Thai nhi 20 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(3.76) - 84 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 20 tuần, bé lúc này có kích thước của một quả chuối, dài khoảng 25 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 315g. Bé đang ngày càng chiếm chỗ hơn trong tử cung của mẹ và sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của mẹ.

Dưới lớp sáp bảo vệ, da của bé sẽ dày lên và hình thành nhiều lớp. Điểm thú vị là một trong số những lớp đó chứa các đường kẻ về sau sẽ tạo nên nét riêng của dấu vân tay, bàn tay và chân. Tóc và móng của bé cũng sẽ tiếp tục mọc ở giai đoạn này.

Chia sẻ thêm, cục cưng 20 tuần cũng đã bắt đầu thải ra phân su (chất có màu xanh đậm hoặc đen) nữa đấy.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 20

Mang thai 20 tuần, cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Vậy là bạn đã rõ thai 20 tuần phát triển như thế nào. Riêng với mẹ bầu, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện siêu âm thai, xét nghiệm sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh. Siêu âm có thể xác định kích thước, vị trí của thai nhi và bất kỳ bất thường trong cấu trúc của xương và các cơ quan có thể được nhìn thấy trong thời gian này. Tùy thuộc vào vị trí của thai nhi, mẹ có thể biết là mình có thể quan hệ tình dục được hay không. Trong khi siêu âm, dây rốn, nhau thai và nước ối cũng có thể được kiểm tra. Hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi thế của xét nghiệm này.

Mẹ cũng nên chú ý bởi sự biến động nội tiết tố cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa. Lúc này, mẹ có thể bị đầy hơi, ợ nóng hoặc thậm chí là táo bón nhiều hơn. Điều quan trọng là hãy chú ý đến những lựa chọn thực phẩm của mình mẹ nhé!

Ngoài ra, nếu đứng lâu mẹ sẽ gặp hiện tượng phù nề rất khó chịu. Vì thế mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời nên chọn những đôi giày thoải mái để việc đi đứng dễ dàng hơn nhé!

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Mẹ nên xem xét làm ngân hàng máu cuống rốn. Ngân hàng máu cuống rốn là một thủ tục trong đó máu cuống rốn được lấy từ dây rốn của em bé ngay sau khi sinh và được bảo quản để có thể sử dụng trong tương lai khi cấy ghép tế bào gốc. Có hai cách chính để lưu máu dây rốn:

  • Cộng đồng: Ngân hàng công sẽ thu thập và lưu trữ máu dây rốn để sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào cần chữa bệnh.
  • Tư nhân: Các gia đình có khả năng chi trả cho các dịch vụ sẽ cho các trung tâm giám sát việc thu thập và lưu trữ máu cuống rốn và máu này được lưu lại chỉ để gia đình đó sử dụng.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 20 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Khám siêu âm lần thứ hai trong thai kỳ tuần 20 là một cách tốt để xem bé đang phát triển như thế nào và bảo đảm rằng tất cả mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Siêu âm vào ba tháng giữa của thai kỳ ngoài việc mang lại niềm vui khi nhìn ngắm bé còn cho mẹ và bác sĩ biết rõ tình hình sức khỏe tổng thể của bé và việc mang thai của bạn. Nếu mẹ lo ngại về lần siêu âm này, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và làm rõ những vấn đề mà mẹ đang lo ngại.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Vào thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi, mẹ sẽ được chọc ối nếu mẹ đã quyết định thực hiện xét nghiệm này. Chọc ối được thực hiện vì lý do cụ thể, nhưng không phải là một xét nghiệm thường xuyên. Điều quan trọng là mẹ thảo luận về những lợi ích, rủi ro và hạn chế của các xét nghiệm với bác sĩ. Khi chọc ối, một mẫu dịch ối sẽ được lấy từ vị trí quanh bé. Mẫu này sẽ được kiểm tra để xem nếu bé có bất thường về di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down hay không.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 20

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ tuần 20?

Thai 20 tuần nên ăn gì: Thực phẩm hữu cơ hay vô cơ?

Dầu rằng hàm lượng dinh dưỡng của cả hai chênh lệch không đáng kể; tuy nhiên sản phẩm hữu cơ được cho là tốt với sức khỏe của mẹ về sau. Một số thực phẩm vô cơ có tồn tại một dư lượng thuốc trừ sâu, nhưng mẹ vẫn có thể hạn chế điều này bằng cách rửa thật kỹ, gọt vỏ và nấu chín thức ăn.

Thai 20 tuần nên ăn gì? Nhìn chung mẹ nên ăn khoảng 5 – 9 khẩu phần trái cây, rau củ mỗi ngày. Nếu ngân sách có phần eo hẹp, mẹ không nhất thiết phải giới hạn thức ăn của mình bằng việc chỉ tiêu thụ các thực phẩm hữu cơ đắt đỏ.

Đứng yên trong thời gian dài

Đừng đứng suốt cả ngày khi mẹ mang thai tuần 20. Hãy chịu khó đi bộ xung quanh. Đứng yên trong thời gian dài có xu hướng giảm huyết áp, và khi đang mang thai 20 tuần, vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn. Nếu huyết áp của mẹ giảm xuống, mẹ có thể bị mê sảng và có khả năng ngất xỉu. Mẹ có thể chống lại những rủi ro bằng cách đi bộ ngắn nhưng thường xuyên.

Việc mang đai thai sản cũng có thể giúp hỗ trợ bụng và phân phối trọng lượng vào tam cá nguyệt thứ ba.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Hiệu quả của vận động đối với bệnh cứng khớp gối

(55)
Việc bị cứng khớp gối gây ra rất nhiều bất tiện cho người mắc phải khi thực hiện các hoạt động hằng ngày. Ngoài chế độ ăn uống, các bài tập thể ... [xem thêm]

Những lo lắng về bệnh teo cơ sau đột quỵ

(88)
Nhiều người rất lo về việc bị teo cơ sau khi đột quỵ. Liệu họ còn có thể sử dụng tay chân bình thường hay không, hoặc các chi mất cảm giác hoàn toàn khi ... [xem thêm]

Xỏ lỗ tai cho bé: Bố mẹ cần lưu ý điều gì?

(44)
Nhiều bố mẹ cho rằng nên xỏ lỗ tai cho bé ngay từ lúc con vẫn còn sơ sinh. Thật ra, điều này sẽ khiến bé có nguy cơ nhiễm trùng nếu bố mẹ chủ quan.Xỏ ... [xem thêm]

Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ đột quỵ ở mẹ bầu

(28)
Tháng năm là tháng phòng chống đột quỹ ở Mỹ, đột quỵ dường như không liên quan đến đến việc mang thai, tuy nhiên đột quỵ có thể xảy ra trong quá trình ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách hoang tưởng

(20)
Tìm hiểu chungRối loạn nhân cách hoang tưởng là bệnh gì?Rối loạn nhân cách hoang tưởng là loại rối loạn nhân cách lập dị trong đó người bệnh thường ... [xem thêm]

9 điều kinh hoàng xảy ra nếu bạn không uống đủ nước khi tập thể dục

(82)
Khi mải mê tập thể dục, bạn có thể sẽ quên mất việc uống nước mà chẳng hề biết rằng điều này về lâu dài sẽ có hại cả sức khỏe lẫn sắc đẹp! ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên biết về dị tật ống thần kinh ở thai nhi

(50)
Cứ 1.000 trẻ thì có 1 trẻ gặp nguy cơ bị dị tật ống thần kinh. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị tật này chẳng hạn tiền sử bệnh của gia ... [xem thêm]

Lợi ích và rủi ro khi tiêm vắc-xin HPV

(48)
Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN