mũi, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

5. Kinh nguyệt nhiều hơn bình thường

Số lượng tiểu cầu thấp do xuất huyết giảm tiểu cầu cũng có khi gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn, khiến lượng máu mất đi hàng tháng nhiều hơn. Điều này có thể gây ra các biến chứng liên quan, chẳng hạn như thiếu máu. Thỉnh thoảng, bạn có thể có kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, điều này không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tháng nào bạn cũng gặp phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

6. Xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân

Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây xuất huyết nội và máu sẽ hiện diện ở trong phân hoặc nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể nhầm tưởng tình trạng máu trong nước tiểu là do nhiễm trùng. Tuy nhiên, nhiễm trùng bàng quang thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như:

  • Đau lưng hoặc đau vùng thận
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đau bụng

Phân có máu cũng là một dấu hiệu bất thường cần được theo dõi. Vì vậy, một khi thấy có máu trong nước tiểu hoặc phân, bạn hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Đó đôi lúc cũng là triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

7. Ổ tụ máu

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cũng có thể gây ra những ổ tụ máu nằm sâu dưới da. Đây là một loại vết bầm sâu và thường chỉ xảy ra với những chấn thương ở mức độ vừa phải. Hãy thông báo cho bác sĩ những vết sưng trên da hoặc sưng từ sâu bên trong khi thăm khám.

8. Mệt mỏi quá mức

Tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để các mô và cơ quan hoạt động tốt nhất có thể. Khi bị chảy máu, cơ thể sẽ cần có thời gian để tái tạo máu. Trong trường hợp chảy máu vừa phải, tế bào hồng cầu giảm thấp hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến thiếu máu. Kết quả là bạn cảm thấy mệt mỏi quá mức với các dấu hiệu sau:

  • Muốn ngủ nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy cần được ngủ trưa
  • Cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày mặc dù buổi tối vẫn ngủ ngon
  • Thiếu năng lượng cho những hoạt động thường ngày

Nếu bạn có những dấu hiệu hay triệu chứng thiếu máu nào khác, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nhận biết được các triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, ngăn chặn các biến chứng có khả năng xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

14 tuần

(54)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé lúc này rất thích được chạm vào bạn. Trên thực tế, xúc giác đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng ... [xem thêm]

Bí quyết nuôi dạy trẻ của 6 nhà giáo dục vĩ đại

(79)
Phương pháp giáo dục Montessori tập trung vào việc tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, đem lại cho trẻ cơ hội được tự phát triển một ... [xem thêm]

Ngỡ đau họng thông thường, hóa ra là bệnh bạch hầu rất nguy hiểm!

(16)
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh lan truyền từ người này sang người khác thường thông qua ... [xem thêm]

Tán sỏi nội soi ngược dòng và những điều bạn cần biết

(77)
Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp trị sỏi thận hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có một số ưu và nhược điểm ... [xem thêm]

Kiểm soát cơn thèm ngọt ở bé từ điều đơn giản

(86)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

Bật mí 11 bí quyết làm trắng răng tự nhiên

(93)
Để giữ gìn hàm răng trắng không khó, bạn chỉ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, tránh xa các tác nhân gây vàng răng và sử dụng các phương pháp làm ... [xem thêm]

Tình dục an toàn khi bị nhiễm HIV

(66)
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn ... [xem thêm]

Nôn ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm

(35)
Nôn ra máu thuộc tình trạng bệnh lý không thường gặp nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ sức khỏe, thậm chí là những nguyên nhân gây tử vong cao. Vậy nôn ra ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN