6 lưu ý vàng giúp bạn cải thiện sẹo mụn hiệu quả

(4.17) - 86 đánh giá

Sau một thời gian bị mụn trứng cá, thâm sẹo là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em và bạn gái. Điều trị sẹo mụn hiệu quả giúp bạn cải thiện được làn da của mình lên rất nhiều.

Sẹo mụn trứng cá được xem như hình phạt thứ hai đối với rất nhiều người. Và trước tiên, bạn phải đối phó với mụn trứng cá. Có những loại mụn trứng cá nào và cách điều trị sẹo do mụn ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Các loại mụn trứng cá

Mụn trứng cá xuất hiện khi các nang lông trên da bị bít tắc do dầu và tế bào da chết. Nang lông bị tắc nghẽn sẽ là nơi hoàn hảo để vi khuẩn phát triển và tạo ra các vết sưng đỏ có mủ gọi là mụn trứng cá.

Mụn trứng cá được phân thành 3 loại khác nhau:

  • Mụn trứng cá mức độ nhẹ: như mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen mà hầu hết chúng ta đều mắc phải;
  • Mụn trứng cá mức độ trung bình: xuất hiện tình trạng sưng đỏ, viêm ở các nốt mụn và xuất hiện mủ trong mụn (hay còn gọi là mụn mủ);
  • Mụn trứng cá nghiêm trọng: xuất hiện các u nang chứa đầy mụn hoặc những cục u (nốt sần) dưới da.

Sẹo mụn nghiêm trọng nhất sẽ xuất hiện khi mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn, để lại sẹo vĩnh viễn.

Phương pháp tốt nhất để điều trị các loại mụn trứng cá là điều trị dứt điểm ngay sau khi nó xuất hiện để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và để lại nhiều sẹo hơn. Nếu bạn có nốt sần, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.

Điều trị sẹo xuất hiện do các loại mụn trứng cá

Hầu hết các loại mụn trứng cá để lại sẹo màu đỏ hoặc nâu nhạt và không được điều trị do nốt mụn sẽ mờ dần và tự hết. Việc lấy mụn hoặc nặn mụn trứng cá có khả năng làm tăng nguy cơ bị sẹo.

Sẹo mụn trứng cá có hai loại:

  • Vết sẹo có đáy tròn lõm, miệng sẹo rộng (đôi khi được gọi là sẹo tròn);
  • Vết sẹo sâu và hẹp.

Mụn trứng cá cần phải được kiểm soát trước khi xuất hiện sẹo.

Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sẹo. Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu sẽ đề nghị điều trị bằng phương pháp mặt nạ hóa học hoặc phương pháp siêu mài mòn da để giúp cải thiện sự xuất hiện của các vùng bị sẹo.

Những phương pháp điều trị mức độ nhẹ hơn sẽ được thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ.

Đối với sẹo mụn trứng cá nghiêm trọng xuất từ các đợt bùng phát trước đó, một số phương pháp điều trị sau sẽ giúp bạn:

  • Laser tái tạo bề mặt. Thủ thuật này được thực hiện tại phòng khám bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu. Tia laser loại bỏ lớp da trên cùng bị hư hại và làm căng lớp da ở giữa, để lại làn da mịn màng. Việc điều trị sẽ mất từ ​​vài phút đến một giờ. Bác sĩ sẽ cố gắng giảm các cơn đau bằng cách gây tê tại chỗ. Thông thường, da sẽ lành lại hoàn toàn sau ​​3–10 ngày;
  • Phương pháp mài mòn da. Phương pháp này sử dụng một bàn chải dây xoay hoặc mũi khoan kim cương để mài bề mặt da. Khi da lành lại, một lớp da mới mịn màng hơn sẽ thay thế da bị sẹo. Sẽ mất một khoảng thời gian để da lành lại, thường là từ 10 ngày đến 3 tuần;
  • Liệu pháp laser một phần. Phương pháp này hoạt động ở mức độ sâu hơn so với laser tái tạo bề mặt hoặc mài mòn da vì phương pháp này sẽ không làm tổn thương lớp mô trên của da, thời gian điều trị cũng sẽ ngắn hơn. Nếu điều trị bằng cách này, trông bạn sẽ giống như bị cháy nắng trong vài ngày.

Đối với sẹo tròn, các bác sĩ sẽ tiêm các chất điều trị dưới vết sẹo để cải thiện mức độ cho da thành da bình thường. Cuối cùng, trong một số trường hợp, bác sĩ cũng sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ vết sẹo sâu.

Một điều bạn không nên làm để đối phó với các vết sẹo mụn trứng cá là đắp mặt nạ hoặc kem dưỡng ưa thích. Điều này sẽ không giúp ích mà còn gây kích ứng da hơn nữa, khiến cho những vết sẹo sưng đỏ và khó điều trị hơn.

Nếu bạn có một vết đỏ hoặc màu nâu trên mặt xuất hiện sau khi bạn bị mụn, bạn yên tâm vì nó sẽ phai dần. Tuy nhiên, bạn sẽ mất đến 12 tháng hoặc lâu hơn. Nếu bạn đang lo ngại về mụn trứng cá, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Danh sách 10 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em mà Bộ Y tế bắt buộc tiêm chủng

(28)
Bệnh truyền nhiễm ở trẻ đang ngày một diễn biến phức tạp. Mới đây, Bộ Y tế đã ra Thông tư mới nhất về việc trẻ em dưới 5 tuổi cần bắt buộc tiêm ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu tầm soát bệnh tiểu đường

(95)
Xét nghiệm nước tiểu cũng trong bệnh tiểu đường (đái tháo đường), đặc biệt là ở tuýp 1, cũng là một cách giúp đánh giá và kiểm soát bệnh. Lượng ... [xem thêm]

Botox và filler: Cân nhắc kỹ trước khi bạn làm đẹp

(68)
Bạn đã từng cân nhắc tiêm botox và filler để trẻ hóa da mà không cần phải phẫu thuật? Nhiều người vẫn nghĩ botox và filler giống nhau nhưng thực chất đây ... [xem thêm]

Đậu nành gây ung thư vú: Đúng hay sai?

(37)
Đậu nành hiện đang được sử dụng rất phổ biến. Thế nhưng gần đây một số người lại truyền tai nhau rằng đậu nành gây ung thư vú. Vậy điều này có ... [xem thêm]

Những loại rau tốt cho bà bầu nên có trong bữa ăn hàng ngày

(88)
Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo không thể thiếu sự đóng góp của các loại rau củ quả. Do đó, việc chọn những loại rau tốt cho bà bầu để có một chế ... [xem thêm]

7 lý do tại sao phụ nữ châu Á luôn có thân hình mảnh mai

(80)
Không chỉ cải thiện vóc dáng cân đối và tăng cường sức khỏe, các loại thực phẩm ăn kiêng lành mạnh còn giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn khi dùng bữa ... [xem thêm]

Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em

(34)
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến ... [xem thêm]

Quả thanh long và những tác dụng tuyệt diệu

(25)
Quả thanh long là một loại quả phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất được ưu chuộng trên thị trường quốc tế. Quả thanh long không những hấp dẫn nhờ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN