8 mẹo giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

(4.31) - 43 đánh giá

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và có thể phòng ngừa nhiều bệnh.

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng một thực đơn tốt cho cơ thể. Vậy làm sao để thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn? Mời bạn tham khảo 8 mẹo sau đây nhé.

Ăn chậm, nhai kỹ

Chắc hẳn nhiều người sẽ không tin việc ăn chậm có tác động tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có biết rằng tốc độ ăn có ảnh hưởng rất lớn đến lượng thức ăn mà cơ thể hấp thụ, làm tăng nguy cơ thừa cân.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, những người ăn nhanh thường có nguy cơ bị béo phì cao hơn tới 115% so với người ăn chậm.

Hormone sẽ kiểm soát cảm giác thèm ăn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể và cảm giác no bằng cách gửi các tín hiệu cho não bộ.

Tuy nhiên, phải mất khoảng 20 phút để não nhận các tín hiệu này, vì vậy ăn chậm hơn sẽ giúp não có thời gian nhận ra bạn no, từ đó tránh việc cơ thể phải nạp quá nhiều thức ăn.

Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng ăn chậm sẽ giúp giảm lượng calo bạn tiêu thụ trong ngày và giúp giảm cân.

Hãy uống nhiều nước mỗi ngày

Chúng ta đều biết nước rất tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên, uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp giảm cân, duy trì cân nặng và làm tăng nhẹ quá trình đốt cháy calo.

Uống nước trước bữa ăn có thể giúp giảm thèm ăn và làm người bệnh ăn ít trong bữa chính. Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng tốt cho sức khỏe. Các loại đồ uống ngọt sẽ có hàm lượng đường và calo cao, do đó không những làm bạn giảm cân mà còn tăng cân. Ngược lại, nước lọc lại rất tốt cho cơ thể và có hàm lượng calo rất thấp.

Do đó, bạn hãy cân nhắc lựa chọn loại nước uống phù hợp và tốt cho sức khỏe nhé.

Dùng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt thay vì bánh mì thông thường

Trái ngược với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe, như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, ung thư và bệnh tim.

Chúng cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin B và một số khoáng chất (kẽm, sắt, magie và mangan).

Bánh mì là một món ăn rất quen thuộc đối với người Việt, do đó để đảm bảo sức khỏe nhưng vẫn thỏa đam mê ăn uống, bạn hãy lựa chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt nhé.

Hãy ăn nhiều protein

Protein thường có nhiều trong các sản phẩm sữa, các loại bạt, bơ đậu phộng, đậu, trứng và thịt nạc. Chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Protein cũng giúp bạn no lâu, do đó giúp giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Hơn nữa, protein cao còn giúp duy trì khối lượng cơ – yếu tố quyết định tốc độ trao đổi chất. Lượng protein cao trong cơ thể sẽ giúp đốt cháy khoảng 80-100 calo mỗi ngày.

Đối với người lớn tuổi, việc tiêu thụ nhiều protein cũng cực kỳ quan trọng để tránh mất cơ bắp.

Hạn chế thức ăn chiên hoặc nướng

Các món luộc tốt cho sức khỏe hơn các món chiên, nướng

Cách bạn nấu ăn có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tổng thể. Hầu hết người tiêu dùng thường thích các món chiên, nướng hoặc xào. Tuy nhiên, các món ăn này thường chứa các chất gây độc; như hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), sản phẩm glycat hóa bền vững (AGE) và heterocyclic amines (HCA), được hình thành trong quá trình chiên, nướng hoặc xào. Đây là những chất liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng, như tim mạch hoặc ung thư.

Để phòng tránh những bệnh nguy hiểm này và bảo vệ sức khỏe, bạn hãy hạn chế ăn các món nướng hoặc có nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy thử ăn nhiều món luộc, hấp. Nếu cảm thấy những món ăn này quá nhàm chán, bạn có thể tham khảo các công thức nấu ăn trên internet để làm bữa ăn thêm phong phú nhé.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh rất tốt cho sức khỏe vì có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hơn nữa, ăn nhiều những loại thực phẩm này có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh tim, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm cân.

Theo một nghiên cứu, ăn nhiều rau trước bữa ăn giàu tinh bột có thể giúp làm chậm tốc độ hấp thụ carb vào máu của cơ thể, giúp kiểm soát tốt đường huyết ở những người bị tiểu đường.

Ngoài ra, bạn nên ăn thay vì uống các loại nước ép trái cây. Theo các nghiên cứu, trái cây có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh, như tim mạch, tiểu đường và ung thư. Bởi vì trái cây có chứa chất xơ và các hợp chất thực vật khác nhau, nên cơ thể sẽ tiêu hóa đường rất chậm và không gây ra đột biến lớn trong lượng đường máu. Tuy nhiên, quá trình này lại không đúng với nước ép trái cây.

Một số nước ép trái cây, đặc biệt là loại đóng hộp, thường có nhiều đường và chất tạo hương, khiến bạn dễ bị đường huyết cao và có nguy cơ mắc tiểu đường. Hơn nữa, chúng cũng không có nhiều chất xơ và các chất tăng cường hệ miễn dịch như khi ăn trái cây.

Lựa chọn chất béo tốt cho sức khỏe

Các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol và nguy cơ tim mạch cho người dùng. Để kiểm soát và phòng ngừa các tình trạng này, bạn nên hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, như sữa, bơ, thịt xông khói, thịt đóng hộp, các loại bánh quy.

Thay vào đó, bạn có thể bổ sung các chất béo tốt cho sức khỏe có trong dầu o-liu, các loại hạt và quả hạch, bơ. Ngoài ra, một số loại cá, như cá hồi, cũng rất giàu axit béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe. Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần trong tuần để duy trì sức khỏe.

Cà phê đen: người bạn của sức khỏe

Cà phê là thức uống rất phổ biến đối với mọi người và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với cà phê đen mà thôi.

Cà phê đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường, suy sụp tinh thần và bệnh gan. Song, cà phê sữa lại chứa nhiều các chất phụ gia, như đường, siro, kem, chất tạo ngọt và sữa. Do đó, bạn sẽ vô tình nạp nhiều calo và đường vào cơ thể, làm tăng nguy cơ thừa cân và mắc các tình trạng sức khỏe khác.

Hellobacsi biết rằng việc thay đổi chế độ ăn uống không thể diễn ra trong một ngày, mà phải bắt đầu một cách từ từ để cơ thể thích ứng. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải từ bỏ một thói quen, nhưng dần dần bạn sẽ nhận ra những lợi ích mà lối sống lành mạnh mang lại sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về chứng trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ

(34)
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng có thể xảy ra nếu bạn mang thai lần đầu và tử cung chưa mở rộng đủ để bé cử động.Việc kiểm tra sức khỏe ... [xem thêm]

Môi trường và những tác động không nhỏ đến làn da

(54)
Mặc dù chúng ta thường xuyên bận tâm đến việc chăm sóc sắc đẹp, nhưng lại bỏ qua nhu cầu chăm sóc da đúng và phù hợp với môi trường sống. Môi trường ... [xem thêm]

10 ảnh hưởng của stress: Điều thứ 9 nghiêm trọng hơn bạn nghĩ!

(85)
Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua những áp lực riêng dẫn đến tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đó không chỉ là cảm xúc về ... [xem thêm]

Thai nhi 20 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(84)
Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổiThai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?Thai nhi 20 tuần, bé lúc này có kích thước của một quả chuối, dài khoảng ... [xem thêm]

Thú nuôi và ký sinh trùng

(70)
Thú nuôi có gây bệnh không? Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. ... [xem thêm]

Ăn sạch vẫn là chưa đủ để bảo vệ cả gia đình bạn!

(98)
Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, bạn có thể đầu tư xây dựng chế độ “ăn sạch” với nguồn thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, dinh dưỡng lành mạnh vẫn ... [xem thêm]

7 lý do tại sao phụ nữ châu Á luôn có thân hình mảnh mai

(80)
Không chỉ cải thiện vóc dáng cân đối và tăng cường sức khỏe, các loại thực phẩm ăn kiêng lành mạnh còn giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa ... [xem thêm]

Dấu hiệu bệnh thủy đậu là gì? Khám phá cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi nhất

(36)
Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây lan do virus varicella zoster gây ra. Dấu hiệu bệnh thủy đậu đặc trưng bởi các nốt ban trên bề mặt da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN