Nấm hương và 7 lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(3.89) - 39 đánh giá

Nấm hương là loại nấm phổ biến nhất trên thế giới. Loại nấm này có hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, kháng khuẩn, đẹp da,…

Nấm hương là loại thực phẩm có tác dụng bồi bổ rất tốt bởi chúng có chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nguồn gốc của nấm hương

Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á. Ngoài ra, chúng còn mọc hoang nhiều ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ở Mỹ, người nông dân thường trồng loại nấm này tại các trang trại.

Nấm đông cô có dạng như cái ô tí hon, đường kính 5 – 10 cm, màu nâu nhạt, khi chín chuyển thành nâu sậm. Nấm mọc ký sinh trên những cây có lá to và thay lá theo mùa như dẻ, sồi, phong. Trung bình nấm có thể ký sinh trên mỗi khúc gỗ từ 3-7 năm. Bạn có thể mua loại tươi hoặc sấy khô tại các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm chức năng.

Thành phần dinh dưỡng của nấm hương

Nấm hương vừa là loại thực phẩm có chứa ít calo và rất giàu chất xơ, vitamin B cùng một số khoáng chất, vừa là một thảo dược chữa bệnh.

Sau đây là thành phần dinh dưỡng cơ bản có trong 15g nấm sấy khô:

  • Calo: 44
  • Carbonhydrat: 11g
  • Chất xơ: 2g
  • Protein: 1g
  • Riboflavin: chiếm 11% RDI
  • Niacin: chiếm 11% RDI
  • Đồng: chiếm 39% RDI
  • Vitamin B5: chiếm 33% RDI
  • Selen: chiếm 10% RDI
  • Mangan: chiếm 9% RDI
  • Kẽm: chiếm 8% RDI
  • Vitamin B6: chiếm 7% RDI
  • Folate: chiếm 6% RDI
  • Vitamin D: chiếm 6% RDI

Trong đó, RDI (Dietary Recommended Intake) là liều lượng khuyến cáo .

Ngoài ra, nấm đông cô còn chứa các chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid và một số các amino axit.

7 lợi ích tuyệt vời của nấm hương

Nấm hương tươi và cả sấy khô có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời không ai ngờ đến.

1. Tốt cho tim mạch

Nấm hương chứa chất dinh dưỡng thực vật có tiềm năng giúp giữ cho tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám, duy trì huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Nấm hương có tác dụng tốt cho tim mạch nhờ vào các hợp chất giúp làm giảm hàm lượng cholesterol như sau:

  • Eritadenine: hợp chất giúp ức chế các enzyme có liến quan đến việc sản sinh ra cholesterol
  • Sterol: phân tử giúp ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol
  • Beta-glucan: một loại chất xơ làm hạ thấp nồng độ cholesterol

2. Kháng khuẩn

Một nghiên cứu năm 2011 tại Học viện Nha khoa UCL Eastman ở Anh đã kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của nấm hương trên bệnh viêm nướu. Hiệu quả của nấm hương được so sánh với thành phần hoạt tính trong nước súc miệng hàng đầu về viêm nướu, chứa chlorhexidine. Kết quả cho thấy chất chiết xuất nấm hương làm giảm số lượng của một số sinh vật gây bệnh mà không ảnh hưởng đến các sinh vật có liên quan đến sức khoẻ.

Nấm hương có hiệu quả kháng khuẩn tốt nhờ vào thành phần axit oxalic, lentinan, centinamycins A và B (kháng khuẩn) và eritadenine (kháng vi-rút).

3. Ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm hương có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của khối u khi thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên, tác dụng này với người cần được nghiên cứu nhiều hơn. Sở dĩ có tác dụng này là nhờ vào khả năng tăng cường hệ miễn dịch của chúng. Ngoài ra, chất lentinan trong nấm đông cô còn có công dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của ung thư bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein tấn công căn bệnh này nhưng lại không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Do đó, loại thực phẩm này là một liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư.

4. Chống oxy hóa

Nấm hương có chứa L-ergothioneine – chất chống oxy hóa cực mạnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng các loại nấm có chứa L-ergothioneine nhiều hơn cả gan gà và phôi lúa mì. Trong đó, loại nấm này có chứa chất này nhiều nhất so với các loại nấm khác.

5. Giúp xương chắc khỏe

Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi xương.

Việc cung cấp đủ lượng vitamin D cũng giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể duy trì chức năng não khi về già, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng hen, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.

6. Tràn đầy năng lượng

Nấm đông cô là nguồn cung cấp vitamin B rất quan trọng, giúp hỗ trợ chức năng thượng thận và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng để sử dụng. Ngoài ra, loại nấm này giúp cân bằng hoocmon tự nhiên và phá vỡ chứng rối trí não để duy trì sự tập trung cả ngày và cải thiện hiệu quả nhận thức. Bổ sung loại nấm này vào chếđộ ăn uống của bạn để cung cấp vitamin B để tránh sự thiếu hụt.

7. Tăng sức khỏe cho làn da

Khi selen được lấy với vitamin A và E, có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và vết sẹo có thể xảy ra sau đó. 100g nấm đông cô chứa 5,7 miligam selen, tức là 8% giá trị hàng ngày của bạn. Điều đó có nghĩa là nấm đông cô như một phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên.

Trong một thử nghiệm mở, 29 bệnh nhân được cho 0,2 mg selen và 10 mg tocopheryl succinate chữa mụn trứng cá 2 lần mỗi ngày trong vòng từ 6 đến 12 tuần. Sau khi điều trị, bệnh nhân nhận thấy kết quả dương tính. Kẽm trong nấm đông cô cũng tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm tích tụ DHT để cải thiện làn da.

Các món ngon từ nấm hương

Các món ngon từ nấm hương với hương vị thanh mát hấp dẫn giúp bạn thay đổi khẩu vị trong bữa ăn gia đình.

1. Gà hầm nấm hương

Gà hầm nấm đông cô là một trong những món ăn không khó làm , không chỉ có hương vị thơm ngon từ thịt gà hầm cùng với vị dai dai của nấm hương mà bên cạnh đó món ăn này vô cùng bổ dưỡng nữa đấy các bạn.

2. Ruốc nấm hương

Ruốc nấm hương là một món ăn chay thanh đạm, dễ ăn vì khá ngon miệng lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người ăn kiêng, người bị bệnh về tim mạch và tiểu đường.

3. Canh mọc nấm hương

Miếng mọc giòn đượm hương của nấm đông cô, su hào và cà rốt giúp tạo hương vị thanh. Mũ nấm màu nâu, mọc màu hồng nhạt, xu hào xanh nhạt, cà rốt đỏ tạo cảm giác ngon miệng.

Cách lựa chọn nấm hương ngon

Để có những món ăn ngon và hấp dẫn, cách mua và bảo quản nấm đông cô là một khâu quan trọng.

1. Cách mua nấm

Có 3 loại thường dùng trong chế biến thức ăn là nấm đông, nấm hương và nấm hoa.

Nấm hoa: có chóp đỉnh màu đen nhạt, có hoa văn, màu trắng, phần cuốn nếp sau khi đã qua khâu sao bằng lửa sẽ có màu vàng nhạt.

Nấm đông: chóp đỉnh màu đen, thịt nấm tương đối dày.

Nấm hương: hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ.

2. Cách bảo quản

Đối với nấm khô: Để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi ni lông, không nên buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm khoảng 10 phút để nấm nở bung sau đó rửa sạch và cắt bỏ chân nấm.

Đối với nấm tươi: Để nấm tươi lâu mà không bị mất chất bạn nên cắt rễ, nhúng nấm vào nước sôi trong 1-2 phút rồi rửa lại nước lạnh.

Nấm hương có gây tác dụng phụ không?

Là loại thực phẩm khá lành tính và có rất ít trường hợp xảy ra tác dụng phụ cho cơ thể, trong một số trường hợp hiếm hoi, một sốngười sẽ bị phát ban khi ăn hoặc tiếp xúc với nấm hương do chất lentinan trên bề mặt nấm gây ra. Ngoài ra, sử dụng bột nấm trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và viêm da. Nấm hương có nhiều lợi ích nhưng không cẩn thẩn có thể gây hại cho cơ thể nhé.

Như vậy, ngoài được dùng như một món ăn ngon, nấm đông cô còn là có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy cân nhắc bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực hư về việc dùng bột ngọt trong thai kỳ

(88)
Bột ngọt hay còn được gọi là mì chính là một trong những gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, dùng bột ngọt trong thai kỳ có an toàn không lại là ... [xem thêm]

5 điều thợ làm chân mày sẽ không bao giờ tiết lộ với bạn

(55)
Nhiều cô nàng hăm hở đi làm chân mày với hy vọng sẽ có một khuôn mặt sắc nét hơn hoặc “thay đổi vận mệnh” vì tin rằng chân mày thanh tú sẽ dự báo ... [xem thêm]

Đi tìm lời giải đáp cho bệnh viêm gan B có nguy hiểm không

(17)
Viêm gan B là một dạng nhiễm trùng phổ biến ở gan trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người vẫn chưa biết bệnh viêm gan B có nguy hiểm ... [xem thêm]

Kiểm soát bệnh tiểu đường với chỉ số đường huyết ở thực phẩm

(41)
Chỉ số đường huyết của thực phẩm (Glycemic Index), hoặc chỉ số GI, phản ánh mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa tinh bột đến đường huyết. Thực ... [xem thêm]

Bị khàn tiếng uống gì để mau khỏi bệnh?

(49)
Khàn tiếng không phải là bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh nào đó gây ảnh hưởng đến thanh quản. Tình trạng này khiến người bệnh ... [xem thêm]

Đau hay sưng tuyến vú có phải là ung thư vú?

(68)
Đột nhiên, một ngày nọ, bạn gặp cơn đau nhói ở vú (sưng tuyến vú), kèm chút khó chịu, hẳn bạn bắt đầu lo lắng rằng cơn đau này có nghiêm trọng ... [xem thêm]

7 lý do tại sao phụ nữ châu Á luôn có thân hình mảnh mai

(80)
Không chỉ cải thiện vóc dáng cân đối và tăng cường sức khỏe, các loại thực phẩm ăn kiêng lành mạnh còn giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa ... [xem thêm]

Giảm viêm khớp và đau khớp tại nhà bằng thảo mộc dễ kiếm

(76)
Nếu tự chấm điểm về cách sử dụng dầu oliu và cách bảo quản dầu oliu đúng cách thì bạn nghĩ mình sẽ được bao nhiêu điểm? Hãy cùng kiểm tra lại với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN