Nguyên nhân gây mụn mủ và cách điều trị tại nhà

(4.29) - 72 đánh giá

Mụn mủ dễ lây lan, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Điều trị mụn mủ không đúng cách có thể gây nhiễm trùng da và để lại sẹo. HelloBacsi sẽ mách bạn nguyên nhân gây mụn mủ để bạn có thể bảo vệ da thật tốt nhé!

Mụn mủ có kích thước từ 5-10 mm, chứa đầy mủ là các bạch cầu trung tính. Mụn mủ sinh trưởng bên dưới lỗ chân lông có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số mụn mủ mọc dưới lớp sừng là do các bệnh về da như bệnh chốc lở, nhiễm nấm Candida).

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng có thể bị nổi mụn mủ. Chúng thường phát triển thành các cụm trong cùng một khu vực trên cơ thể. Mụn mủ phát sinh nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu thiên và thanh niên, là một dạng của mụn trứng cá. Nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố hoặc do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Bạn có thể điều trị mụn mủ bằng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp chúng bị biến chứng nặng.

Mụn mủ trông như thế nào?

Mụn mủ là những nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ gồm dầu nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn.

Loại mụn này trông giống như mụn nhọt nhưng chúng phát triển với kích thước lớn hơn và dễ bị kích ứng hơn. Mụn mủ thường tập trung ở các khu vực mặt, lưng, ngực, cổ, chân tóc và vùng đổ nhiều mồ hôi như nách và háng.

Nguyên nhân gây mụn mủ

Nguyên nhân gây mụn mủ có thể là viêm da dị ứng do thực phẩm, tác động của môi trường hoặc bị côn trùng độc cắn.

Mụn trứng cá là nguyên nhân gây mụn mủ phổ biến nhất. Mụn trứng cá phát triển khiến dầu thừa và tế bào da chết tắc nghẽn bên trong lỗ chân lông làm viêm lỗ chân lông tạo thành dịch mủ.

Đôi khi mụn mủ hình thành do mụn trứng cá bị cứng và gây đau đớn. Nếu tình trạng này xảy ra, mụn mủ có thể đã biến chứng thành mụn nang.

Ngoài ra, còn có một số bệnh về da khác cũng là nguyên nhân gây mụn mủ như: bệnh vẩy nến, rosacea, bệnh thủy đậu, pemphigus IgA, bệnh đậu mùa.

Cách điều trị mụn mủ tại nhà hiệu quả

1. Điều trị mụn mủ nhỏ

Mụn mủ nhỏ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu thấy mụn mủ lâu hết, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ. Thực hiện việc này mỗi ngày hai lần sẽ giúp loại bỏ dầu thừa tích tụ trên da bạn, giúp mụn mủ mau khỏi.

Khi rửa mặt, bạn nên dùng tay massage nhẹ nhàng thay vì dùng khăn. Chà khăn lên da mặt có thể làm mụn mủ bị vỡ ra, khiến da tổn thương nhiều hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn, xà phòng trị mụn hoặc kem trị mụn không kê đơn để điều trị mụn mủ nhỏ.

2. Trị mụn mủ bằng thuốc không kê đơn

Các sản phẩm đặc trị mụn mủ tốt nhất nên chứa thành phần như peroxide, axit salicylic và lưu huỳnh. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng những phương pháp điều trị này ở vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục.

Và nếu bạn dị ứng với lưu huỳnh, hãy tránh xa những sản phẩm có thành phần này để đảm bảo da không bị kích ứng nghiêm trọng.

Các loại thuốc trị mụn không kê đơn OTC giúp điều trị mụn mủ bằng cách làm khô lớp da trên cùng và hấp thụ dầu thừa trên bề mặt da. Một số sản phẩm loại này rất mạnh, có thể khiến da bạn bị bong tróc. Nếu da bạn nhạy cảm, hãy tìm những sản phẩm được đặc chế riêng cho chúng để tránh kích ứng da.

Bạn có thể tự nặn mụn để loại bỏ mụn mủ nhưng chỉ thực hiện khi mụn đã chín. Không dùng tay sờ, bóp, đè ép hoặc cố nặn mụn mủ khi chúng còn non. Làm thế sẽ gây tổn thương da hoặc làm da nhiễm trùng nặng thêm. Bạn cũng không nên sử dụng các sản phẩm gốc dầu ở vùng bị mụn mủ. Những sản phẩm rất dễ làm tắc lỗ chân lông và làm mụn mủ phát triển nhiều hơn.

Ngoài ra, điều trị mụn mủ tại nhà bằng các liệu pháp từ thiên nhiên như sử dụng nha đam tươi, hành tây, mặt nạ đất sét, hỗn hợp dầu ô liu và bắp cải cũng là một lựa chọn vừa tiết kiệm lại hiệu quả dành cho bạn.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu nốt mụn mủ của bạn không khá lên được bằng cách điều trị tại nhà bằng thuốc không kê đơn, bạn nên đi khám ở các phòng khám da liễu uy tín và xin bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Họ sẽ hút dịch mủ bên trong ra bằng liệu pháp an toàn hoặc kê toa thuốc có tác dụng mạnh hơn.

Thuốc kê theo toa rất hữu hiệu trong việc điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là với những người bị nhiễm trùng. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê toa như:

  • Kháng sinh dạng uống: doxycycline và amoxicillin
  • Thuốc bôi kháng sinh như dapsone
  • Salicylic acid

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp quang động (PDT) để điều trị mụn mủ. PDT là phương pháp trị liệu kết hợp giữa ánh sáng và chất hóa học nhạy sáng, cùng với phân tử oxy để điều trị mụn. Phương pháp này không chỉ được dùng để loại bỏ mụn, mủ mà còn giải quyết các vấn đề khác do mụn gây ra. PDT còn có thể làm mờ sẹo mụn và giúp da bạn mịn màng hơn.

Tình trạng khẩn cấp khi bị mụn mủ

Nếu thấy mụn mủ đột nhiên vỡ ra, dịch mủ loang khắp mặt bạn hoặc ở những nơi khác nhau trên cơ thể, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến bệnh viện ngay lập tức, vì rất có thể da bạn đang bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ điều trị nếu thấy nốt mụn mủ của bạn đau bất thường hoặc chảy mủ. Đây rất có thể là triệu chứng của việc nhiễm trùng da nghiêm trọng.

Và nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào như sốt, vùng da bị mụn mủ nóng khác thường, da bết dính, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, vùng da bị mụn mủ đau rát, mụn mủ lớn bất thường gây đau nhức thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời những biến chứng do mụn mủ gây ra nhé.

Châu Khoa | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhồi máu động mạch võng mạc do đột quỵ

(81)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Trời mưa ăn gì ngon? 5 món ngon ngày mưa siêu hấp dẫn

(23)
Trời mưa ăn gì ngon? Có lẽ đây là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là các bà nội trợ. Món ngon ngày mưa không cần phải quá cầu kỳ nhưng vẫn phải ... [xem thêm]

Da xanh xao nhợt nhạt, thiếu sức sống: Vấn đề do đâu?

(31)
Làn da xanh xao nhợt nhạt khiến các bạn gái trở nên kém xinh dù cho bạn đang khoác lên người bộ trang phục tươi tắn đến thế nào đi nữa. Nếu bạn đang truy ... [xem thêm]

Tổng quan về bệnh đau cơ xơ hóa

(36)
Tìm hiểu chungĐau cơ xơ hóa là bệnh gì?Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi ... [xem thêm]

Đồ chơi cho trẻ em: Bí quyết chọn mua đồ chơi cho trẻ

(26)
Đồ chơi cho trẻ em không những giúp tay chân con yêu được vận động linh hoạt hơn mà còn kích thích não bộ phát triển toàn diện. Hiểu được tầm quan trọng ... [xem thêm]

Bài tập và chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư vú

(68)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

8 điều khiến bạn làm tổn thương lòng tự tôn của đàn ông

(34)
Hầu hết các đấng mày râu đều có xu hướng che giấu cảm xúc thật sự mỗi khi chán nản, buồn bã hay sợ hãi vì nghĩ điều này có thể ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Top 10 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ hạnh nhân

(74)
Hạnh nhân từ xưa đến nay luôn được xem là loại thưc phầm dinh dưỡng tuyệt vời có ích cho sức khỏe con người với nhiều công dụng như ngăn ngừa bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN