Thuốc menthol

(4.5) - 10 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc menthol là gì?

Dạng thuốc kem menthol được sử dụng để làm giảm những cơn đau nhẹ cho các bệnh như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, bong gân, đau lưng, bầm tím và chuột rút. Thuốc cũng có thể được sử dụng cho các bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.

Dạng thuốc kem menthol là một thuốc giảm đau tại chỗ. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm đau nhẹ tạm thời.

Bạn nên dùng thuốc menthol như thế nào?

Bạn sử dụng thuốc kem menthol theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Bạn nên rửa tay trước và ngay sau khi sử dụng thuốc kem menthol. Sau đó, bôi thuốc kem menthol lên vùng da bị ảnh hưởng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn thuốc.

Không quấn, băng hoặc sử dụng một miếng dán nhiệt vào vùng da bôi thuốc và không bôi thuốc kem menthol hơn 4 lần mỗi ngày.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc kem menthol, sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra và tiếp tục sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên nhãn thuốc.

Đừng quên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng thuốc kem menthol.

Bạn nên bảo quản thuốc menthol như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc menthol cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bệnh ho:

Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:

  • Nếu bạn đau họng, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.
  • Nếu bạn ho, ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị đau nhức:

Đối với dạng thuốc gel bôi ngoài da 2%, 2,5%, miếng dán ngoài da 5%, 1,4% và 1,25%, gel dùng ngoài da 7%, bạn bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Đối với dạng phun tại chỗ 6% và 10%, bạn phun tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị ngứa:

Dạng kem dưỡng ẩm 0,15% hoặc 0,5%, bạn bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Liều dùng thuốc menthol cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bệnh ho:

Trẻ từ 4 tuổi trở lên:

Dạng thuốc dùng ngoài da – viên ngậm:

  • Nếu trẻ đau họng, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi 2 giờ khi cần thiết.
  • Nếu trẻ ho, cho trẻ ngậm đến hòa tan 1 giọt trong miệng mỗi giờ khi cần thiết.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị đau nhức:

Miếng dán ngoài da 1,4%, 1,25%, và gel bôi ngoài da 7% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Miếng dán 5% dùng cho trẻ 10 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Dạng phun tại chỗ 6% dùng cho trẻ 13 tuổi trở lên phun tại chỗ lên khu vực bị ảnh hưởng khi cần thiết nhưng không quá 4 lần một ngày.

Gel dùng ngoài da 2% dùng cho trẻ 2 tuổi trở lênbôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Gel dùng ngoài da 2,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng không nhiều hơn 4 lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị ngứa:

Kem dưỡng ẩm menthol 0,15% hoặc 0,5% dùng cho trẻ 12 tuổi trở lên bôi tại chỗ lên vùng da bị ảnh hưởng 3-4 lần mỗi ngày.

Thuốc menthol có những dạng và hàm lượng nào?

Menthol có dạng và hàm lượng là: thuốc mỡ dùng ngoài da 27 mg/g.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc menthol?

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không mắc, hoặc mắc tác dụng phụ nhẹ. Không có tác dụng phụ thường gặp đã được báo cáo với dạng kem menthol. Đến bệnh viện ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra:

  • Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);
  • Mẩn đỏ hoặc bị dị ứng tại nơi thoa thuốc.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc menthol bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng menthol, bạn nên báo với bác sĩ của bạn:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất cứ thuốc kê toa hoặc không kê toa, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Nếu bạn có vết cắt, xước, kích ứng, hoặc vùng da bị tổn thương tại các vùng da bôi thuốc.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc menthol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc menthol không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc menthol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Có vết cắt, trầy xước, kích ứng hoặc vùng da bị tổn thương tại các vùng da bôi thuốc.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Codeforte

(96)
Tên hoạt chất: Codein phosphat, Guaifenesin, Chlopheniramin maleat, tá dượcTên thương hiệu: CodefortePhân nhóm: thuốc thông mật, tan sỏi mật & bảo vệ ganCông dụng ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương có công dụng gì?

(63)
Tên hoạt chất: Cao Khổ sâm bắc, cao Natto, cao Đan sâm, cao Hoàng đằng, Taurine, L–Carnitine fumarate, MagiePhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ ... [xem thêm]

Thuốc Atorcal

(79)
Hoạt chất: AtorvastatinTên biệt dược: AtorcalTác dụng của thuốc AtorcalTác dụng của thuốc Atorcal là gì?Thuốc Atorcal với hoạt chất atorvastatin được chỉ ... [xem thêm]

Thuốc Calci D-HASAN® 600/400

(31)
Tên gốc: canxi cacbonat, cholecalciferolTên biệt dược: Calci D-HASAN® 600/400Phân nhóm: calci/ phối hợp vitamin với calciTác dụngTác dụng của thuốc Calci D-HASAN® 600/400 ... [xem thêm]

Thuốc Dolcontral

(77)
Tên hoạt chất: pethidine hydrochlorideTên thương hiệu: DolcontralPhân nhóm: thuốc giảm đau (có chất gây nghiện)Tác dụng thuốc DolcontralCông dụng thuốc Dolcontral là ... [xem thêm]

Thuốc Arcoxia®

(569)
... [xem thêm]

Thuốc milrinone

(88)
Tên gốc: milrinoneTên biệt dược: Primacor®, Primacor® I.VPhân nhóm: thuốc timTác dụngTác dụng của thuốc milrinone là gì?Thuốc milrinone dùng để điều trị ngắn ... [xem thêm]

Thuốc Vantin®

(18)
Tên gốc: cefpodoxime Tên biệt dược: Vantin® Phân nhóm: thuốc kháng sinh nhóm cephalosporinTác dụngTác dụng của thuốc Vantin® là gì?Thuốc Vantin® chứa cefpodoxime ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN