6 cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà

(3.82) - 42 đánh giá

Bệnh zona thần kinh thường gây ra các triệu chứng đau ngứa khó chịu. Vậy cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà nào có thể giúp bạn vượt qua tình trạng này?

Bệnh zona thần kinh (herpes zoster) là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra tình trạng đau phát ban. Nguyên nhân là do virus varicella zoster (VZV), cùng loại virus gây bệnh thủy đậu. Nếu bạn bị thủy đậu khi còn nhỏ, virus zona sẽ lẩn trốn trong cơ thể và có thể tự kích hoạt trở lại khi lớn lên gây ra phát ban bệnh zona thần kinh. Tình trạng này có thể xảy ra trên bất kỳ phần nào của cơ thể.

Triệu chứng đầu tiên của bệnh zona thường là cảm giác đau, sau đó vài ngày sẽ xuất hiện các mụn nước trên da. Một số người bị bệnh zona thần kinh cũng có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, nhạy cảm với ánh sáng và mệt mỏi.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ khoảng 1 trong 3 người ở Hoa Kỳ sẽ mắc phải bệnh zona thần kinh. Virus zona có thể tồn tại từ 2 – 6 tuần. Hiện nay chưa có cách điều trị bệnh zona thần kinh, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm các triệu chứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với các cách điều trị bệnh zona tại nhà sau đây để nhanh chóng hồi phục.

1. Điều trị bệnh zona bằng tinh dầu thảo dược

Tinh dầu là phương thuốc thảo dược được sử dụng từ lâu cho các tình trạng da. Một số loại tinh dầu có đặc tính có thể giúp giảm kích ứng và hồi phục da. Những loại tinh dầu này bao gồm:

• Tinh dầu cúc la mã (Chamomile): Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có thể cải thiện vết loét và lở loét do tì đè bằng cách hỗ trợ tái tạo tế bào da.

• Tinh dầu khuynh diệp (Eucalyptus): Với đặc tính chống viêm và có thể làm tăng tốc độ hồi phục vết loét của bệnh nhân ung thư.

• Tinh dầu tràm trà (Tea tree): Với đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và có thể thúc đẩy quá trình lành vết thương.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tinh dầu tràm trà là thảo dược gì?

Bạn nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu các và lưu ý mua ở những hiệu thuốc có uy tín nhằm hạn chế hàng giả.

2. Điều trị bệnh zona bằng cách làm sạch

Việc làm sạch mụn nước hàng ngày có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Bạn có thể tắm nước mát để làm dịu da, làn nước mát lạnh sẽ giúp giảm đau và làm dịu cơn ngứa do mụn nước gây ra. Bạn có thể đổ 1 đến 2 chén colloidal oatmeal (bột yến mạch được nghiền mịn và đun sôi để chiết xuất thành dạng keo) hoặc tinh bột ngô vào nước tắm ấm, ngâm trong 15 đến 20 phút.

Bạn không nên sử dụng nước nóng sẽ khiến việc điều trị bệnh zona và mụn nước trở nên tồi tệ hơn vì nhiệt độ làm tăng lưu lượng máu. Sau khi tắm xong bạn lưu ý lau khô cơ thể hoàn toàn và sau đó giặt khăn để tránh lây lan virus sang người khác.

3. Điều trị bệnh zona bằng cách chườm mát

Bên cạnh việc tắm giảm đau và ngứa do bệnh zona thần kinh, bạn có thể áp miếng gạc ẩm, mát lên vùng bị phát ban. Bạn có thể thực hiện điều này nhiều lần trong ngày để giảm triệu chứng khó chịu. Cách thực hiện là bạn hãy ngâm một miếng gạc sạch trong nước mát, vắt nước và đắp miếng vải vào vết phát ban và mụn nước. Miếng gạc sẽ mang đến cảm giác mát mẻ giúp bạn giảm đau và xoa dịu cơn khó chịu.

Bạn không nên điều trị bệnh zona bằng cách áp túi nước đá lên vùng bị phát ban. Đá lạnh có thể làm tăng độ nhạy cảm của da và có thể khiến bạn đau thêm.

4. Điều trị bệnh zona bằng hỗn hợp bột ngô

Bạn có thể dùng bột ngô hoặc baking soda và nước để giúp giảm ngứa do tình trạng phát ban. Cách thực hiện là bạn hãy đổ hai phần bột ngô hoặc baking soda vào cốc, rồi thêm một phần nước để có được độ đặc mong muốn, trộn hỗn hợp thành bột nhão. Sau đó bạn hãy bôi hỗn hợp này lên vùng da phát ban của bạn, rửa sạch sau 10 đến 15 phút. Bạn có thể làm lặp lại nhiều lần trong ngày khi cần thiết.

5. Điều trị bệnh zona bằng kem dưỡng

Nếu bạn vô tình gãi vào vết phát ban zona có thể gây ra sẹo và làm tình trạng mụn nước kéo dài hơn. Kem dưỡng không làm tăng tốc độ điều trị bệnh zona, nhưng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn nên tránh sử dụng các loại kem dưỡng có mùi thơm hoặc nước hoa do có khả năng gây kích ứng vùng da bị phát ban. Cách tốt nhất là bạn hãy dùng kem dưỡng không mùi.

Bạn chỉ nên bôi kem dưỡng thành một lớp mỏng, nếu bôi quá dày có thể khiến vết phát ban khó khô và kéo dài quá trình điều trị bệnh zona. Bạn cũng tránh không nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh trên vết loét.

Bạn nên lựa chọn loại kem dưỡng có chứa thành phần tự nhiên capsaicin và dùng tối đa 3 – 4 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn. Capsaicin là thành phần hoạt chất trong ớt có tác dụng chống viêm giúp giảm đau.

Cơn đau có thể tăng lên sau khi thoa kem, nhưng sẽ từ từ biến mất. Loại kem này hoạt động bằng cách làm giảm tín hiệu đau gửi đến não. Ngoài ra, bạn có thể thoa kem dưỡng da calamine sau khi tắm để làm dịu da bị kích thích và giúp làm khô mụn nước.

6. Điều trị bệnh zona bằng chế độ ăn uống

Hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu có thể làm nặng hơn bệnh zona thần kinh. Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh zona lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh là bạn nên dùng các loại thực phẩm chứa vitamin A, B12, C, E và axit amin lysine. Nhóm thực phẩm này bao gồm:

  • Trứng, sữa
  • Cây họ đậu
  • Lá rau xanh
  • Các loại ngũ cốc
  • Thịt bò, heo, gà, cá…
  • Trái cây có màu cam và vàng

Đồng thời, bạn cũng nên tránh một số loại thực phẩm sau đây trong quá trình điều trị bệnh zona:

  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
  • Thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế
  • Thực phẩm và nước ép với lượng đường cao

Nếu bạn ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, thậm chí còn làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần hạn chế các thói quen không tốt như hút thuốc lá hoặc làm việc căng thẳng, những yếu tố này có thể khiến quá trình điều trị bệnh zona kéo dài hơn. Các cách điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 thay đổi khi làm cha mẹ

(82)
Làm cha mẹ quả thật là một niềm hạnh phúc to lớn không dễ gì sánh được. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều khi gia đình nhỏ của vợ chồng ... [xem thêm]

Uống cà phê mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ

(27)
Nếu ngày nào bạn cũng nhâm nhi cà phê, có lẽ bài viết này sẽ cung cấp một tin tốt với bạn. Các nhà khoa học vừa nhận thấy rằng các loại thức uống ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về thuốc trị táo bón

(79)
Có rất nhiều loại thuốc trị táo bón để lựa chọn nếu bạn thường xuyên bị táo bón. Một số thuốc trị táo bón không cần toa, nhưng một số khác phải ... [xem thêm]

7 lời khuyên chăm sóc da sau khi thực hiện botox

(90)
Bạn có thể đã nghe nói rằng điều trị botox có thể làm giảm nếp nhăn và làm cho bạn trông trẻ hơn. Đây là phương pháp điều trị nhanh chóng mà có thể cho ... [xem thêm]

Cùng khám phá 8 tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe

(86)
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đánh giá cao tác dụng của hải sâm đối với sức khỏe, chẳng hạn như giảm đau khớp, tốt cho xương, nướu răng và tim mạch. ... [xem thêm]

Đau nửa đầu bên trái và những điều cần biết

(57)
Cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện bất ngờ có thể là dấu hiệu đáng báo động. Để điều trị hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên ... [xem thêm]

Kinh nghiệm hữu ích khi sử dụng cốc tập uống cho bé

(38)
Việc chuyển tiếp từ bú bình sang uống bằng cốc là giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nếu bạn cho bé uống bằng cốc thường, bé sẽ rất dễ bị sặc. Chính vì ... [xem thêm]

10 tin đồn về ngày đèn đỏ có thể khiến bạn lầm tưởng

(33)
Khá nhiều tin đồn về ngày đèn đỏ khiến phụ nữ dễ lầm tưởng là đúng nhưng thật ra lại không chính xác. Hãy cùng kiểm tra xem liệu bạn có hiểu biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN