Tìm ra kháng thể ho gà giúp cơ thể chống lại mầm bệnh

(4.46) - 90 đánh giá

Bệnh ho gà có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát bệnh khi đã bị virus tấn công? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Ho gà là căn bệnh đã xuất hiện và từ hàng chục năm trước đây. Mặc dù nhiều căn bệnh cùng thời với nó đã bị triệt tiêu nhờ có vaccine nhưng ho gà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay với mức độ nguy hiểm khác nhau ở từng cơ thể người bệnh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Ho gà thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh, thiếu niên. Khi bị vi khuẩn gây bệnh ho gà tấn công vào cơ thể, bệnh nhân có thể lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình mà không hề hay biết. Nguyên nhân là vì những triệu chứng ban đầu của bệnh khiến chúng ta nhầm lẫn với cảm, ho thông thường.

Bệnh ho gà có nguy hiểm không?

Bệnh ho gà đặc biệt nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Hầu hết những đứa trẻ mắc bệnh ho gà là do bị lẫy nhiễm từ một thành viên khác trong gia đình. Với người lớn đã tiêm chủng, ho gà có thể gây ra những triệu chứng nhẹ nhưng nó vẫn có khả năng lây nhiễm rất cao, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Một yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà là bệnh có những triệu chứng ban đầu rất khó nhận biết. Bệnh nhân chỉ nghĩ mình đang bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Trong khi đó, vi khuẩn ho gà lại rất dễ phát tán khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi.

Hơn nữa, vì nghĩ mình chỉ bị cảm lạnh nên bệnh nhân ho gà không đến bệnh viện điều trị. Trong những trường hợp hiếm hoi, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm bệnh ho gà thành bệnh viêm phế quản hoặc hen suyễn. Trong khi đó, cơn ho ngày càng dữ dội hơn và vi khuẩn càng có điều kiện lây lan mạnh mẽ hơn. Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ho gà, bệnh nhân bắt đầu ý thức cách ly nhưng trước đó, họ đã mang vi khuẩn đi khắp nơi mà không hề hay biết.

Bệnh ho gà nguy hiểm vì nó có nhiều điều kiện thuận lợi để bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, bệnh ho gà ở người trưởng thành không đáng sợ bằng ho gà ở trẻ em.

Ho gà là bệnh nguy hiểm vì khả năng lây lan rất nhanh và người bệnh thường không biết mình bị bệnh.

Những biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh

Trước khi vaccine ho gà ra đời, đây là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Từ năm 1950, vaccine DTaP phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ được khuyến khích sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng nó chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế nguy cơ tử vong chứ không có khả năng làm cho vi khuẩn gây bệnh tiệt chủng. Hơn nữa DTaP chỉ dành cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Điều đó có nghĩa là trẻ dưới 2 tháng tuổi có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh và hứng chịu những biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp… nếu người lớn trong nhà chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.

Theo các chuyên gia dịch tễ học đang công tác tại Trung tâm Miễn dịch và Bệnh hô hấp quốc gia CDC (Hoa Kỳ), biến chứng bệnh ho gà xảy ra ở trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc trẻ chưa được tiêm phòng là điều dĩ nhiên, đúng với quy luật hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Những biến chứng đó bao gồm:

  • Co giật
  • Viêm phổi
  • Ngưng thở tạm thời
  • Suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Để bảo vệ trẻ khỏi mức độ nguy hiểm của bệnh ho gà, cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng đúng và đủ liều lượng. Mỗi đứa trẻ nên được tiêm 5 mũi vaccine ho gà, bắt đầu từ lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng, 6 tháng, 15-18 tháng và 4-6 tuổi.

Khi bước đến độ tuổi thiếu niên (từ 11 tuổi), trẻ nên được tiêm nhắc lại vaccine Tdap. Sau khi được tiêm chủng, cơ thể có khoảng 80% khả năng miễn dịch với ho gà. Tuy nhiên, lượng kháng thể ho gà có thể mất dần theo thời gian. Vì thế, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia tiêm chủng để cân nhắc cho trẻ tiêm thêm mũi tăng cường nếu biết mình vừa tiếp xúc với nguồn bệnh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách làm mất sữa nhanh dành cho mẹ bận rộn

(87)
Do nhiều nguyên nhân, đôi lúc các bà mẹ tìm cách làm mất sữa nhanh. Thật ra, những biện pháp này không quá khó để thực hiện đâu nhé.Có nhiều lý do để ... [xem thêm]

Dùng mật ong trị mụn trứng cá thế nào cho hiệu quả?

(75)
Mật ong là loại nguyên liệu dưỡng da rất phổ biến vì những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Kể cả khi bị mụn trứng cá, bạn vẫn có thể dùng mật ... [xem thêm]

Tích cực vận động, bí quyết đối phó với chứng viêm khớp

(88)
Tích cực vận động giúp bạn đối phó hiệu quả với viêm khớp? Chứng viêm khớp là một trong những nguyên nhân cản trở nhiều hoạt động thường ngày của ... [xem thêm]

Sùi mào gà ở nữ và những điều bạn chưa biết

(25)
Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà ở nữ tương đối cao. Tuy không gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng căn bệnh này có thể tạo tác ... [xem thêm]

Bệnh bạch cầu có chữa được không? Đi tìm lời giải

(73)
Để trả lời câu hỏi bệnh bạch cầu có chữa được không, bác sĩ cần phân tích các dữ liệu sức khỏe liên quan đến nhiều yếu tố như thể trạng, dạng ... [xem thêm]

Sau khi làm thủ thuật chọc ối, mẹ bầu nên lưu ý gì?

(14)
Thủ thuật chọc ối được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cần thiết. Khi được chỉ định chọc ối, hầu hết thai ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp đôi chân của bạn đẹp hơn

(100)
Khi bạn đi đứng quá nhiều hay mang giày quá chật, chân thường bị sưng, đau và mất đi vẻ đẹp vốn có. Hãy thử ngay một số liệu pháp tại nhà có thể giúp ... [xem thêm]

Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết

(89)
Khi bạn mang thai, việc khám tiền sản sẽ cung cấp các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi.Kiểm tra tiền sản giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN