6 điều bạn nên biết về băng vệ sinh tampon

(4.14) - 47 đánh giá

Bạn có thể thỏa thích đi bơi dịp đèn đỏ nhờ sử dụng băng vệ sinh tampon? Mặc dù rất hữu ích nhưng đừng quá lạm dụng kẻo nguy cho sức khỏe nhé!

Trong khi người Ai Cập cổ đại sử dụng giấy cói, phụ nữ châu Á dùng giấy mềm và rêu để thấm hút trong những ngày đèn đỏ thì ngày nay, các nàng có thêm sự lựa chọn tiện lợi hơn là tampon. Tuy nhiên, tampon thật sự rất phổ biến ở châu Âu, còn ở Việt Nam vẫn chưa được dùng rộng rãi, vì thế bạn nên biết một vài điều dưới đây để quyết định mình có nên sử dụng tampon không nhé.

1. Bạn cần thay tampon thường xuyên

Vi khuẩn thường trú ở âm đạo là những vi khuẩn có lợi. Nhưng khi bạn đưa tampon vào âm đạo của mình, thì những vi khuẩn như tụ cầu vàng, có thể tăng trưởng nhiều lên và sản sinh độc chất. Những chất độc này có thể xâm nhập vào máu và gây nên hội chứng sốc nhiễm độc.

Bạn nên biết rằng thời gian tampon nằm ở âm đạo càng lâu thì nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vì thế, dù rằng hội chứng sốc nhiễm độc rất hiếm khi xảy ra nhưng hãy bảo vệ bản thân bằng cách thay tampon sau khi đã dùng vài giờ nhé.

2. Chỉ dùng tampon trong ngày đèn đỏ

Bạn có thể cảm thấy khó chịu vì dịch tiết âm đạo ra nhiều, bạn lo lắng sẽ bị nhiễm trùng hay quan hệ tình dục không an toàn hoặc đơn giản chỉ là muốn sạch sẽ, khô ráo. Bạn có thể tìm đến tampon như là một giải pháp nhất thời. Trong khi chưa có nhiều nghiên cứu thực tế về vấn đề trên, các bác sĩ đều khuyên bạn không nên sử dụng tampon nếu bạn không đang trong kỳ đèn đỏ.

Đầu tiên, bạn sẽ hầu như quên mất là mình đang sử dụng tampon và như đã nói ở trên, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thứ hai, dịch tiết âm đạo có thể thông báo tình hình sức khỏe cơ thể bạn như nhiễm khuẩn âm đạo, kích thích âm đạo hay đơn giản là chất dịch cần được thải ra ngoài. Khi bạn sử dụng tampon mà không phải vì đèn đỏ, có thể gây hại cho âm đạo, thậm chí tổn thương và gây đau vì sự khô xơ của tampon.

3. Tính an toàn của tampon

Có ít nghiên cứu về tính an toàn của tampon, chỉ có một số khảo sát các thành phần hóa học trong tampon và một số nghiên cứu khác về hậu quả lâu dài khi sử dụng tampon như vô sinh, lạc nội mạc tử cung. Nhưng kết quả nghiên cứu vẫn chưa được công bố.

4. Tampon khá đắt tiền

Hầu như phụ nữ đều cho rằng băng vệ sinh tampon, băng vệ sinh thông thường và những vật dụng khác dành cho kỳ kinh nguyệt là những vật vệ sinh cơ bản. Vì thế, ở một số bang của Mỹ, Canada và Anh, phụ nữ đã đề nghị không nên thu thuế cho các sản phẩm trên. Còn ở Việt Nam, sự phổ biến của tampon còn thấp và giá cả cũng khá cao so với những mặt hàng thông dụng như băng vệ sinh.

5. Tampon có thể báo hiệu sức khỏe bạn

Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng trong tương lai không xa, tampon có thể phân tích máu trong kỳ kinh phụ nữ nhằm cho biết tình trạng nhiễm trùng, vấn đề liên quan đến thụ tinh, pH của âm đạo hay lạc nội mạc tử cung. Nhiều nhà khoa học đang quan tâm đến hướng phát triển này.

6. Có nhiều lựa chọn thay thế tampon

Bên cạnh băng vệ sinh truyền thống, ý thức bảo vệ môi trường đã khiến nhiều sản phẩm khác ra đời như cốc nguyệt san, miếng bọt biển và cả đồ lót hấp thu dịch. Những sản phẩm này ra đời với nhiều kích cỡ, màu sắc, hình dạng và đặc tính để thu hút người sử dụng.

Gần đây, cốc nguyệt san ngày càng được quan tâm và chú ý của nhiều phụ nữ trẻ hơn. Miếng bọt biển thì phải đưa vào âm đạo, vì thế có thể tăng nguy cơ bị hội chứng sốc nhiễm độc, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng cách lấy ra và rửa sạch mỗi 3 giờ. Trong khi đó, đồ lót hấp thu dịch là sản phẩm mới và chưa được kiểm chứng.

Hãy tìm hiểu thêm về các giải pháp thay thế để có lựa chọn an toàn nhất mỗi khi kỳ kinh nguyệt ghé thăm bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoái hóa cột sống: Những điều bạn cần biết

(60)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh da nhiễm nấm đa sắc

(32)
Bệnh da nhiễm nấm đa sắc là một căn bệnh khá phổ biến. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng là một trong những điều cần thiết đầu tiên để bạn ... [xem thêm]

Chi tiết về quá trình sinh thiết gan

(85)
Sinh thiết gan là một xét nghiệm được thực hiện khi gan có vấn đề nhằm phát hiện các tế bào bất thường. Sinh thiết gan là phương pháp cho kết quả chính ... [xem thêm]

Co thắt âm đạo

(25)
Tìm hiểu chungCo thắt âm đạo là hội chứng gì?Co thắt âm đạo là hội chứng xảy ra khi cơ bắp ở âm đạo không co thắt hoặc liên tục co bóp khi có vật ... [xem thêm]

Ung thư vú tiểu thùy: Tiên lượng và tỷ lệ sống còn

(42)
Ung thư vú tiểu thùy hay còn gọi là ung thư vú biểu mô tiểu thùy xâm lấn (ILC) xảy ra trong tiểu thùy vú. Tiểu thùy là nơi tạo ra sữa ở vú. ILC là loại ung ... [xem thêm]

11 loại thực phẩm tốt cho da dầu nên ăn mỗi ngày

(86)
Chăm sóc da dầu khỏe đẹp thật sự không dễ dàng. Ngoài việc chăm sóc da bằng những sản phẩm chuyên dụng, bạn hãy kết đôi với 11 loại thực phẩm tốt cho ... [xem thêm]

Vài giây là phân biệt được vết cắn của rắn độc hay rắn thường!

(79)
Khi sơ ý bị rắn cắn, bạn không nên chủ quan vì có thể gây tử vong nếu rắn là loài có nọc độc. Theo chuyên gia bệnh viện Bạch Mai, mỗi loại rắn cắn có ... [xem thêm]

Dịch âm đạo có ổn hay không?

(46)
Dịch âm đạo được coi là “quản gia” trong hệ thống sinh sản nữ. Dịch âm đạo giúp loại bỏ các tế bào chết ra khỏi âm đạo đồng thời đóng vai trò ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN