8 cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà an toàn, hiệu quả

(4.06) - 48 đánh giá

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều có thể do stress, thay đổi đồng hồ sinh học, thay đổi cân nặng hoặc bệnh lý… Vậy kinh nguyệt không đều phải làm sao? Liệu có cách nào giúp bạn chữa kinh nguyệt không đều tại nhà để duy trì sức khỏe tốt hơn?

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu hành kinh cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình là 28 ngày, nhưng cũng có người có chu kỳ kinh ngắn hơn hoặc dài hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn vẫn được xem là bình thường nếu ngày kinh của bạn đến đều đặn sau mỗi 24 – 38 ngày. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi liên tục và ngày hành kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn.

Khi biết được những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều theo chẩn đoán của bác sĩ, bạn sẽ điều trị bệnh của mình đúng cách. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà dưới đây để điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên nhé.

1. Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!

Tập yoga là cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà khá hiệu quả mà bạn nên thử. Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh khả năng điều hòa kinh nguyệt của bài tập này. 126 người tham gia nghiên cứu đã tập yoga từ 35 đến 40 phút trong 5 ngày/tuần. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.

Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. Bài tập này cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát. Phụ nữ có triệu chứng này sẽ trải qua các cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có kế hoạch tập yoga thì nên tìm đến các trung tâm dạy yoga để được các chuyên viên hướng dẫn thực hiện các động tác đúng cách. Khi bạn đã học được một số động tác cơ bản thì có thể tiếp tục đến lớp hoặc tập yoga tại nhà bằng cách xem video hướng dẫn rồi thực hiện theo.

Bạn nên tập yoga từ 35 đến 40 phút mỗi ngày trong 5 lần/tuần để điều chỉnh hormone và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Yoga cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát.

2. Duy trì cân nặng để chữa rối loạn kinh nguyệt

Việc tăng cân hay sụt ký có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chính vì vậy, bạn nên duy trì vóc dáng cân đối và trọng lượng cơ thể lành mạnh để hỗ trợ kinh nguyệt ra đều đặn.

Nếu bạn giảm cân quá mức hoặc thiếu cân sẽ khiến cho kinh nguyệt không đều. Nếu bị thừa cân, bạn cũng có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bạn có rủi ro bị chảy máu nhiều hơn và đau nặng hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin.

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là bạn duy trì cân nặng ổn định qua lối sống sinh hoạt như kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress. Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt đấy.

Bạn có thể đến gặp bác sĩ khi nghi ngờ cân nặng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định trọng lượng mục tiêu khỏe mạnh của bản thân và đưa cho bạn những lời khuyên để giảm cân hoặc tăng cân.

3. Tập thể dục để kinh nguyệt đều đặn hơn

Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh nguyên phát. Nhóm 70 sinh viên đại học có triệu chứng này đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/tuần trong 8 tuần. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy sinh viên đã giảm các triệu chứng đau liên quan đến kinh nguyệt.

Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, từ đó điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.

4. Gừng giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt

Nhiều người sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau…

Kết quả từ một nghiên cứu trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh. Đây là một nghiên cứu nhỏ trên học sinh trung học nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác lợi ích của gừng đối với lượng máu chảy trong kỳ kinh.

Việc uống 750 – 2.000mg bột gừng trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.

5. Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế

Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.

6. Cách trị kinh nguyệt không đều bằng vitamin

Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà được nhiều chị em áp dụng là bổ sung vitamin D và vitamin nhóm B cho cơ thể.

Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D

Vitamin D mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng trầm cảm. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy cơ thể bạn nếu thiếu vitamin D sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vitamin D có hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Một số thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể là sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn cũng có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung có uy tín trên thị trường.

Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin B

Các vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai và chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của bạn. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nguồn thực phẩm giàu vitamin B có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thấp hơn đáng kể.

Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…

7. Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng giấm táo

Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt.

Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Giấm táo cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.

Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong.

8. Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa

Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung, từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng kinh nguyệt ra bất thường như chậm kinh 3 tháng, đột ngột mất kinh, kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít hoặc ra nhiều và kéo dài trên 1 tuần… Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều để cung cấp cho bạn một số loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng các cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà vừa rồi sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng liên quan đến tiền kinh nguyệt, hội chứng buồng trứng đa nang, chậm kinh hay có kinh sớm. Để biết rõ nguyên nhân và có cách điều trị rối loạn kinh nguyệt triệt để, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 thứ không nên đặt gần vùng kín

(58)
Âm đạo phụ nữ là một khu vực bí hiểm và tuyệt vời. Âm đạo có thể co giãn vừa cho em bé ra đời, và có thể tự chữa lành những vấn đề của riêng ... [xem thêm]

U nang

(28)
Tìm hiểu chungU nang là bệnh gì?Nang là cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ ... [xem thêm]

11 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố bạn nên biết

(13)
Có rất nhiều quá trình hoạt động trong cơ thể được điều khiển bỏi các hormone. Vì vậy, khi việc sản sinh hormone bị gián đoạn, chúng sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

Đi tìm lời đáp cho câu hỏi: Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?

(90)
“Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?” là câu hỏi của không ít bệnh nhân khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc căn bệnh này. Nguyên do là họ không hiểu rõ suy ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng chuyển sang thể ác tính

(97)
U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới. Hầu hết các khối u là lành tính nhưng bạn không nên chủ quan vì một số trường hợp u nang có nguy ... [xem thêm]

[Infographic] 6 dấu hiệu bạn mất cân bằng hormone và cách khắc phục

(79)
Các hormone là những chất hóa học siêu nhỏ giúp dẫn truyền tín hiệu từ tế bào này đến tế bào khác, đến các cơ quan, các mô trong cơ thể. Nhờ đó, chúng ... [xem thêm]

Rối loạn tuyến vú

(60)
Tìm hiểu chungBệnh lý rối loạn tuyến vú là gì?Các rối loạn tuyến vú thường bao gồm bệnh lý không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính, có thể lây ... [xem thêm]

Bạn đã dùng băng vệ sinh đúng cách?

(32)
Băng vệ sinh là “người bạn” quen thuộc của phái nữ. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về thông tin cũng như cách sử dụng của nó. Hãy cùng Hello Bacsi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN